Cảm nghĩ của em về đoạn thơ trong Việt Bắc của Tố Hữu
Đề bài: Phát biểu cảm nghĩ về đoạn trích trong bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu Ta về, mình có nhớ ta? …Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung Bài thơ Việt Bắc của nhà thơ Tố Hữu là khúc hát ân tình thủy chung của người kháng chiến với chiến khu Việt Bắc, đó là những gắn bó, ân tình mà người kháng chiến sẽ ...
Đề bài: Phát biểu cảm nghĩ về đoạn trích trong bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu Ta về, mình có nhớ ta? …Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung Bài thơ Việt Bắc của nhà thơ Tố Hữu là khúc hát ân tình thủy chung của người kháng chiến với chiến khu Việt Bắc, đó là những gắn bó, ân tình mà người kháng chiến sẽ luôn nhớ về, luôn khắc khoải mỗi khi nhớ về những vùng đất chiến khi nặng ân tình. Trong bài thơ, đoạn thơ được xem là hay nhất, đó chính là bức tranh tứ bình mà Tố Hữu tái ...
Đề bài: Phát biểu cảm nghĩ về đoạn trích trong bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu
Ta về, mình có nhớ ta?
…Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung
Bài thơ Việt Bắc của nhà thơ Tố Hữu là khúc hát ân tình thủy chung của người kháng chiến với chiến khu Việt Bắc, đó là những gắn bó, ân tình mà người kháng chiến sẽ luôn nhớ về, luôn khắc khoải mỗi khi nhớ về những vùng đất chiến khi nặng ân tình. Trong bài thơ, đoạn thơ được xem là hay nhất, đó chính là bức tranh tứ bình mà Tố Hữu tái hiện để khẳng định tấm lòng thủy chung, son sắc giữa người kháng chiến và con người chiến khu Việt Bắc.
Đoạn thơ thứ bảy của bài thơ Việt Bắc là bức tranh tứ bình đầy độc đáo mà Tố Hữu đã xây dựng trên cơ sở tình cảm gắn bó đối với chiến khu Việt Bắc. Thông qua đoạn thơ, bức tranh bốn mùa được gợi ra với tất cả vẻ sống động, gợi cảm nhưng điều đặc biệt ở đây là những cảnh vật ấy không tồn tại độc lập, đơn lẻ mà luôn xuất hiện trong tương quan mối quan hệ với con người chiến khu Việt Bắc, vì vậy mà bức tranh tứ bình vừa đẹp vừa thấm đượm tình cảm chân thành của người kháng chiến. Mở đầu đoạn thơ là câu hỏi của người kháng chiến dành cho những con người ở vùng đất chiến khu Việt Bắc:
“Ta về, mình có nhớ ta
Ta về, ta nhớ những hoa cùng người”
Nhà thơ Tố Hữu đã sử dụng đại từ nhân xưng “ta” và “mình” để gợi ra tình cảm thắm thiết, chân thành của mình với chiến khu Việt Bắc, “ta” ở đây ta có thể hiểu chính là bản thân của nhà thơ, “mình” lại hướng đối tượng của nỗi nhớ thương là người dân Việt Bắc. Đó là sự trăn trở của nhà thơ về tình cảm của người chiến khu với mình, qua đó khẳng định sự bất biến trong tình cảm của nhà thơ với vùng đất chiến khu “Ta về ta nhớ những hoa cùng người”, hình ảnh “hoa” ở đây ta có thể hiểu đó là một hình ảnh thực có thể bắt gặp ở vùng đất Việt Bắc, nhưng đặt trong mối quan hệ với nỗi nhớ của nhà thơ thì ta có thể hiểu hình ảnh hoa lại mang nghĩa biểu tượng cho con người Việt Bắc.
“Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi
Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng”
Trước hết, đó chính là bức tranh mùa đông, trên cái nền xanh mênh mông của núi rừng Việt Bắc, điểm xuyết những màu đỏ rực rỡ của những bông hoa chuối rừng, càng làm cho bức tranh mùa đông thêm sắc màu, gợi ra được cảm giác rạo rực đối với người nhìn. Trong khung cảnh tươi đẹp của thiên nhiên đó, hình ảnh con người nổi bật trong tư thế lao động đầy khỏe khoắn. “Dao gài thắt lưng”, ta có thể hiểu đây chính là con dao mà những người dân chiến khu dùng để đi rừng, phục vụ cho công việc lao động của mình. Ánh nắng chiếu vào con dao đi rừng khiến nó ánh lên những tia sáng đầy rực rỡ, làm nổi bật lên dáng vóc của con người trong tư thế làm chủ núi rừng.
“Ngày xuân mơ nở trắng rừng
Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang”
Khung cảnh ngày xuân đầy tinh khôi với sắc trắng hoa mơ bao phủ trong không gian của núi rừng, nhà thơ Tố Hữu đã đảo từ nở lên trước để gợi ra nhịp vận động của những cánh hoa mơ, khiến cho không gian tĩnh của núi rừng bỗng trở nên động bởi những nhịp vận động nhẹ nhàng, đầy gợi cảm. Cũng như trong bức tranh mùa đông, khi khắc họa bức tranh mùa xuân, nhà thơ Tố Hữu cũng đặt nó trong tương quan với con người, đó là con người Việt Bắc trong nhịp điệu của công việc lao động, chỉ một từ “chuốt” thôi nhưng cũng gợi ra được cái khéo léo, uyển chuyển cũng như sự tỉ mỉ của đôi bàn tay.
“Ve kêu rừng phách đổ vàng
Nhớ cô em gái hái măng một mình”
Bức tranh mùa hạn đầy xao xuyến với cả hình ảnh và âm thanh, đó là sắc vàng được diễn tả thông qua từ “đổ” tạo ra sợi dây liên kết giữa mặt đất và bầu trời, tiếng ve rừng râm ram làm cho không gian mênh mông tràn ngập âm sắc du dương như bản nhạc tự nhiên của rừng già. Nhớ về cái tươi đẹp của cảnh sắc mùa hạ, nhà thơ cũng nhớ về hình ảnh cô em gái hái măng một mình, ta có thể thấy đây không phải hình ảnh đang diễn ra trước mắt, mà là hình ảnh đang sống dậy trong kí ức của nhà thơ.
“Rừng thu rọi ánh hòa bình
Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung”
Mùa thu thường gợi lên trong lòng thi nhân những cảm xúc trầm buồn, ở đây ánh trăng thu của Tố Hữu thật mới mẻ, đó là ánh trăng rọi sáng những khát vọng về hòa bình, trong khát vọng đó tiếng hát ân tình thủy chung của người chiến khu như vang vọng, như một lời khẳng định đầy chắc chắn về mối quan hệ gắn bó với người kháng chiến.
Như vậy, đoạn thơ trên không chỉ vẽ ra khung cảnh bốn mùa đầy rực rỡ, sinh động mà còn thể hiện được tấm lòng gắn bó, yêu thương của người kháng chiến đối với chiến khu Việt Bắc.
TỪ KHÓA TÌM KIẾM
VIỆT BẮC
VIET BAC
BỨC TRANH VIỆT BẮC
VIỆT BẮC- TỐ HỮU
PHÂN TÍCH BÀI THƠ VIỆT BẮC