06/02/2018, 15:32

Cảm nghĩ về truyện ngắn Lão Hạc

Đề bài: Nêu cảm nghĩ của em về truyện ngắn Lão Hạc Bài làm Sự nhân đạo là điểm nhấn tạo nên sự khác biệt ở những tác phẩm xuất sắc vào thời đại trước cách mạng. Viết về người nông dân, cũng là một cách để các tác giả biểu đạt cảm xúc, tâm tư với những gì tầng lớp này ...

Đề bài: Nêu cảm nghĩ của em về truyện ngắn Lão Hạc

Bài làm

Sự nhân đạo là điểm nhấn tạo nên sự khác biệt ở những tác phẩm xuất sắc vào thời đại trước cách mạng. Viết về người nông dân, cũng là một cách để các tác giả biểu đạt cảm xúc, tâm tư với những gì tầng lớp này thông qua cuộc sống của họ đã thể hiện, đã đem đến cho xã hội và cũng là cách để góp phần tạo nên những giá trị nhân đạo kéo dài mãi trong tấm lòng của thế hệ sau. Truyện ngắn Lão Hạc của nhà văn Kim Lân nằm trong số đó, càng đọc càng thấy cuốn hút.

Những con người nông dân ta dù xưa và nay bao giờ cũng hiện lên với những đức tính, phẩm chất cao quý như sự cần cù, chăm chỉ, lòng hy sinh và tất nhiên cũng rất giàu tình yêu thương. Nhưng sự cao quý, sự đẹp tuyệt nhân cách không toát hết lên được khi nằm ở hoàn cảnh thông thường, tác giả Kim Lân hiểu điều đó, có phần gắn với thực tế, Ông biết đặt những nhân vật vào cái nghèo, cái đói,với vòng vây của định kiến xã hội không dứt, nói chung là vào nghịch cảnh theo những tình huống đặc sắc của câu truyện, con người lúc đó phải tự đối diện với những điều đó, để xem họ sẽ chọn lối đi nào cho mình hoặc là cam chịu hai là bước qua.

lao-hac

Nhân vật chính của cả câu truyện được tác giả dồn toàn tâm toàn ý mà thể hiện đó là Lão Hạc, một người nông dân chính gốc, từ tấm bé đến lúc lớn lên cuộc sống của ông chỉ là quanh quẩn bên cái làng, cái sự nghèo đói, vất vả. Ở Lão là tình yêu thương  tuyệt vời, cũng là tất yếu cái cảnh “gà trống nuôi con” bỗng chốc ập đến, vậy nên vừa biết hy sinh tất cả cho con, không một phút nghĩ về mình. Thương con ông thương luôn cả cuộc đời trưởng thành của con, ánh mắt ấy dõi theo chúng cho đến tận cuối đời, thương khi con không lấy được vợ vì nhà ta nghèo quá, ông cũng thương con vì quẫn trí để phải bỏ làng, bỏ xứ mà đi, ôm mộng làm giàu giữa chốn nguy hiểm, đi mà không biết ngày trở về -đồn điền cao su.

Bắt đầu từ đây, cuộc sống không có con trai, những tưởng ông cũng sẽ bớt khổ, bớt lo. Nhưng không, biến cố lại xảy đến theo những dòng tiếp của câu truyện. Vốn là người có lòng thương động vật, nên dễ hiểu ông yêu quý con Vàng- một con chó, một người bạn tri kỷ, một kỷ vật duy nhất của người con trai để lại, cũng đến quên cả bản thân, ông âu yếm, tôn trọng nó mà gọi là “Cậu Vàng”. Nghịch cảnh gõ cửa, ông đã ngấp nghé cái tuổi già, rồi phải trải qua trận ốm nặng, nên lão không thể đi làm, đương nhiên không có tiền nuôi bản thân huống hồ gì là con chó ấy, với lòng cương quyết muốn giữ nguyên vẹn số tiền dành dụm cho cậu con trai, cũng hết mực nghĩ rằng “Không bán, lão biết lấy gì nuôi nó sống?”. Không còn cách nào khác, ông chọn cách đau đớn dù biết sau đó nỗi khổ tâm, sự có lỗi lương tâm sẽ dằn vặt ông mãi, chúng ta phải chứng kiến cảnh Lão bán chó, trong nghẹn ngào mới hiểu được sự khốn khổ, ánh lên đó là sự nhân hậu, sự vô cùng trong sạch của người dân nghèo, Lão bán chó không phải lấy tiền hưởng thụ, mà trong thâm tâm Lão chỉ nghĩ đến tương lai, tâm sự rồi nhờ ông giáo- người bạn,người tri thức nghèo, người hàng xóm thân thiết lo chuyện mà chay về sau. Rồi cái ngày đen tối, đau đớn ấy cũng đi qua, kéo theo một đoàn dài những ngày cô đơn, lãnh lẽo nhất, hết “ăn củ chuối, ăn sung luộc” cho qua ngày, ông lão nghĩ lão “không nên” sống nữa. Sống thêm, nhất định lão sẽ tiêu hết số tiền dành dụm cho đứa con mình.Ông cũng đầy tự trọng, nhân cách sáng ngời, khi không bao giờ nghĩ đến chuyện sẽ đi xin, đi vay người khác để sống tạm bợ cho qua ngày. Bèn tính toán đến cái chết của mình, như để giải thoát cho cuộc đời khốn khó, túng bẫn, ngột ngạt đã đeo bám ông.  Lão Hạc ra đi  một cách đau đớn, quằn quại để lại những suy  nghĩ đeo đẳng cho những nhân vật khác trong truyện và cho cả độc giả.
Câu truyện để lại nhiều bài học, suy nghĩ giá trị, Nếu phân tích kỹ, ta thấy cái nghèo cái đói bủa vây khắp các nhân vật, họ sống khó khăn,xót xa chấp nhận một cuộc đời tăm tối, bế tắc của người nông dân nghèo trong xã hội cũ hết thảy đều giống như Lão Hạc kia, vậy nên cái chết của Lão là đi kèm với lời tố cáo cái xã hội phi nhân đạo,một thứ sản phẩm hỗn tạp của phong kiến, thực dân, tiếng kêu thất thanh để lại vang vọng hãy cứu lấy con người.

Câu chuyện là sự chân thực, thấm đượm chất trữ tình vào trong nhân vật, sự ca ngợi, trên hết thảy là  ý thức về nhân cách, lòng tự trọng cao quý trong tính cách người nông dân trong xã hội xưa là biểu hiện tuyệt vời cho tình nhân đạo rạng ngời. Truyện ngắn Lão Hạc cho ta những suy nghĩ về quá khứ để hướng đến những giá trị tích cực cho tương lai. Vì vậy, câu truyện sẽ vẫn còn mãi với thời gian, đóng góp cho vẻ đẹp nền văn học Việt Nam.

Từ khóa tìm kiếm

0