Cảm nghĩ về bài Độc tiểu thanh kí của Nguyễn Du.
Đề bài: Em hãy nêu lên Cảm nghĩ của mình sau khi đọc xong bài thơ Độc tiểu thanh kí của Nguyễn Du. Nguyễn Du là nhà thơ nổi tiếng của dân tộc Việt Nam, ông có rất nhiều những tác phẩm hay và để lại nhiều cảm xúc trong lòng người đọc, trong đó bài Độc tiểu thanh kí là bài thơ để lại nhiều cảm xúc ...
Đề bài: Em hãy nêu lên Cảm nghĩ của mình sau khi đọc xong bài thơ Độc tiểu thanh kí của Nguyễn Du. Nguyễn Du là nhà thơ nổi tiếng của dân tộc Việt Nam, ông có rất nhiều những tác phẩm hay và để lại nhiều cảm xúc trong lòng người đọc, trong đó bài Độc tiểu thanh kí là bài thơ để lại nhiều cảm xúc cho người đọc nhất, bởi tâm trạng xót thương của tác giả về những số phận lênh đênh. Mở đầu bài thơ tác giả đã thể hiện cảnh Tây Hồ với những cảnh đẹp lạ lùng, nhưng giờ đây nó lại ...
Đề bài: Em hãy nêu lên Cảm nghĩ của mình sau khi đọc xong bài thơ Độc tiểu thanh kí của Nguyễn Du.
Nguyễn Du là nhà thơ nổi tiếng của dân tộc Việt Nam, ông có rất nhiều những tác phẩm hay và để lại nhiều cảm xúc trong lòng người đọc, trong đó bài Độc tiểu thanh kí là bài thơ để lại nhiều cảm xúc cho người đọc nhất, bởi tâm trạng xót thương của tác giả về những số phận lênh đênh.
Mở đầu bài thơ tác giả đã thể hiện cảnh Tây Hồ với những cảnh đẹp lạ lùng, nhưng giờ đây nó lại hóa thành những đóng gò hoang, gò hoang phải chăng là những nơi mà không còn ai để ý hay quan tâm về nó nữa, những dòng tâm trạng heo hút và nó đang thổn thức trước những điều đã qua, tác giả dường như đang xót thương cho những số phận, trước những cảnh hoàng sơ, tàn lụi, những điều đó thể hiện việc tác giả đang dùng chính tâm trạng và tấm lòng của mình để viếng thăm nàng qua những song sắt ngoài cửa sổ, bằng những mảnh giấy, viết lên những tâm trạng đau đớn, xót sa:
Tây Hồ cảnh đẹp hóa gò hoang,
Thổn thức bên song mảnh giấy tàn.
Son phấn có thần chôn vẫn hận,
Văn chương không mệnh đốt còn vương.
Tâm hồn của tác giả đang thả vào những dòng thơ văn trên, chính vì vậy những câu thơ như có hồn, nó thổn thức và da diết trong những dòng tâm trạng của chính tác giả, với những dòng cảm xúc đầy xót thương đó, sự ra đi và nuối tiếc của chính tác giả về nàng Tiểu Thanh. Giờ đây những đồ trang điểm kia vẫn như đang chứ đựng tâm trạng của chính nàng, nó thể hiện những cảm xúc đau đớn, khi chôn cất đi nó vẫn để lại những mối hận trên cuộc đời, văn chương thì không có số mệnh tốt đẹp, khi đốt đi, nó vẫn còn đang lưu luyến trên chính cuộc đời này, những điều khác lạ và thể hiện một cảm xúc lớn lao nhất trong chính cuộc đời của tác giả. Với một tâm hồn như vậy, tác giả đang thể hiện những đau đớn trong từng dòng chữ của mình, sự xót thương và luyến tiếc về một con người đã ra đi. Những dòng cảm xúc đó đang dần che đi một phần nào đó sự bi lụy trong cái chết của nàng tiểu thanh.
Đánh nhẽ ở cảnh Hồ Tây vẫn còn vương vấn những cảnh sắc của cả thiên nhiên, và cả con người, nhưng khi nàng ra đi, nó lại biến thành những nơi hoàng vắng, không thấy bóng dáng của con người phảng phất nơi đây, tình cảm mà tác giả thể hiện cho nhân vật của mình cũng vô cùng sâu sắc, nó thể hiện một cái nhìn đầy thiện cảm, xót thương cho số mệnh ngắn ngủi, hồng nhan bạc mệnh của nàng Tiểu thanh, ở đây không biết khi nào mới có thể trả lại như bình thường, nó thể hiện một cái nhìn đầy dụng ý của tác giả về chính cuộc đời và mang nhiều nỗi khuôn hỏi với cảnh vật, và thiên nhiên nơi đây.
Sự ra đi của Tiểu Thanh đã để lại cho cuộc đời nhiều nỗi đau, và thương xót, những cảnh sắc đó đã mang cho tâm hồn của tác giả, nhiều cảm xúc và sự khuôn hỏi về những điều mà khách phong lưu đã mang cho cuộc đời của nàng:
Nỗi hờn kim cổ trời khôn hỏi,
Cái án phong lưu khách tự mang.
Chẳng biết ba trăm năm lẻ nữa,
Người đời ai khóc Tố Như chăng ?
Những nỗi xót thương đó đang được thể hiện để hỏi trời đất, tác giả tự hỏi để những nỗi đau đó có phần nào nguôi ngoai đi, cái án phong lưu xưa này xuất hiện rất nhiều trong thơ ca Nguyễn Du, nếu như chính Thúy Kiều đã phải mang những nỗi đau đớn trong cảnh sắc của vùng thiên nhiên hiu quạnh, thì đến nay, Tiểu Thanh cũng phải chịu những đau đớn đó, tất cả do cuộc sống, xã hội đã đẩy những con người đó rơi vào những tình trạng éo le, họ phải sống những năm tháng mà rày vò lên cả tâm can, và bao nhiêu dòng cảm xúc, tâm trạng của chính nhân vật của mình.
Nỗi hơn kim cổ có thể được hiểu đó là những nỗi xót xa mà nhân vật này đã phải chịu đựng trong nhiều năm qua, mặc dù hỏi trời hỏi đất nhưng cũng không thể lý giải được. Nguyễn Du là một nhà văn luôn muốn hướng tới những người phụ nữ chịu nhiều xót xa và đau đớn do xã hội này gây ra, đây chính là những đặc điểm và nó thể hiện một tình cảm vô cùng đặc biệt trong chính những sáng tác riêng của mình, những nỗi hờn kim cổ đã được thể hiện từ rất lâu nhưng nó cũng đủ để xoáy sâu những dòng cảm xúc, sự đau đớn trong tâm hồn của những người phụ nữ đó.
Tác giả cũng tự đặt câu hỏi cho chính bài thơ của mình, sau này khi ba trăm năm nữa đi qua không biết có còn ai thương xót cho Nguyễn Du như ông đang thương xót cho nàng Tiểu Thanh hay không, những mối hờn đó đã để lại cho tác giả, nhiều những cảm nhận sâu sắc và nó đang rằng xé lấy tâm hồn và cảm xúc của chính nhân vật. Những giá trị đó đã thể hiện một cái nhìn mới mẻ và giàu có về giá trị nhất. Bài thơ đã thể hiện những nỗi đau đớn, sự xót thương của nhà văn về nàng Tiểu Thanh.
Với những dòng cảm xúc đầy dự xót thương, tác giả đã thể hiện những suy tư và dòng cảm xúc đầy tâm trạng của mình đối với nhân vật Tiểu Thanh, với bao nhiêu cảm xúc và sự suy nghiệm về chính cuộc đời của mình thông qua nhân vật.