Cảm nhận về đoạn Nỗi sầu oán của người cung nữ (trích Cung oán ngâm) của Nguyễn Gia Thiều
Đề bài: Cảm nhận về đoạn Nỗi sầu oán của người cung nữ (trích Cung oán ngâm) của Nguyễn Gia Thiều Nguyễn Gia Thiều là một trong số những nhà thơ trung đại nổi tiếng, ông xuất thân từ một gia đình giàu có quyền quý chính vì thế mà ông hiểu rõ được những nỗi tủi nhục của người cung nữ khi bị bỏ rơi. ...
Đề bài: Cảm nhận về đoạn Nỗi sầu oán của người cung nữ (trích Cung oán ngâm) của Nguyễn Gia Thiều Nguyễn Gia Thiều là một trong số những nhà thơ trung đại nổi tiếng, ông xuất thân từ một gia đình giàu có quyền quý chính vì thế mà ông hiểu rõ được những nỗi tủi nhục của người cung nữ khi bị bỏ rơi. Nhà vua thì chỉ có một nhưng ngoài hoàng hậu thì còn có hàng trăm cung nữ, hàng trăm phi tần. Chính bởi vậy mà biết bao nhiêu thiếu nữ phải chịu cảnh ruồng bỏ, ghẻ lạnh. ...
Đề bài:
Nguyễn Gia Thiều là một trong số những nhà thơ trung đại nổi tiếng, ông xuất thân từ một gia đình giàu có quyền quý chính vì thế mà ông hiểu rõ được những nỗi tủi nhục của người cung nữ khi bị bỏ rơi. Nhà vua thì chỉ có một nhưng ngoài hoàng hậu thì còn có hàng trăm cung nữ, hàng trăm phi tần. Chính bởi vậy mà biết bao nhiêu thiếu nữ phải chịu cảnh ruồng bỏ, ghẻ lạnh. Họ chon vùi tuổi xuân, cuộc đời mình ở chốn cấm cung. Đoạn trích Nỗi sầu oán của người cung nữ được trích từ tập Cung oán ngâm của Nguyễn Gia Thiều thể hiện rõ số phận tủi nhục của những người cung nữ ấy.
Trước hết đoạn trich thể hiện cảnh cung cấm xa hoa tráng lệ trái ngược, đối lập hẳn với tâm trạng của người cung nữ bị ruồng bỏ. Bốn khổ thơ đầu đoạn trích thể hiện rõ sự đối lập ấy:
“Trong cung quế âm thầm chiếc bóng,
Đêm năm canh trông ngóng lần lần.
………….
Ngấn phượng liễn chòm rêu lỗ chỗ,
Dấu dương xa đám cỏ quanh co.
Lầu Tần chiều nhạt vẻ thu,
Gối loan tuyết đóng, chăn cù giá đông.”
Một bên là không gian cảnh vật, bên còn lại là cảm nhận không gian và tâm trạng của người cung nữ. Cảnh vật xa hoa đó là cung quế, là lầu nguyệt, gác thừa lương, phòng tiêu, thăm khuê, cửa châu, rèm ngà, ngấn phượng liễu…Đó toàn là những cảnh tượng có một, ở ngoài kia ngoài cung cấm ấy lấy đâu ra một lầu đãi nguyệt, một cung quế cho một cô gái. Những người cung nữ được chuyển vào cung là những người được sống trong những nơi trang hoàng như thế. Tưởng chừng là hạnh phúc, là sung sướng no đủ đấy nhưng có ngờ đâu tâm trạng của họ đối lập với cung điện xa hoa. Cung quế rộng rãi, trang hoàng là thế nhưng âm thầm chỉ có một mình lẻ bóng. Đêm năm canh ngóng trông nhà vua ghé thăm. Tác giả sử dụng hàng loat các từ “lạnh ngắt như đồng” “vắng lặng như tờ”, “bẻ nửa”, “xẻ đôi”, “gió lọt”, “sương gieo”, “rêu lỗ chỗ”, “cỏ quanh co”, “tuyết đóng”, “giá đông” để thể hiện sự ghẻ lạnh đơn chiếc. Những người cung nữ bị ruồng bỏ ngày đêm sống một mình trong khoảng không gian cung quế rộng lớn ấy. Không gian càng rộng thì con người cảm thấy mình nhỏ bé và cô đơn. Không chỉ vậy những cử chỉ hành động của người cung nữ theo cấp độ tăng dần từ trông ngóng đến đứng ngồi không yên rồi lại thức ngủ, trạng thái tâm ly theo đó cũng từ âm thầm, ủ dột, bâng khuâng đến vẩn vơ. Có thể nói bốn khổ thơ đầu mở ra trước mắt ta một khung cảnh xa hoa lộng lẫy bằng những từ Hán Việt nhưng đối ngược lại với không gian ấy là tâm trạng buồn tủi, cô đơn của người cung nữ bị bỏ rơi.
Sang năm khổ thơ cuối đoạn trích, nhà thơ muốn thể hiện nỗi buồn, nỗi thất vọng nặng nề của người cung nữ:
“Ngày sáu khắc tin mong nhạn vắng,
Đêm năm canh tiếng lắng chuông rền.
Lạnh lùng thay giấc cô miên,
Mùi hương tịch mịch, bóng đèn thâm u
………….
Đang tay muốn dứt tơ hồng,
Bực mình muốn đạp tiêu phòng mà ra !”
Người cung nữ bị ruồng bỏ ngày mong sáu khắc, đêm chờ năm canh. Nỗi sầu của người cung nữ có thể bày tỏ được với ai chỉ biết nhìn hoa than nguyệt, ánh mắt nàng xa xăm nhìn lên nghiêm lầu. Nỗi cô đơn ghẻ lạnh này có thể giết người, những nàng cung nữ tự hỏi tại sao nhà vua lại phải thờ ơ với mình để cho hoa không còn thắm, người chẳng còn vui. Ông tơ bà nguyệt sao nỡ se duyên cho họ như thế này. Nỗi cô đơn uất ức càng được đẩy lên cao dần khiến người cung nữ chỉ muốn đạp tan tiêu phòng mà ra.
Như vậy, đoạn trích đã thể hiện rõ được hoàn cảnh sống của những người cung nữ ở trong phủ vua chúa. Tác giả như đồng cảm, như khóc thay cho số phận và cuộc đời của họ. Kiếp lấy chồng chung là thế, nhà thơ Hồ Xuân Hương cũng đã từng nói rằng: “Chém cha cái kiếp lấy chồng chung/ Kẻ đắp chăn bông kẻ lạnh lùng”.