03/06/2017, 22:34
Cảm nghĩ về người thân (ông, bà, bà, cha, mẹ, anh, chị, bạn, thầy, cô giáo,…).(Bài 3)
Một năm với 365 ngày dài. Mặc dù con phải vất vả để có được cuộc sống ổn định và đóng góp một phần cho xã hội. Hôm nay, con xin tạ lỗi vì chỉ có dịp này nhân ngày 8-3 cùng với lòai người trên hành tinh này: cho phép con được nhớ và nghĩ về Mẹ – người phụ nữ Việt Nam sinh ra và lớn lên trong những ...
Một năm với 365 ngày dài. Mặc dù con phải vất vả để có được cuộc sống ổn định và đóng góp một phần cho xã hội. Hôm nay, con xin tạ lỗi vì chỉ có dịp này nhân ngày 8-3 cùng với lòai người trên hành tinh này: cho phép con được nhớ và nghĩ về Mẹ – người phụ nữ Việt Nam sinh ra và lớn lên trong những ngày quê hương ngập tràn khói lửa.
Con luôn biết ! Mẹ ơi, những ngày ấy, mẹ đã sống trong thiếu thốn, trong lo toan, trong muôn vàn những bất hạnh và đau khổ, mất mát nhất. Những năm tháng nghèo khó ấy, Mẹ vất vả trăm bề với phận làm dâu nhà chồng cũng nghèo khó. Trên đồng ruộng đất trắng khô cằn thế mà sức người phụ nữ vì chồng, vì con, Mẹ đã phải bám theo sức vóc trai tráng của cha để một nắng hai sương xây dựng mái ấm, cái ăn, cái mặc để chúng con lớn lên.
Bao giọt mồ hôi mẹ đã đổ xuống mảnh ruộng bạc màu để biến thành nhựa sống cho lúa trổ bông, cho rau xanh lá, cho hoa thơm nở, cho trái lành kết thành ngon ngọt nuôi con lớn lên trên quê hương không giờ phút yên bình. Hết đàn anh, đàn chị, rồi đến chúng con, đứa nào cũng chắt lấy chắt để bầu sữa thơm ngọt mà không biết rằng sức mẹ cũng cạn theo. Mẹ già đi lúc nào chúng con cũng không biết, thế mà Mẹ chỉ mong cho chúng con lớn lên từng ngày. Nụ cười thỏa mản khi thấy chúng con khóai chí, vui đùa trong bộ quần áo mới qua biết bao cái Tết mà không hề nghĩ đến mẹ đã rất nhiều những nỗi lo toan. Dấu chân mẹ không còn in lại trên lối mòn bụi trắng, nhưng bóng dáng người đàn bà quang gáng, với chiếc nón lá bạc thếch, bờ vai áo mòn rách dưới chiếc đòn gánh mòn vai, lưng áo bạc màu…tất cả đè nặng lên đôi chân bùn đất, nứt nẻ thế mà cả đời không bao giờ mẹ mang được dù chỉ đôi dép hai quai. Hơi ấm của mẹ chỉ để ấp ủ cho những đứa con của mẹ lớn lên thành người mặc dù những đêm đông lạnh giá thiếu chăn, không mùng.
Điệu ca dao mà mẹ dốc hết trong đầm thắm đã đi vào từng huyết quản rồi lưu lại trong đầu óc của mỗi đứa. Cả đời thế mà chưa hề nghe mẹ than thở hồi nào và dỉ nhiên sẽ có trong những đêm khuya trằn trọc, có thể chúng con không thể nghe được khi chúng con say giấc. Hình ảnh người đàn bà lam lũ, vì chồng vì con mà luôn ngọt ngào trong câu nói yêu thương, hiền hậu trong ứng xử với bên chồng và trìu mến mỗi khi mẹ về với ngọai…Tất cả cái gì của mẹ cũng để chúng con thành người.
Hôm nay, chính trong từng huyết quản mà mẹ đã hun đúc cho con, mồ hôi, lời ca, giọng hát, từng tiếng vỗ về kể cả trách mắng xưa kia của mẹ như thong thả được khơi nguồn và tỏa sáng trong con. Cám ơn mẹ đã từng chở che bom đạn dưới hầm cho con nguyên vẹn hình hài. Cám ơn mẹ cho hình thành trong tâm hồn con nhiều lắm yêu thương và xúc cảm trước hình ảnh đáng thương và can đảm tự tin trên mọi nẽo đường đời.
Tại sao trong mật năm dài để chỉ có một ngày 8-3 con nhớ về mẹ – người phụ nữ thời kỳ chiến tranh, nuôi chồng, nuôi con trong điều kiện ngặt nghèo, thiếu thốn, bệnh tật và muôn vàn thảm cảnh hẩm hiu cho thân phận yếu đuối mà không gục ngã dù mẹ là đàn bà.
Cám ơn đời đã dành cho mẹ tôi và những bà mẹ, người vợ, người chị và những đứa em gái một ngày để tưởng nhớ, để tôn vinh công ơn sinh thành, dưỡng dục cho thế hệ mai sau.
Phận chúng con, dù trai hay gái cũng là con của mẹ. Thời buổi yên bình, nhiều tiện ích, ít lo toan, dư cái ăn, thừa cái mặc, muốn đi đâu cũng có xe máy, ô tô…thế mà ngôi mộ chưa xây được ấm cúng cho mẹ chỉ trong năm dài vào ngày 25 tháng Chạp âm lịch chỉ còn một mình con chở theo chái nội của mẹ về thăm mộ và thỉnh cầu mẹ về ăn Tết với gia đình chúng con. Bởi vì, các anh em của con tất cả đều đã về cùng mẹ sau trận bom tàn khốc của quân thù. Bây giờ, trước di ảnh của mẹ, không hiểu sao tất cả những gì thuộc về mẹ lại lần lượt chảy về trong trí nhớ của con. Con phải làm gì cho những người đàn bà còn lại trên thế gian này được hạnh phúc phải không mẹ. Vì họ cũng như mẹ ngày xưa, phận đàn bà chỉ biết khóc khi bị ức hiếp, chỉ biết vì con mà xã thân trong tất cả mọi công việc để mang lại sự sống mà chính mẹ đã tạo ra. Đối với con, người đàn bà – người mẹ nào cũng đáng trân trọng và tự nhũ lòng không làm cho mẹ phật ý đối với người đàn bà hiện là một nửa của con. Nhân ngày này, con không có gì để tưởng nhớ mẹ bằng những dòng tâm huyết và lời hứa tất cả phải vì một nửa của con, đại diện cho hình tượng người phụ nữ đáng quý nhất trên đời này.
Con cố gắng làm mẹ vui lòng dù biết rằng thân xác của mẹ trong mấy chục năm qua đã trở về cát bụi, nhưng con tin ánh mắt dịu hiền của mẹ vẫn dõi theo con đến suốt cuộc đời. Bởi vì giọng nói thiết tha, điệu ca vằng vặc của người đàn bà hiện hữu với cháu ngọai, cháu nội của người ấy sao cũng giống mẹ vô cùng.
Con xin dâng đóa hoa sứ trắng lên mẹ. Còn đây là đóa hồng con xin tặng người đàn bà là một nửa đời con. Và đây là những đóa hoa ly ly màu hồng phấn con sẽ trao lại những đứa con gái và nhắc về cuộc đời của Mẹ – Người đàn bà đen đúa, tay lắn chân bùn mà đối với con bao giờ cũng là hình ảnh đẹp nhất trên cõi đời này.
Con của Mẹ.