Cảm nghĩ về tính yêu quê hương, đát nước qua một số câu hát
Đề: Em hãy chọn một số câu hát về chủ để tình yêu quê hương, đất nước, con người và phát biểu cảm nghĩ của em về những câu hát ấy. DÀN BÀI I. Mở Bài -Trong ca dao, dân ca, mảng đề tài về quê hương, đất nước chiếm một số lượng không nhỏ. -Tình yêu quê hương, đất ...
Đề: Em hãy chọn một số câu hát về chủ để tình yêu quê hương, đất nước, con người và phát biểu cảm nghĩ của em về những câu hát ấy.
DÀN BÀI
I. Mở Bài
-Trong ca dao, dân ca, mảng đề tài về quê hương, đất nước chiếm một số lượng không nhỏ.
-Tình yêu quê hương, đất nước, con người và niềm tự hào là cảm xúc chủ đạo của những bài ca dao tiêu biểu dưới đây.
II. Thân bài
*Câu 1: Ở đâu năm cửa chàng ơi ... Ở đâu mà lại có thành tiên xây?
Hình thức là những câu đố trong hát đối đáp. Mỗi câu đố là một địa danh hoặc một thắng cảnh nổi tiếng, gắn liền với truyền thông văn hiến của đất nước.
* Câu 2: Rủ nhau xem cảnh Kiếm Hồ ... nên non nước này?
-Niềm tự hào, kiêu hãnh về cảnh đẹp của hồ Hoàn Kiếm với cầu Thê Húc, chùa Ngọc Sơn, Đài Nghiên, Tháp Bút... tiêu biểu cho đời sống tinh thần phong phú của người Hà Nội.
-Khẳng định vai trò to lớn của ông cha ta trong sự nghiệp xây dựng non sồng. Nhắc nhở con cháu phải biết giữ gìn và phát triển những thành quả của tiền nhân để lại.
* Câu 3: Đường vô xứ Huế quanh quanh...
-Khung cảnh thiên nhiên trên đường vô xứ Huế đẹp như tranh họa đồ bởi có núi, có sông đa dạng, phong phú, cuốn hút lòng người.
-Câu ca là lời nhắn nhủ, mời mọc du khách hãy đến thăm Huế, xứ sở của thơ ca, nhạc họa, của tình người đằm thắm, ngọt ngào. Đây cũng là một cách thể hiện tình yêu và niềm tự hào về quê hương của người dân Huế.
* Câu 4: Đứng bên ni đồng... bát ngát mênh mông.
-Tả cảnh cánh đồng lúa xanh tốt đầy sức sống, qua đó thể hiện tình yêu quê hương, yêu con người tha thiết.
-Là lời bày tỏ tĩnh yêu của một chàng trai với một cô gái đương xuân giữa khung cảnh thiên nhiên thơ mộng, đẹp đẽ của quê hương.
-Nghệ thuật miêu tả giản dị mà đặc sắc (phép điệp, phép đối xứng và đảo ngữ) có tác dụng nhấn mạnh nội dung của câu ca dao, đồng thời thể hiện tâm trạng hân hoan, vui sướng của nhân vật trữ tình.
III. Kết bài
-Những câu hát về tình yệu quê hương đất nước thường nhắc đến những địa phương với tên núi, tên sông đã trở nên quen thuộc với mọi người.
-Đằng sau những bức tranh thiên nhiên đẹp đẽ là tình yêu quê hương, xứ sở nồng nàn của người dân đất Việt.
BÀI LÀM
Tình cảm gia đình, tình yêu quê hương, đất nước, con người là nội dung khá phổ biến của ca dao, dân ca. An chứa trong những câu hát đối đáp, những lời mời mọc, nhắn gửi... là tình yêu chân thành, tha thiết, là niềm tự hào về vẻ đẹp của quê hương, đất nước, con người... Sau đây là một vài bài tiêu biểu:
1. *Hỏi:
- Ớ đâu năm cửa nàng ơi?
Sông nào sáu khúc nước chảy xuôi một dòng?
Sông nào bên đục, bên trong?
Núi nào thắt cổ bồng mà lại có thánh sinh?
Đền nào thiêng nhất xứ Thanh?
Ở đâu mà lại có thành tiên xây?
*Đáp:
- Thành Hà Nội năm cửa chàng ơi,
Sông Lục Đầu sáu khúc, nước chảy xuôi một dòng.
Nước sông Thương bên đục, bển trong,
Núi Đức Thánh Tản thắt cổ bồng mà lại có thánh sinh.
Đền Sòng thiêng nhất xứ Thanh,
Ở trên tỉnh Lạng có thành tiên xây.
2. Rủ nhau xem cảnh Kiếm Hồ,
Xem cầu Thê Húc, xem chùa Ngọc Sơn.
Đài Nghiên, Tháp Bút chưa mòn,
Hỏi ai gây dựng nên non nước này?
3. Đường vô xứ Huế quanh quanh,
Non xanh nước biếc như tranh họa đồ.
Ai vô xứ Huế thì vô...
4. Đứng bển ni đồng, ngó bên tè đồng, mênh mông bát ngát,
Đứng bên tê đồng, ngó bên ni đồng, cũng bát ngát mênh mông. Thân em như chẽn lúa đòng đòng,
Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai.
* Câu hát thứ nhất:Đây là câu hỏi và lời đáp (đố - giải đố) về những địa danh nổi tiếng của đất nước trong những buổi hát giao lưu, giao duyên của hai bên nam nữ ở các dịp lễ hội, đình đám, vui Tết, vui xuân... hay lúc nông nhàn. Các câu hỏi xoay quanh kiến thức địa lí, lịch sử, các nhân vật nổi tiếng hoặc phong tục xã hội... Điều thú vị là người hỏi biết chọn ra những đặc điểm tiêu biểu của từng địa danh để đánh đố:
- Ớ đâu năm cửa nàng ơi?
Sông nào sáu khúc, nước chảy xuôi một dòng?
Sông nào bên đục, bèn trong?
Núi nào thắt cổ bồng mà lại có thánh sinh?
Đền nào thiêng nhất xứ Thanh?
Ớ đâu mà lại có thành tiên xây?
Người đáp trả lời rất đúng:
- Thành Hà Nội năm cửa chàng ơi!
Sông Lục Đầu sáu khúc, nước chảy xuôi một dòng.
Nước sông Thương bển đục, bên trong,
Núi Đức Thánh Tản thắt cổ bồng mà lại có thánh sinh.
Đền Sòng thiêng nhất xứ Thanh,
Ở trên tỉnh Lạng có thành tiên xây.
Hỏi - đáp là hình thức thể hiện, chia sẻ sự hiểu biết cũng như niềm tự hào và tình yêu đối với quê hương, đất nước. Qua lời hỏi và lời đáp ta thấy chàng trai và cô gái đều có hiểu biết sâu rộng, thái độ lịch lãm và tế nhị. Thử thách đầu tiên này là cơ sở để tiến xa hơn trong sự kết giao về mặt tình cảm.
* Câu hát thứ hai:
Rủ nhau xem cảnh Kiếm Hồ,
Xem cầu Thê Húc, xem chùa Ngọc Sơn.
Đài Nghiên, Tháp Bút chưa mòn,
Hỏi ai gây dựng nên non nước này?
Mở đầu câu hát là cụm từ Rủ nhau quen thuộc trong ca dao: Rủ nhau xuống biển mò cua... Rủ nhau lèn núi đốt than... Rủ nhau đi tắm hồ sen... Ở bài này là Rủ nhau xem cảnh Kiếm Hồ, một thắng cảnh có giá trị lịch sử và văn hóa rất tiêu biểu của đất Thăng Long ngàn năm văn vật.
Câu hát này gợi nhiều hơn tả. Nó gợi tưởng tượng của người đọc bằng cách nhắc đến những cái tên tiêu biểu cho cảnh đẹp Hồ Gươm như: cầu Thê Húc, chùa Ngọc Sơn, Đài Nghiên, Tháp Bút. Cảnh sắc đẹp đẽ, đa dạng hợp thành một không gian thơ mộng, thiêng liêng, mang đậm dấu ấn lịch sử và truyền thống văn hóa lâu đời của dân tộc.
Những địa danh, cảnh trí trên được nhắc đến bằng tình yêu tha thiết và niềm hãnh diện, tự hào của người dân về Hồ Gươm, về kinh dô Thăng Long nói riêng và cả đất nước nói chung.
Câu cuối: Hỏi ai gây dựng nên non nước này? là câu hỏi tu từ nghệ thuật, có tác dụng nhấn mạnh và khẳng định vai trò to lớn của tổ tiên, ông cha chúng ta trong sự nghiệp xây dựng non sông gấm vóc của dòng giống Tiên Rồng. Đây cũng là dòng thơ xúc động nhất. Câu hát nhắc nhở các thế hệ con cháu phải biết tiếp tục giữ gìn và phát huy tinh hoa truyền thống lịch sử, văn hóa của dân tộc. Cảnh đẹp Hồ Gươm ở đây được nâng lên ngang tầm non nước, tượng trưng cho non nước Việt Nam.
* Câu hát thứ ha:
Đường vô xứ Huế quanh quanh,
Non xanh nước biếc như tranh họa đồ.
Ai vô xứ Huế thì vô...
Cảnh thiên nhiên non xanh, nước biếc trên đường vào xứ Huế đẹp như một bức tranh sơn thủy hữu tình.
Các tính từ quanh quanh, xanh, biếc... và cách so sánh thường thấy trong văn chương đã khẳng định vẻ đẹp tuyệt vời của phong cảnh trên con đường thiên lí từ miền Bắc vào miền Trung, đặc biệt là xứ Huế.
Ai vô xứ Huế thì vôlà lời nhắn nhủ, mời gọi. Đại từ phiếm chỉ Ai thường có nhiều nghĩa. Nó có thể chỉ số ít hoặc số nhiều, có thể chỉ một người mà cũng có thể là mọi người.
Câu hát thể hiện tình yêu tha thiết và lòng tự hào về vẻ đẹp thơ mộng của đất cố đô. Đây cũng là cách giới thiệu mang sắc thái tinh tế, thanh lịch của người dân xứ Huế.
* Câu hát thư tư:
Đứng bến ni đồng, ngó bển tể đồng, mênh mông bát ngát,
Đứng bền tè đồng, ngó bên ni đồng, củng bát ngát mênh mông
Thân em như chẽn lúa đòng đòng,
Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai.
Có hai cách hiểu khác nhau về câu hát này, dựa trên sự thể hiện tâm trạng của nhân vật trữ tình có thể là một chàng trai hoặc một cô gái.
Cách hiểu thứ nhất:Đây là lời của chàng trai trong một sớm mai nào đó ra thăm đồng. Đứng trước cánh đồng mênh mông bát ngát, bát ngát mênh mông và trước vẻ đẹp trẻ trung, đầy sức sống của cô thôn nữ, chàng trai đã cất lên lời ngợi ca để thông qua đó bày tỏ tình cảm của mình.
Bài này có những dòng kéo dài tới 12 tiếng đặc tả cánh đồng ruộng mênh mông. Các điệp ngữ, đảo ngữ và phép đối xứng (đứng bêm ni đồng - đứng bên tề đồng, mênh mông bát ngát - bát ngát mènhmông) gợi cho người đọc có cảm hứng ở phía nào cũng thấy cánh đồng kéo dài đến tận chân trời. Cánh đồng quê hương không chỉ rộng lớn mà còn đẹp đẽ, trù phú và đầy sức sống.
Hình ảnh cô gái được so sánh rất tự nhiên mà không kém phần đẹp đẽ: Thân em như chẽn lúa đòng đòng, Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai. Giữa người và cảnh có sự tương đồng ở nét tươi tắn, phơi phới sức xuân.
Cách hiểu thứ hai cho rằng bài ca này là lời của một cô gái. Trước cánh đồng lúa xanh tốt, ngời ngời sức sống, cô gái nghĩ về tuổi thanh xuân của mình và bỗng dưng cảm thấy có một nguồn hứng khởi đang dào dạt trong lòng; từ đó nảy ra so sánh tuyệt vời: Thân em như chẽn lúa đòng đòng, Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai. Cô gái cảm thấy mình đẹp, một vẻ đẹp tươi tắn, trẻ trung, đầy sức sống. Niềm vui sướng, tự hào về cảnh vật và con người của quê hương được thể hiện rất tinh tế trong từng chữ, từng câu.
Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước thường nhắc đến tên núi, tên sông, tên những vùng đất với nét đặc sắc về cảnh trí, lịch sử, văn hóa.. Ẩn chứa đằng sau những bức tranh phong cảnh đẹp đẽ ấy là tình yêu tha thiết, nồng nàn của người dân đất Việt.