Cảm nghĩ của em về những câu dao hài hước
Đề bài: Em hãy chọn một số câu ca dao hài hước và phát biểu cảm nghĩ của mình về những câu hát ấy Bằng nghệ thuật trào lộng thông minh, hóm hỉn, những tiếng cười đặc sắc trong ca dao – tiếng cười giải trí, tiếng cười tự trào (tự cười mình) và tiếng cười châm biếm, phê phán đã thể hiện được tâm hồn ...
Đề bài: Em hãy chọn một số câu ca dao hài hước và phát biểu cảm nghĩ của mình về những câu hát ấy Bằng nghệ thuật trào lộng thông minh, hóm hỉn, những tiếng cười đặc sắc trong ca dao – tiếng cười giải trí, tiếng cười tự trào (tự cười mình) và tiếng cười châm biếm, phê phán đã thể hiện được tâm hồn lạc quan, yêu đời và triết lí nhân sinh lành mạnh trong cuộc sống còn nhiều vất vả, lo toan của những người nông dân. Trong xã hội xưa, những người nông dân thường tự tạo tiếng ...
Đề bài: Em hãy chọn một số câu ca dao hài hước và phát biểu cảm nghĩ của mình về những câu hát ấy
Bằng nghệ thuật trào lộng thông minh, hóm hỉn, những tiếng cười đặc sắc trong ca dao – tiếng cười giải trí, tiếng cười tự trào (tự cười mình) và tiếng cười châm biếm, phê phán đã thể hiện được tâm hồn lạc quan, yêu đời và triết lí nhân sinh lành mạnh trong cuộc sống còn nhiều vất vả, lo toan của những người nông dân. Trong xã hội xưa, những người nông dân thường tự tạo tiếng cười giải trí bằng những câu ca dao hài hước, hóm hỉnh, đó chính là những “liều thuốc” tinh thần cho cuộc sống vất vả, nhiều lo toan của mình.
Ca dao hài hước cũng được thể hiện qua nhiều những khía cạnh, lĩnh vực khác nhau của đời sống. Nhưng tiếng cười trong ca dao mang nghĩa giải trí, trong sáng thì có thể kể đến ca dao về tình yêu, đó là lời tâm sự đầy hài hước của những nhân vật trữ tình đối với người mà mình yêu thương. Họ tự mường tượng ra những câu chuyện phi lí, không có trong đời thực để thể hiện những ước mong, những tâm sự thực trong thế giới tình cảm của chính bản thân họ. Nói về phong tục dẫn cưới, thách cưới đã trở thành đặc sắc văn hóa của Việt Nam, đã có những câu ca dao hài hước sau:
“ Cưới nàng anh toan dẫn voi
Nhưng sợ quốc cấm, nên voi không vào
Dẫn trâu, sợ họ máu hàn
Dẫn bò sợ họ hàng nhà nàng co gân
Miễn là có thú bốn chân
Dẫn con chuột béo, mời dân, mời làng”
Nhân vật trữ tình trong bài ca dao trên là một chàng trai đã đến tuổi lập gia đình, lời của bài ca dao tuy bàn về việc thách cưới nhưng lại đầy hài hước, hóm hỉnh. Việc cưới xin trong xã hội xưa muốn diễn ra phải trải qua một tập tục, đó là tục thách cưới, theo đó thì gia đình nhà trai sẽ phải mang đầy đủ những lễ vật, những thứ vật chất mà nhà gái yêu cầu, đáp ứng được mới có thể rước dâu về nhà. Chàng trai trong câu ca dao tỏ ra hào phóng khi muốn lấy voi làm quà cưới, nhưng lại mượn lí do quốc cấm, voi không vào. Dẫn trâu có vẻ hợp lí hơn nhưng theo lí lẽ của chàng trai, vì lo lắng cho họ hàng nhà cô gái sẽ bị đau bụng thì chàng trai lại từ chối rước trâu.
Bò họ hàng nhà trâu, không mang tính hàn như thịt trâu nhưng lại một lần nữa chàng trai không muốn rước trâu bởi sợ mọi người bị co gân. Chàng trai đều tự mình đưa ra những vật phẩm rồi lại tự mình bác bỏ đi tất cả, mượn những lí do chính đáng để thể hiện được sự bất đắc dĩ của mình. Những lễ vật theo chiều hướng bớt sang trọng dần, và tiếng cười thực sự bắt đầu khi anh chàng này muốn dẫn một con chuột béo làm quà thách cưới, lí do anh ta đưa ra bởi đó cũng là một loài vật bốn chân, lại là món ăn dân giã có thể mời họ hàng cùng chung vui.
Ở đây chàng trai không hề có ý xấu mà thể hiện hoàn cảnh khó khăn của bản thân thông qua những lời đùa hài hước, thông qua lời kể của chàng trai, ta có thể thấy được đây là một chàng trai nhà nghèo, và giữa chàng trai và cô gái có sự chênh lệch nhất định về hoàn cảnh. Lời thổ lộ chân thành, hài hước nhưng cũng ẩn chứa những nỗi xót xa. Nếu ở trên là lời hỏi han đầy hài hước của chàng trai với cô gái thì bài ca dao sau đây chính là lời hồi đáp cũng không kém phần vui vẻ của cô gái:
“Chàng dẫn thế em lấy làm sang
Nỡ nào em lại phá ngang như là
Người ta thách lợn thách gà
Nhà em thách cưới một nhà khoai lang”
Đây là một cô gái rất thú vị, trước lời bày tỏ hài hước của chàng trai thì cô gái cũng không ngần ngại đối đáp bằng những lí lẽ vui vẻ, vô tư. Theo như cô gái thì đồ thách cưới là con chuột béo của chàng trai là “sang”, cô gái không vì vậy mà phá ngang mối nhân duyên của hai người. Ta có thể nói đâu chính là lời nói thực, lời tâm sự rất thực của cô gái. Nhưng chỉ đến câu ca sau thì cô gái bắt đầu bông đùa hài hước, theo lẽ thường người ta thách lợn, thách gà nhưng cô gái không quan trọng quá những thứ vật chất đậm tính hình thức ấy, cô gái chỉ cần một nhà khoai lang. Lời nói đùa của cô gái vẫn ẩn chứa những tình ý chân thực, đó chính là là lời đồng ý thầm kín của cô gái, cô chấp nhận sự thiếu thốn của chàng trai vì chàng trai cũng là người mà cô gái yêu.
Như vậy, những bài ca dao hài hước đã thể hiện được lời tâm tình của đôi lứa thật thú vị và độc đáo. Đó đều là những tình ý thực được ẩn chứa trong những lời nói tưởng như bông đùa, giễu cợt. Những bài ca dao hài hước là những liều thuốc tinh thần cho những người nông dân sau nhịp độ lao động, sản xuất nhọc nhằn, vất vả.
TỪ KHÓA TÌM KIẾM
HÀI HƯỚC
HAI HUOC
CA DAO HÀI HƯỚC
CÁC BÀI CA DAO HÀI HƯỚC
CA DAO HÀI HƯỚC CỦA VIỆT NAM