Cảm nghĩ về truyện Người Trong Bao của sê-khốp
Đề: Phân tích và nêu cảm nghĩ về truyện Người Trong Bao của sê-khốp. ''Bê-li-cốp sông một cách kì quặc, vừa lập dị vừa lẩm cẩm. Con người hắn. cuộc đời hắn, từ cử chỉ, hành động đến ngôn ngữ, sinh hoạt... '' BÀI LÀM Sê-khốp (1860 - 1904) là một trong những cây đại thụ của ...
Đề: Phân tích và nêu cảm nghĩ về truyện Người Trong Bao của sê-khốp. ''Bê-li-cốp sông một cách kì quặc, vừa lập dị vừa lẩm cẩm. Con người hắn. cuộc đời hắn, từ cử chỉ, hành động đến ngôn ngữ, sinh hoạt... ''
BÀI LÀM
Sê-khốp (1860 - 1904) là một trong những cây đại thụ của rừng văn học Nga, đã để lại nhiều kịch bản và hơn năm trăm truyện ngắn. Tác phẩm của Sê-khốp làm hiện lên toàn cảnh xã Hội nước Nga cuối thế kỷ XIX ngạt thở trong bầu không khí chuyên chế bảo thủ nặng nề dưới thời Sa hoàng.
Truyện ngắn Người trong bao được Sô-khôp viết vào năm 1898. Qua nhân vật Bê-li-cốp, tác giả châm biếm và đả kích người trí thức Nga sống tầm thường, hủ lậu, hèn nhát và giáo điều, đê tiện và dung tục; đồng thời chỉ ra lối sông ấy đã để lại nhiều di hại đầu độc tâm hồn người, đầu độc cuộc sống, gây ảnh hưởng và hậu quả nặng nề, dai dẳng trong xã Hội nước Nga. Cái bao mang hàm nghĩa về một kiếp người, một lối sống, một xã Hội đen tối, tù túng, nặng nề mà không sao thoát ra được, chết rồi cũng không thoát ra được!
Cuộc đời của anh giáo chức tỉnh lẻ Bê-li-cốp là những trang hài, là một bức tranh biếm họa cười ra nước mắt. Chả thế mà cô giáo Va-ren- ca đã ‘cười phá lên‘ khi Bê-li-cốp bị xô ngã ‘lộn nhào‘ xuống chân cầu thang, và cô đã ‘oà lên khóc‘ khi hắn đã nằm trong bao đi chầu âm phủ!
Bê-li-cốp, giáo viên Trung Hoa dạy tiếng Hi Lạp cổ đại. Hắn quen sông trong tù túng, nô lệ. Với hắn thì ‘nếu không có chí thị nào cho phép thì ta không được làm‘. Hắn sông vì quá khứ, như một kẻ mang bệnh tâm thần, lúc nào cũng sống trong tâm trạng ‘sợ hãi ‘, ‘lo âu ‘, ‘nhút nhát‘, hắn ‘ghê tởm đối với hiện tại ‘, hắn ‘ngợi ca quá khứ‘ và ‘ngợi ca những gì không bao giờ có thật ‘. Hắn chỉ có một chút niềm vui do bệnh nghề nghiệp sinh ra. Hắn nói ‘ngọt ngào‘, ‘Ôi, tiếng Hi Lạp nghe thật tuyệt vời êm tai ‘, rồi, ‘nheo mắt lại ‘, ‘giơ một ngón tay lên ‘ và thốt ra tiếng: ‘An-thro-pos! ‘. Phải chăng lúc đó gã Bê-li-cốp hạnh phúc nhất? Chắc lúc ấy hắn đã thò đầu ra khỏi cái bao trong khoảnh khắc!
Bê-li-cốp sông một cách kì quặc, vừa lập dị vừa lẩm cẩm. Con người hắn. cuộc đời hắn, từ cử chỉ, hành động đến ngôn ngữ, sinh hoạt... đều kì quặc. Hắn như đã bị cầm tù, đã bị nhốt vào bao. Quanh năm suốt tháng, nắng mưa, ngay cả mùa hạ hắn vẫn khoác áo bành tô ấm cốt bông! Lúc nào chân cùng đi giày cao su. Chiếc ô, đồng hồ quả quýt, con dao nhỏ để’ gọt bút chì... tất cả đều đút trong bao. Ngồi xe ngựa, hắn phái hạ mui xe. Bộ mặt hắn cũng được giấu kín trong bao, đó là cái cố áo bành tô cổ bé. Lỗ tai hán cũng nhét bông. Mọi ý nghĩ, hắn ‘củng giấu vào bao ‘. Với hắn thì cái bao là một thứ vỏ bọc để ‘ngăn cách, bảo vệ hắn khỏi những
ảnh hưởng bên ngoài ‘. Nhưng thật hài hước, đầu óc hắn cũng chỉ là một cái bao cổ hủ để bọc lấy những chỉ thị, thông tư, những bài báo quy định cấm đoán điều này điều nọ mà hắn cho là ‘rõ ràng ‘. Hắn vừa hèn vừa đáng thương! Hắn thật tội nghiệp.
Qua các chi tiết nói về cái bao, Sê-khốp châm biếm một loạt ‘linh hồn chết ‘ trong xã Hội Nga cuối thế kỷ XIX, đó là loại trí thức sống lạc hậu, cổ hủ, nô lệ, mù quáng, sông cuộc đời chật hẹp, quẩn quanh, tù túng.
Cách sống của Bê-li-cốp cũng rất kỳ lạ. Hắn có một thói quen ‘kỳ quặc ‘. Hắn thường đến các nhà giáo viên, nhưng hắn nói đến để ‘duy trì những mối quan hệ tốt với bạn be ‘. Nhưng hắn đến mà ‘chẳng nói chẳng rằng ‘, cứ ‘ngồi im như phỗng ‘, mắt thì nhìn quanh ‘như tìm kiếm vật gì ‘, độ một giờ sau thì cáo từ. Tính hắn hâm hay hắn là một mật vụ lân la dò xét? Vì thế, giáo viên nào trong trường cũng sợ hắn. Cả Hiệu trưởng, oai quyền thế cũng sợ hắn. Cả thành phố đều sợ hắn. Các bà, các cô không dám diễn kịch vào tối thứ bầy vì sợ rằng ‘nhỡ hắn biết thì lại phiền ‘. Giới tu hành không dám ăn thịt và đánh bài khi có mặt hắn. Bê-li-cốp như một bóng ma, một hung thần gieo rắc sợ hãi, làm cho dân chúng trong thành phố suốt một thời gian dài mười lăm năm trời ‘sợ nói to, sợ gửi thư, sợ làm quen, sợ đọc sách, sợ giúp đỡ nguời nghèo, sợ dạy học chữ,... ‘
Sê-khốp đã chỉ ra và cho thấy loại người trong bao, lối sống trong bao thật vô cùng đáng sợ. Loại người ấy, lối sống ấy đã tỏa chiêu tâm hồn người, bao phủ lên khắp mọi nơi một bóng đen đáng sợ.
Vì quanh năm suốt tháng tự nhốt mình trong bao, nên Bê-li-cốp sông như một người bệnh hoang tưởng, trầm cảm. Hắn sợ ánh sáng, sợ bóng tối, sợ trộm vào nhà, sợ lão nấu bếp cắt cổ hắn. Nhà hắn lúc nào cũng đóng chặt cửa, cài then, chăn trùm đầu kín mít lúc ngủ. Ở nhà, mùa hè cũng như mùa đông, lúc nào hắn cũng mặc áo khoác ngoài. Suốt đêm, ‘hắn toàn mơ những điều khủng khiếp‘ vì thế buổi sáng nào đến trường, mặt hắn cũng ‘tái nhợt, rầu rĩ ‘ một cách thảm hại! Đó là lối sống khổ, sông mà như chết. Bê-li-côp đã tự cầm tù mình, đày đoạ mình, gây đau khổ cho thân mình. Hắn thật đáng thương hại.
Hóm hỉnh và ý vị biết bao khi Sê-khốp nói về bi kịch ái tình của người trong bao. Cô giáo Va-ren-ca khoảng ba mươi tuổi hay hát, hay cười mới về trường, thế là nữ thần ái tình đến gõ trái tim Bê-li-cốp. Trên bàn trong ngôi nhà ‘chật như cái Hộp ‘, hắn trân trọng đặt tấm ảnh người đẹp. Ý định lấy vợ choáng ngợp tâm hồn hắn, nhưng vì quen sống trong bao nên hắn cứ lần lữa đắn do, suy tính, lúc nào mặt mày cũng nhợt nhạt đáng thương. Hắn bị gán ghép, rồi hắn có vẻ thích Va-ren- ca....Thê là bức tranh biếm hoạ ‘An-thro-pos si tình ‘ tkẻ si tình) được gửi đến tất cả các giáo viên ở hai trường nam nữ, giáo viên chủng viện, các viên chức và cả Bê-li-côp nữa. Bức tranh biếm hoạ mới gợi tình làm sao: hình ảnh ‘Bê-li-cốp dang đi, chăn xỏ trong giày mưa, quần túm ống, tay cầm ô, tay khoác tay Va-ren-ca‘. Chà! Người trong bao lãng mạn và đa tình quá! Nhưng Bê-li-cốp lại bị sốc, bị bức tranh châm biẽni gây cho hắn ‘một ấn tượng nặng nề ‘.
Sê-khốp đã tạo nên những chi tiết điển hình, những tình huống điển hình để khắc hoạ tính cách của Bê-li-côp-người’ trong bao. Dư vị chua cay, hài hước của câu chuyện càng trở nên hấp dẫn, lôi cuốn.
Bê-li-cốp chẳng gặp ‘hên ‘ một chút nào! Ngày chủ nhật, mồng một tháng năm hôm ấy, thầy trò cả trường Trung học tổ chức cùng đi ra ngoài thành phố vào rừng chơi. Nhưng anh chàng Bê-li-ccíp đã bỏ về giữa chừng. Chẳng là, giữa đường hắn bất ngờ thấy hai chị em Va-ren- ca cưỡi xe đạp phóng qua. Cô chị ‘mặt mày ửng đỏ... vui vẻ, hớn hở ‘ gào to: ‘Trời hôm nay dẹp thật, đẹp tuyệt, đẹp ghê gớm ‘ Bê-li-cỏp ‘ngẩn người ra ‘, như bị choáng, bị ma ám: ‘mặt mày dang từ xanh méc chuyển sang trắng bệch ‘. Người trong bao phàn nàn, trách cứ: ‘Chẳng lẽ giáo viên và đàn bà, con gái lại có thể cưỡi xe đạp, làm như thế coi sao tiện? ‘.
Phải chăng hắn là một kẻ cổ hủ, nực cười? Phải chăng hắn là một nhà mô phạm đang bảo vệ nền đạo đức chính thông?
Suốt ngày hôm sau, người trong bao đau khổ dằn vặt, bực dọc, ‘toàn thân rung lên‘-, thậm chí hắn bỏ cả buổi lên lớp, bỏ cả cơm trưa. Tối hôm đó, dù đang tiết mùa hạ, nhà đạo đức bèn ‘mặc áo ấm ‘ lần mò đến nhà hai chị em Va-ren--ca. Cô chị đi vắng, hắn chỉ gặp được người em. Hắn thật thà thanh minh về bức tranh châm biếm. Hắn khẳng định nhân cách ‘tử tế, đứng đắn ‘ của mình. Lấy tư cách là ‘bạn dồng nghiệp đi trước ‘, hắn nhắc nhở kẻ ‘mới bắt đầu di làm ‘ đối điều. Hắn chê trách việc đi xe đạp của hai chị em Va-ren-ca ‘hoàn toàn không hợp với tư thế một nhà giáo dục thiếu niên ‘. Hắn cảnh cáo việc đi xe đạp ấy là thiếu gương mẫu, là trái pháp luật, trái nội quy, vì ‘chưa có chỉ thị nào cho phép thì không được làm ‘. Hắn bày tỏ thái độ nào là ‘phát kinh lên‘, nào là ‘mắt hoa lên ‘ khi nhìn thấy cảnh đàn bà, con gái đi xe đạp! Hắn khuyên nhủ Cô-va-len-cô phải xử sự ‘thận trọng‘, không được buông thả quá chừng, như mặc áo thêu ra đường, trong tay còn cầm sách này nọ, lại còn cưỡi xe đạp nữa. Hắn nhắc nhở nếu chuyện ấy đến tai ông Hiệu trưởng, ông thanh tra thì ‘còn ra cái thể thống gì ‘.
Khi bị Cô-va-len-cô cự lại, hắn răn dạy: ‘anh cần phải có thái độ kính trọng đổi với chính quyền ‘. Hắn doạ ‘sẽ báo cáo với ngài Hiệu trưởng nội dung câu chuyện ‘ đã xảy ra mà hắn đã nói với Cô-va-len-cô.
Cuộc đối co diễn ra. Cô-va-len-cô ‘thô bạo ‘ chỉ vào mặt Bê-li-côp và bảo hắn là ‘tên mách lẻo ‘, rồi túm lấy cổ áo hắn, tông cổ ra khỏi nhà. Người trong bao ‘lộn nhào xuống chân cầu thang ‘. Sự việc diễn ra đầy kịch tính. Khi Bê-li-cốp ‘sờ lên mủi xem cặp kính có còn nguyên vẹn không‘, thì hai người đàn bà và Va-ren-ca bỗng từ đâu xuất hiện, nhìn thấy. Bê-li-cốp đau khô cảm thấy thà ‘tự vát cổ ‘ còn hơn là biến thành trò cười thiên hạ. Hắn vô cùng lo sợ câu chuyện sẽ đến tai ngài Hiệu trưởng, ngài thanh tra. Người ta sẽ vẽ tranh châm biếm hắn, sẽ ép hắn về huư...
Có bao chi tiết bi hài. Nhất là khi Va-len-ca ‘cười phá lên vang khắp khu nhà ‘. Tiếng cười ‘ha-ha-ha ‘ lảnh lót, àm vang ấy ‘đã chấm dứt tất cả ‘:
‘chấm dứt chuyện cưới xin, chấm dứt cả cuộc đời của Bê-li-cốp. Cái ngã của Bê-li-cốp xuống chân cầu thang, điệu cười ‘lảnh lót ‘ của Va-ren-ca có giá trị và ý nghĩa phê phán một cách chạy của lối sống giáo điều, dung tục của hạng người trong bao. Kẻ hủ lậu lên mặt đạo đức giả, dạy đời bằng bài học lý luận cổ lổ, đã bị Sê-khốp châm biếm qua một tình huống bi hài.
Chỉ một tháng sau bị xô ngã, Bê-li-cốp chết. Trước khi đi chầu Diêm Vương, hắn không quên cất tấm ảnh Va-ren-ca để trên bàn đi. Hắn nằm trong quan tài với vẻ mặt ‘hiền lành, dễ chịu, titơi tinh‘. Phải chăng hắn ‘mừng ‘ vì được ‘chui vào cái bao ‘ vĩnh viễn. Đám ma hắn được cử hành trong một buổi ‘trời mưa dầìn âm u ‘. Lúc hạ huyệt, Va-ren-ca ‘bỗng oà lên khóc ‘. Nàng khóc vì thương tiếc một thiên tình sử chăng? Nàng khóc vì thương hại một con người bảo thủ, cổ hũ từng làm trò cười cho thiên hạ chăng?
Sau khi Bê-li-côp chết, lúc đầu ai cũng cảm thấy nhẹ nhàng, thoải mái. Nhưng rồi chưa đầy một tuần sau, ai cũng cảm thấy ‘nặng nề, mệt nhọc, vô vị ‘ vì cuộc sống vẫn diễn ra như cũ, ‘chẳng gì tốt dẹp hơn trước‘. Một Bê-li-cốp chết, một người trong bao đã về chầu âm phủ, nhưng còn lại bao nhiêu người trong bao, và ‘trong tương lai củng sẽ còn bao nhiêu người như thế nữal ‘. Sê-khôp đã chỉ rõ: Lối sống tầm thường hủ lậu, giáo điều, dung tục đã đầu độc con người, đầu độc cuộc sống, sẽ gây bao hậu quả nặng nề, sẽ tồn tại dai dẳng trong xã Hội Nga những năm cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX.
Mọi quái thai, mọi ung nhọt trong xã Hội xưa nay đâu dễ mệt sớm một chiều mà tiệt nọc, mà bị quét sạch! Một Bê-li-cốp chết đi, nhưng sẽ còn lại bao nhiêu Bê-li-cốp nữa. Chí Phèo đã ngoẻo, nhưng thị Nở vẫn còn, và cái lò gạch cũ vẫn còn đó. Cái loại người ‘mủ rũ che tai ‘, ‘co vòi rụt cố ‘, ‘hủ lậu mà tinh tướng ‘ ở thời nào, xã Hội nào chẳng có!
Phải biết coi khinh lối sống cổ hủ, coi khinh tính cách bọn người trong bao, phải biết sống và dám sống với tinh thần tự chủ, sống có trí tuệ và đạo đức của con người mới. Đọc truyện Người trong bao, ta tự hỏi bản thân mình phải sông như thế nào cho đáng sông.
Sê-khốp đã có một lối viết khá hấp dẫn. Diễn biến câu chuyện được kể một cách tự nhiên, chân thực và sinh động. Nhân vật Bê-li-cốp từ vật dụng, cử chỉ, hành động, ý nghĩ đến lối sông được thể hiện bằng nhiều chi tiết rất điển hình. Hắn là sản phẩm tất yếu của một xã Hội tù túng, trì trệ.
Nhân vật Va-ren-ca là một nét vẽ tương phản đầy ấn tượng. Nàng yêu đời, sốrìg hồn nhiên, hay hát, hay cười, động một tí là cười phá lên. Cuộc sôrìg tự do, phóng túng của hai chị èm Va-ren-ca đà làm xao động cái không khí buồn thảm nơi tỉnh lẻ và đã làm ‘rách nát ‘ cái bao của Bê-li-cốp, đây hắn ta xuống nằm yên trong quan tài - cái bao nơi âm phú. Bức tranh biếm hoạ, cái ngã cầu thang, cái chết lặng lẽ và đám ma của Bê-li-cốp có giá trị và ý nghĩa phê phán, châm biếm sâu cay.
‘Người trong bao ‘ là một truyện ngắn đầy dư vị, đưa độc giả ‘tự đi tìm bóng mình và soi vào bóng người ‘ để mà sống có ý nghĩa hơn như văn hào Lỗ Tấn đã nói.