11/05/2018, 00:05

cài windows bằng ổ cứng

Ưu điểm khi cài Windows từ ổ cứng Không tốn tiền mua USB hay CD. Mình thích nhất ưu điểm này Tốc độ cài nhanh gấp 4 lầ CD và nhanh hơn USB do file được lưu trên máy tính thời gian sao chép file nhanh hơn từ USB hay CD vào máy tính. Không cần dùng USB, CD nên cực kỳ tiện lợi, dù máy tính ...

Ưu điểm khi cài Windows từ ổ cứng

  • Không tốn tiền mua USB hay CD. Mình thích nhất ưu điểm này
  • Tốc độ cài nhanh gấp 4 lầ CD và nhanh hơn USB do file được lưu trên máy tính thời gian sao chép file nhanh hơn từ USB hay CD vào máy tính.
  • Không cần dùng USB, CD nên cực kỳ tiện lợi, dù máy tính bạn không có ổ cắm CD hay USB cũng thực hiện được.

Máy cần phải xài bt và là Hđh windows 7,8.1,10 trở lên
Trước tiên các bạn cần
-File ISO bộ cài
-Phần mềm WinRAR
Bước 1: Giải nén file cài đặt

Bước 1.1: Di chuyển file .ISO cài Windows ra thư mục gốc của 1 ổ đĩa (không phải ổ C) trên máy tính.


Bước 1.2: Giải nén file .ISO ra 1 thư mục cùng tên với file cài đặt bằng cách nhấp chuột phải vào file .ISO chọn Extract to Windows 10 Pro 32-bit. Nếu bạn không thấy phần này khi nhấp chuột phải thì là do máy tính của bạn chưa cài Winrar, bạn có thể tải rarlab.com/rar/wrar530b1am.exe - Winrar 32-bit hoặc rarlab.com/rar/winrar-x64-530b1am.exe - Winrar 64-bit về cà đặt và thực hiện giải nén lại.

Thu được thư mục cùng tên với tên file .iso

Bước 1.3: Đổi tên thư mục vừa giải nén thành “BTH

Lưu ý: Nếu bạn đang dùng Windows XP thì ở bước này bạn hãy mở file setup trong thư mục BTH, sau đó cửa sổ cài Windows hiện lên bạn hãy cài Windows bình thường, sau khi cài được windows mới là Windows 7, 8 hoặc 10 rồi thì bạn hãy cài lại một lần nữa theo hướng dẫn của bài viết này để được Windows mới hoàn toàn.
Bước 2: Khởi động Command Prompt trông chế độ Safe mode
Ở bước này thao tác trên Windows 7 và 8, 10 sẽ khác nhau.Cài windows mới từ máy đang chạy HĐH windows 7

– Các bạn khởi động lại máy tính và ấn nút F8 liên tục tới khi xuất hiện màn hình đen như hình bên dưới. Sau đó các bạn dùng nút mũi tên nên xuống và nút Enter để chọn Repair Your Computer. Tại đây nếu bạn không thấy Repair Your Computer thì bạn hãy nhấn nút nguồn máy tính để tắt máy đi sau đó ấn F8 vào lại lần nữa xem có chưa, nếu vẫn chưa có thì bạn hãy khởi động lại máy vào Windows 7 => ấn nút nguồn tắt máy => mở máy lên => tắt máy => mở máy và ấn F8 xem đã có Repair Your Computer chưa


Nếu không thấy Repair Your Computer thì bạn xem bài viết: Hiển thị Repair Your Computer trong Advanced Boot Options trên Windows 7
– Màn hình System Recovery Options hiển thị kêu các bạn chọn loại bàn phím dể thực hiện các bước tiếp theo. Các bạn để mặc định là US rồi nhấp vào Next


– Tiếp theo System Recovery Options lại yêu cầu bạn nhập mật khẩu cho máy tính với User mặc định của mình là BlogTinHoc, nếu máy bạn có mật khẩu thì các bạn nhập vào, nếu không có thì không cần nhập và chọn OK

– Màn hình System Recovery Options tiếp theo các bạn chọn Command Prompt

– Sau đó bạn thu được cửa sổ Command Prompt. Giờ bạn chuyển sang bước 3.

Cài windows mới từ máy đang chạy HĐH windows 8, 10

Bạn cần vào phần Restart trên Windows 8, 8.1 và 10 sau đó nhấn giữ nút Shift và nhấp vào Restart




Máy tính sẽ chuyển tới màn hình như ở dưới, tại đây bạn chọn Troubleshot

Chọn Advabced options


Chọn Command Prompt

Bây giờ máy tính sẽ khởi động lại và màn hình Command Prompt

Tại Command Prompt, bạn sẽ thấy tài khoản (hoặc danh sách các tài khoản) có trên máy tính của bạn, bạn hãy nhấp chuột chọn tài khoản mà bạn đang sử dụng, ở đây tài khoản của mình là BlogTinHoc
Nếu tài khoản bạn chọn có mật khẩu thì bạn điền vào, nếu không có thì bỏ trống phần mật khẩu, sau đó chọn Continue

Bây giờ cửa sổ dòng lệnh cmd sẽ hiển thị lên


Bước 3: Gõ lệnh CMD chạy file cài đặt Windows

Tại cửa sổ cmd bạn gõ lệnh wmic logicaldisk get size,caption và ấn ENTER để hiển thị danh sách các ổ đĩa và dung lượng của nó


Như hình trên, cột Caption là tên ổ đĩa và cột Size là dung lượng của ổ đĩa tương ứng. Bạn chỉ quan tâm tới những ổ đĩa có Size mà thôi, trong trường hợp này mình có các ổ đĩa: C, D, E, X.
Bây giờ bạn hãy gõ lần lượt lệnh theo danh sách Tên ổ đĩa:BTHsetup rồi ấn Enter và cứ tiếp tục cho tới khi sau khi ấn Enter mà bạn không thấy dòng The system cannot find the path specified. Ở đây mình sẽ gõ lần lượt các lệnh:
C:BTHsetup
D:BTHsetup
E:BTHsetup
Tới lệnh thứ 3 E:BTHsetup mình không thấy dòng The system cannot find the path specified. nữa nên mình dừng lại, đợi 1 xíu tới khi cửa sổ setup Windows xuất hiện





Nguồn Blogtinhoc.vn
0