21/02/2018, 09:52

Cảm nghĩ của em về giá trị hiện thực sâu sắc trong đoạn trích “Vào phủ Chúa Trịnh”-Văn 11.

Đề bài: Cảm nghĩ của em về giá trị hiện thực sâu sắc trong đoạn trích “Vào phủ Chúa Trịnh”. Hải Thượng Lãng Ông Lê Hữu Trác không chỉ được biết đến là một người có y đức cũng như tài năng thì ông còn là một người có tài năng viết những tác phẩm văn học. Mặc dù viết không nhiều ...

Đề bài: Cảm nghĩ của em về giá trị hiện thực sâu sắc trong đoạn trích “Vào phủ Chúa Trịnh”.

Hải Thượng Lãng Ông Lê Hữu Trác không chỉ được biết đến là một người có y đức cũng như tài năng thì ông còn là một người có tài năng viết những tác phẩm văn học. Mặc dù viết không nhiều nhưng mỗi tác phẩm ông viết ra đều có giá trị to lớn về mặt văn học sử “Vào phủ chúa Trịnh” là một trong tác phẩm như vậy.

Trước hết người đọc như thấy được “Vào phủ chúa Trịnh” đã như được xảy ra trong hoàn cảnh triều đình đó là chúa Trịnh Sâm vời Lê Hữu Trác khi được vào khám bệnh cho thái tử Trịnh Cán. Mặc dù rằng chính bản thân không muốn những ông vẫn phải vào theo lệnh chúa. Và dường như ta như thấy được chính những hiện thực nơi đây dường như cũng đã được nhìn qua con mắt của ông khiến cho chúng ta thấy được cuộc sống nơi phủ chúa như thế nào.

Dễ dàng nhận thấy được hiện thực phủ chúa đã được chính tác giả miêu tả theo quang cảnh của phủ chúa. Việc miêu tả từ ngoài vào trong, và không những thế còn chính là những cách thức trong cung nữa. Và người đọc ở đây như đã thất mọi thứ nơi đây hiện lên thật sự rất cụ thể và chi tiết cả về thời gian và không gian.

Trước hết, đó còn là quang cảnh nơi đây, tác giả như đã bước chân vào phủ chúa tác giả đã như không thể nào mà có thể hết khen ngợi bởi sự xa hoa sang trọng nơi đây. Đó chính là những cây cối quý và hiếm hiểu theo đúng nghĩa vì các loại cây đó mà chính tác giả cũng chưa thấy ở đâu. Có lẽ rằng những cây cối ấy toàn những của quý, cây quý cả. Quý như thế mà trong phủ chúa lại có rất nhiều rất um tùm nữa. Phủ chúa thật là sang trọng biết bao, những cây cối quý hiếm, hay cả những loại chim lạ và đẹp mắt. Cả phủ chúa cứ như chốn bồng lai vậy.

Không những thế mà khi tác giả càng đi sâu vào trong phủ thì Lê hữu Trác càng như đã thật ngạc nhiên như vẽ lên khung cảnh chúa với sự xa hoa mỹ lệ. Tác giả thấy nhưng ở ông lại không hám muốn danh lợi. Và đặc biệt ông cũng thể hiện thái độ rằng không thích một cuố sông mà ở đó mọi thứ đều quá tiện nghi, và hay là chính tiện nghi mà con người lại dễ sinh bệnh? Và dường như những khung cảnh phủ chúa như lại được tiếp tục thể hiện qua những đại đường, và cả quyền bổng. Ở đây, ta như thấy được những màu vàng chói lọi. Từ trước cho đến nay thì màu vàng thể hiện sự giàu sang phú quý và có lẽ rằng cúng chính vì thế mà trong phủ chúa những vật từ nhỏ cho đến lớn đều được sơn son thiếp vàng. Cuộc sống vua chúa nơi đây quả thật chẳng khác nào thiên đường mà nhiều người muốn. Từ những cây cột ở đại đường đều được sơn thếp sơn vàng. Hay là những đũa chén, mâm ăn cơm, những vật dụng tưởng chừng nhỏ bé bình thường ấy cũng được mạ vàng. Nếu như có những mâm vàng chén bạc quý giá thì người ta chỉ để làm vật quý giá trưng bày mà thôi thế mà ở đây là một vật dụng để ăn cơm. Có được một thứ mạ vàng hay bằng vàng là một sự quý giá lắm rồi thế mà ở đây từ vật to đến vật lớn đều là vàng cả. Cuộc sống hiện lên thật sự đầy đủ và giàu sang.

Không những thế cung cách trong cung cũng phần nào thể hiện được giá trị hiện thực của tác phẩm này. Để vào được trong cung thì phải qua nhiều lần bẩm báo trong phủ thì mới được vào. Những thứ của chúa thì gọi là thánh giống như là nhà vua vậy. Lê Hữu Trác vào cung vì có thánh chỉ cũng cần phải qua nhiều cửa mới đến nơi. Mọi người ở đây cung kính với chúa. Riêng bản thân chúa Trịnh Sâm thì có biết bao nhiêu là cung tần mĩ nữ vây quanh mình để chờ được hầu hạ ngài. Có thể nói cuộc sống ấy đúng là cách sống của những bậc vua chúa. Tuy nhiên sống như thế thì lấy tiền ở đâu ra?.

Không những thế khi vào khám bệnh cho thái tử Trịnh Cán thì dù chỉ mà một đứa trẻ trong cung vậy thôi nhưng những người ngự y dù đã rất già cũng phải vái lạy thái tử rồi mới được bắt mạch kê đơn. Căn phòng ấy cũng khá lộng lẫy, thái tử thì ở sau những bức chướng gấm quý giá như để che chở lấy tấm thân gọi là ngọc ngà kia. Những ngự y túc trực quanh đó và cuối cùng Lê hữu Trác đã tìm ra phương thuốc để chữa bệnh cho Trịnh Cán.

Trước những sự phản đối của đa số những thầy thuốc trong cung Lê Hữu Trác vẫn thể hiện sự uyên thâm của bản thân mình khiến cho những ngự y kia phải khâm phục.

Qua đây ta thấy rõ ràng cuộc sống ăn chơi xa hoa nơi phủ chúa. Trả lời cho câu hỏi vậy những cây cối um tùm danh hoa đua thắm kia là ở đâu ra?, tiền đâu mà có thể có cuộc sống ăn chơi như thế?. Có thể khẳng định tiền chính là những cống nộp của nhân dân. Trong tình hình đất nước chia làm hai như thế những chúa Trịnh không lo cuộc sống cho dân, trị được nước và đi vào lòng dân chúng mà ở đây chúa lại có cuộc sống chỉ biết ăn chơi hưởng lạc. Qua đây ta thấy được hiện thực đất nước ta trong những năm ấy, trong khi nhân dân sống một cách khổ cực thì chúa lại có một cuộc sống không ai sánh bằng.

Như vậy qua đoạn trích vào phủ chúa Trịnh của Lê Hữu Trác chúng ta thấy tác phẩm này thấm nhuần giá trị hiện thực của xã hội Việt nam những năm ấy. Cuộc sống vua chúa ăn chơi, xa đọa hưởng lạc thú mà quên đi nhiệm vụ trị an đất nước của mình.

Nguồn: Văn mẫu hay

0