Cái nhìn lịch sử: Từ thoát Á sang thoát Trung
Nguyễn Ngọc Lanh (Bài có chỉnh sửa và bổ sung) Cái nhìn lịch sử: Từ thoát Á sang thoát Trung “Thoát Á” chuyện cũ đã trên trăm năm. Theo gương Nhật, nhiều nước đã thoát Á thành công, trở thành con hổ, con rồng ở châu Á (Hàn Quốc, Đài Loan). Có nước không đủ nội ...
Nguyễn Ngọc Lanh
(Bài có chỉnh sửa và bổ sung)
Cái nhìn lịch sử: Từ thoát Á sang thoát Trung
“Thoát Á” chuyện cũ đã trên trăm năm. Theo gương Nhật, nhiều nước đã thoát Á thành công, trở thành con hổ, con rồng ở châu Á (Hàn Quốc, Đài Loan). Có nước không đủ nội lực để thoát Á, bị Trung Quốc thôn tính (thôn=nuốt). Đó là Mãn Thanh, Mông Cổ, Tân Cương, Tây Tạng. Ở đó, phong trào giành độc lập vẫn tiếp diễn, thực chất là “thoát Trung”. Nước ta trong tình trạng nào?
Khái lược văn minh luận: Sách dịch, xuất bản 2018
Cuộc Minh Trị Duy Tân tới nay (1868-2018) đã tròn 150 năm.
Nhiều trí thức nước ta coi đây là dịp kỷ niệm rất có ý nghĩa – liên quan chuyện sinh-tử của dân tộc ta; chứ không phải chỉ là chọn lựa giữa giàu – nghèo, hoặc văn minh – lạc hậu. Một số vị đã đầu tư công sức và tâm huyết đặng xuất bản 3 cuốn sách liên quan tới cuộc Duy Tân này: Khái lược văn minh luận; Nhật Bản duy tân 30 năm và Phúc ông tự truyện. Trong đó, cuốn Khái lược văn minh luận” (1875) là tác phẩm quan trọng nhất; tác giả là Fukuzawa Yukichi – được dân Nhật coi là người cha tinh thần của cuộc cuộc đổi mới toàn diện dưới thời Minh Trị. Thành quả vĩ đại là Nhật trở thành nước công nghiệp hùng mạnh chỉ sau 43 năm – cũng bằng đúng thời gian 90 triệu dân ta hưởng chế độ XHCN, do Công-Nông lãnh đạo (1975-2018).
Ở cái thời xa xưa ấy – cách nay 150 năm trở về trước – trình độ xã hội Nhật Bản và An Nam là “một mười – một chín” hoặc “tám lạng – nửa cân”. Nhiều câu chuyện truyền miệng là sứ thần các nước chư hầu khi sang chầu Thiên Triều – nếu vua Tầu mở cuộc thi chữ nghĩa – ba nước nổi lên hàng đầu là An Nam, Cao Ly và Nhật Bản. Đúng quy luật, những nước có biển (như ba nước trên) luôn luôn văn minh hơn các nước nằm sâu trong lục địa (như Mãn, Mông, Hồi, Tạng).
Văn minh? Vắn tắt, đó là sự giàu có – cả về vật chất lẫn tinh thần – nhờ kiến thức và đạo đức mà có được. Đói, nghèo và suy thoái đạo đức xâm nhập cả vào giáo dục và y tế: xin chớ khoe văn minh. Thời nay, Nhật Bản không có khái niệm “xóa đói, giảm nghèo”, trong khi dùng 4 từ này để hỏi google, nó cho ít nhất 1,3 triệu kết quả – thuần bằng tiếng Việt.
Cũng thời nay (2017), GDP/dân của Nhật cao gấp 16 lần của Việt Nam. Nhưng bù lại, dân ta cảm nhận rất rõ chế độ XHCN ưu việt, còn dân Nhật thì mù tịt.
Để tạo chút ấn tượng, xin nói thêm rằng, bước sang thế kỷ XXI này, nhiều người thuộc giai cấp công-nông (lãnh đạo) ở nước ta chỉ mong được sang Nhật Bản bán sức lao động – tuy giá rất thấp nhưng vẫn cao hơn mức lương chính thức của chủ tịch nước.Lương của Chủ tịch nước CHXHCN VN– Căn cứ mức lương cơ sở quy định tại khoản 3 Điều 3 Nghị định số 47/2017/NĐ-CP là 1.300.000 đồng/tháng; Hệ số lương của Chức danh Chủ tịch nước tại Nghị quyết số 730/2004/NQ-UBTVQH11 là 13. Vậy:Lương của Chủ tịch nước (= Lương cơ bản x Hệ số) = 1.300.000 đồng/tháng x 13 = 16.900.000 đồng/tháng.- Trong đợt tăng lương tới, chỉ vài ngày nữa (từ 01/7/2018) Chủ tịch nước sẽ lĩnh mỗi tháng là 18.070.000 đồng. |
Những người lẽ ra “cần đọc nhất”, lại… thờ ơ nhất với sách.
Hiện tại, cuốn “Khái lược văn minh luận” đang được rao bán trên internet với giá 120.000 đồng (5,2 USD). Đây là cái giá cho lao động trí óc ở nước ta. Rẻ, vậy mà kèm theo sách, còn thêm một phụ lục là bài “Thoát Á luận” – cũng rất quanh trọng.
Sách chỉ được giới thiệu lác đác ít lần trên báo hoặc qua một-vài cuộc tọa đàm hẹp và vài quảng cáo bán sách. Sự quan tâm chỉ khu trú trong giới trí thức (phân biệt với giới có học vấn). Trong khi đó, những người cần đọc nhất lại thờ ơ nhất với sách; chưa nói họ còn kỵ với sách.
– Một vị có công lớn trong quá trình xuất bản là ông Nguyễn Cảnh Bình đăng bài trên Tiasang.com (báo của trí thức) coi đây là cuốn sách chủ chốt liên quan tới Con đường phát triển văn minh của một dân tộc. Đúng. Cơ mà, cái nhóm người hiện nay đã và đang chịu trách nhiệm về “con đường đi lên CNXH của dân tộc” thì lại coi Minh Trị Duy Tân chẳng qua chỉ là cuộc cách mạng tư bản chủ nghĩa. Đã vậy, nó lại còn “chưa triệt để”. Nói khác, con đường của ta từ 43 năm nay (1975-2018) là “bỏ qua chủ nghĩa tư bản lỗi thời” để tiến thằng lên một chế độ dân chủ gấp triệu lần – chứ không phải quay lại 150 năm để bắt chước Minh Trị Duy Tân, làm lại cách mạng tư sản. Coi chừng: Cuốn sách còn có thể làm các thế hệ trẻ bị lạc hướng. Đề phòng không thừa.
Câu hỏi thi cho thế hệ trẻ (môn Lịch Sử, lớp 11)– Nêu hoàn cảnh, nội dung, kết quả cuộc Duy tân Minh Trị?- Theo em, cuộc Duy tân Minh Trị có phải cuộc cách mạng tư sản hay không? |
– Một bài khác đăng trên VNexpress.net (ở mục… giải trí!) với nhan đề: ‘Khái lược văn minh luận’ – nền tảng lý luận để Nhật thoát nghèo thành cường quốc. Ở Việt Nam, triền miên các đợt “xóa đói, giảm nghèo”, đến nay chưa dứt. Ai chẳng nghĩ, nhóm người chịu trách nhiệm sẽ… vồ lấy sách này mà ngấu nghiến. Xin tỉnh lại đi. Việt Nam chống nghèo theo cách ngược lại với sách. Đó là kiên định áp dụng thứ lý luận coi “đất đai là sở hữu toàn dân” và “kinh tế nhà nước là chủ đạo”. Cả hai đang đem lại những kết quả to ghê gớm (trên bình diện “cả nước”). Thế thì, can gì phải quan tâm tới sách này?.
– Bài nữa, coi đây là Bộ sách lý giải cho người đọc vì sao đất nước Nhật Bản có thể vươn lên thành một cường quốc. Ơ hơ! Nói rõ hơn đi! Vươn lên thành “cường quốc XHCN hay cường quốc TBCN”? Nếu định lèo lái chế độ XHCN Việt Nam chệch sang con đường TBCN thì hãy liệu đấy, hoặc… cút đi chỗ khác chơi.
Hai tác phẩm ra đời đúng lúc
Fukuzawa viết trên 100 cuốn sách và bài vở, gồm vài chục ngàn trang. Tác phẩm nào cũng mang lại tác dụng hướng dẫn và thúc đẩy cuộc canh tân phát triển toàn diện. Không những vậy, các hoạt động thực tiễn của ông cũng sôi động và bền bỉ không kém – trong đó có việc ông mở trường Khánh Ứng Nghĩa Thục và cùng các cộng sự ra một tờ báo riêng (1882). Đó là tờ Jiji Shimpo (đọc theo âm Hán-Việt là Thời Sự Tân Báo).
– Năm 1868 đức vua Nhật là Minh Trị ban hành sắc lệnh Duy Tân. Ngọn cờ chính danh và quyền lực thực tế được trao vào tay giới trí thức tinh hoa. Trong những năm đầu, tư tưởng cải cách chưa vượt trội so với tư tưởng bảo thủ, nội dung cải cách chưa toàn diện, quan niệm cải cách chưa rõ ràng. Mọi người chỉ biết chung chung là cần tiến lên nền văn minh mới. Do vậy, sau 7 năm, cuốn sách Khái Lược Văn Minh Luận (1875) ra đời đúng lúc. Đã có nhiều bài viết và công trình nghiên cứu đánh giá vai trò và tác dụng của cuốn sách quan trọng nhất của nhà cải cách vĩ đại nhất này. Gần đây nhất, là ba bài đã dẫn ở trên.
– Rồi, tới lúc Fukuzawa nhận ra rằng điều lớn nhất và sâu sắc nhất khiến tư tưởng cải cách bị tù hãm chính là ý thức hệ bảo thủ của chế độ phong kiến châu Á – nhất là ở những nước từ ngàn năm vẫn được coi là tấm gương để các nước khác noi theo. Tiêu biểu là 2 nước: Trung Quốc và Cao Ly. Muốn mở toang cánh cửa duy tân, cần thoát ra khỏi cái chốt hãm này.
Bài viết Thoát Á Luận ra đời đúng lúc. Nó được đăng trên tờ Thời Sự Tân Báo (Jiji Shimpo) của chính nhóm ông, vào ngày 16 tháng 3 năm Minh Trị thứ 18 (1885). Ông cho rằng, nếu không nước nào cưỡng được sự xâm nhập của nền văn minh mới thì Nhật chỉ còn cách “hòa nhập” với nó – càng nhiều càng tốt – để cùng nổi, cùng bơi với nó trên biển rộng văn minh. Ở đây, hòa nhập phải là tự giác, mạnh dạn. Không có chuyện “vừa nhập, vừa run” như ở Cao Ly và Tàu (ông nói: Không cần đợi các nước này biến chuyển).
Câu hỏi ở Việt Nam: Nhật đã “hòa nhập” tới mức nào?
Đảng ta (nói vậy, vì khác đảng tây) từ trên 30 năm nay luôn dạy dân rằng “hòa nhập, chứ không hòa tan”. Do vậy, người Việt thời nay đương nhiên có câu hỏi: Thời xưa, Nhật “hòa nhập” ở mức nào (để khỏi hòa tan)?
Câu trả lời phải dựa vào những gì người Nhật đã làm, được Lịch Sử ghi lại. Vậy thì, có thể nói, Nhật tự giác “hòa nhập” ở mức triệt để nhất.
Còn ta? Khi hệ thống XHCN sụp đổ, ta buộc phải hòa nhập với thế giới để khỏi cô độc, lạc lõng. Nhưng hòa nhập đầy cảnh giác, lo lắng – chỉ sợ bị “hòa tan”…
Vậy thực chất khái niệm “hòa tan” của ta là gì?. Nếu nói vắn tắt bằng một câu, thì “hòa tan” là nước ta sẽ mất CNXH. Càng được giáo dục, càng khó tưởng tượng rằng đất nước sẽ phiêu dạt về đâu nếu mất vinh dự được đảng lãnh đạo? Do vậy, dễ hiểu, mục tiêu tổng quát trong Luật GD của nước ta là bồi dưỡng để thế hệ trẻ trở thành con người XHCN, có khát vọng xây dựng chế độ XHCN ở Việt Nam.
Còn Nhật cách nay 150 năm không lo hòa tan, mà chỉ mong bén gót thế giới văn minh để được hoàn toàn hòa nhập – tức là được chơi bình đẳng trong một sân chung. Do vậy, Nhật chỉ có một việc: “Cắm đầu, cắm cổ” học hỏi cho kỳ được tất cả những gì tiến bộ hơn mình. Nay Nhật đang chơi ở sân G7.
Nói “học” tức là nói tới Giáo Dục. Quá nhiều thông tin lịch sử về nền giáo dục đáng khâm phục của Nhật ngay từ cách nay 150 năm.
Bởi vậy, người Việt hôm nay, cần được giáo dục kỹ để yêu CNXH. Ngày nay, thế giới TBCN mênh mông (200 nước) nó dám hòa tan 5 nước XHCN lắm lắm. Đúng vậy, nếu hòa nhập với thế giới mà tăng nguy cơ mất CNXH, chẳng thà hòa nhập vào… Trung Quốc còn hơn (?). Dân ta hẳn là phải cân nhắc chuyện này dữ lắm.
Một ví dụ nhỏ: Dám bỏ âm lịch.
So với dám “thoát Á”, thì dám bỏ âm lịch hoặc dám thay đổi cách viết thứ tự Họ và Tên… chỉ là chuyện nhỏ. Không ít gian khổ, nhưng thành quả rất tương xứng.
Sắc lệnh Duy Tân ban hành năm 1868, chỉ 5 năm sau chính phủ Nhật đã quyết định: Từ nay (1873), Nhật dùng Dương lịch. Với tâm lý nông nghiệp, bỏ âm lịch không dễ. Ví dụ, dân châu Á đâu dễ bỏ cái tết âm lịch?. Dân Nhật cũng vậy. Do vậy, sau cái năm 1873 nói trên, người dân Nhật vẫn cứ ăn tết âm lịch như xưa (chẳng ai dám cấm), nhưng nhân viên nhà nước thì không được nghỉ vào dịp ấy – mà nghỉ đầu năm dương lịch… Cho đến khi công nghiệp hóa tăng tốc, mức sống nâng lên, nếp sống công nghiệp hình thành (kỷ luật hơn, đúng giờ hơn, có tổ chức hơn, năng suất cao hơn…) suy nghĩ của xã hội cũng thay đổi. Tới khi nếp sống nông nghiệp bị thay thế, thì… chính nông dân Nhật cũng thôi quyến luyến tết cũ. Thực ra, vẫn là ăn cái tết truyền thống – có thêm bớt nội dung cho phù hợp – nhưng thay thời điểm “ăn”. Vậy thôi. Đáng gọi là kỳ tích, khi xu hướng chuyển đổi tâm lý này chỉ cần trong vòng một thế hệ đã không thể đảo ngược.
Bài này không muốn lạc đề vào những chuyện tận bên Nhật, lại cách nay cả trăm năm. Vậy, Việt Nam ta, cách nay… một-vài năm thì sao?.
Một đề thi “học sinh giỏi” ở nước VNXHCN
Giả sử, có 2 câu hỏi (cho người lớn) để điều tra tâm lý xã hội năm 2018:
1 – Quý vị có muốn xã hội ta phát triển cao như xã hội Nhật hay không?
2 – Quý vị có muốn bỏ tết âm lịch, thay bằng tết dương lịch hay không?
Đọc xong 2 câu, có lẽ nhiều người nghĩ thầm “hỏi gì mà ngu vậy” – vì quá dễ đoán trước đa số sẽ trả lời thế nào. Tóm lại, tới năm 2018 do được thụ hưởng sâu đậm nền giáo dục XHCN, nên đa số dân ta cứ “muốn” hai điều mâu thuẫn nhau. Vừa muốn có mức sống như nước Nhật, lại vừa muốn cái tết lệch pha với nhân loại, lại còn rất rình rang (nghỉ cả tuần).
Chính thức trình đề xuất: Lịch nghỉ Tết Kỷ Hợi (1919) dài 9 ngàyhttp://dantri.com.vn/viec-lam/chinh-thuc-trinh-de-xuat-lich-nghi-tet-ky-hoi-dai-9-ngay-20180619155811158.htm |
Đến nay đã có nhiều bài viết về tác dụng tích cực (ví dụ, tới kinh tế và hội nhập) của việc chuyển tết sang dương lịch. Nhưng điều lo lắng của Việt Nam là giới trẻ không cảnh giác với “hòa ta” khi nước ta không cưỡng được “hòa nhập”. Có thể lấy làm ví dụ cái Đề thi (chọn học sinh giỏi) cách nay vài năm.
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI NĂM HỌC 2015-2016. Môn GDCD ; LỚP 9
Thời gian làm bài 120 phút (không kể thời gian phát đề) Câu 1: (12 điểm)a) Hợp tác là gì? Vì sao trong tình hình hiện nay hợp tác là vấn đề quan trọng, thiết yếu?b) Chính sách của Đảng và Nhà Nước ta trong hợp tác quốc tế. Nêu một ví dụ.c) Em hiểu thế nào về quan điểm “Hòa nhập chứ không hòa tan” trong quan hệ quốc tế? |
Trung Quốc: Từng là cái nôi Văn minh châu Á
Từ thời xa xưa, trung tâm văn minh của châu Á là Trung Quốc – nơi phát ra đạo Nho của Khổng Tử, với các “sách thánh hiền” – trong đó dạy học sinh kỳ thuộc 6 chữ vàng Tiên học LỄ, hậu học VĂN. Xin nhớ: Lễ trong đạo Khổng là cúi đầu, tuân phục – trước thần linh và người trên. Nó phù hợp với chế độ vua quan (cai trị) và thần dân (phục tùng). Nhưng thời nay đã khác: người dân, từ địa vị “thần dân” đã trở thành công dân.
Ngày nay: Thoát Á chính là thoát Trung
– Nhiều nước châu Á đã trở thành nước công nghiệp phát triển (Nhật, Hàn, Đài Loan) – chính nhờ thoát Á. Còn bản thân Trung Quốc cũng đang cố gắng chuyển biến cho phù hợp với thời đại mới. Trước đây, thời đại mới (theo Mác-Lê) là thời kỳ CNXH thay thế CNTB. Nhưng thực tế diễn ra từ vài thế kỷ lại khác. Đó là thời đại cả nhân loại xây dựng và hoàn thiện nền văn minh công nghiệp.
– Do vậy, ngày nay, chính Trung Quốc cũng đang ráo riết công nghiệp hóa, nhất là khi nông dân nước này còn chiếm quá nửa số dân (Việt Nam là 2/3 số dân). Tuy nhiên Trung Quốc không quên địa vị xa xưa, đang ráng sức phục hồi vai trò “thiên triều mới”: Vừa sắm vai nước cầm đầu phe XHCN, lại vừa nỗ lực vận động các nước khác cho xây học viện Khổng tử. Thoạt coi, thấy 2 việc này mâu thuẫn. Nhưng thực chất, đạo Khổng có những yếu tố có thể kết hợp với chủ nghĩa Mác-Lê – vì đều thích hợp với xã hội nông nghiệp.
Sau Đại Chiến II (1945)
Các nước xưa kia bâu bám quanh Trung Quốc có số phận không như nhau.
– Nhật Bản đã thoát Á từ trên trăm năm trước, dù bại trận và chịu 2 quả bom nguyên tử, nhưng vẫn phục hồi rất nhanh (rất sớm lấy lại địa vị cường quốc).
– Mãn Châu, Tân Cương, Tây Tạng không đủ nội lực để “thoát Trung” – đương nhiên bị Trung Quốc “nuốt” – mà chưa thấy triển vọng “thoát”. Riêng Mông Cổ là ví dụ giúp ta hiểu vai trò của “thoát”. Phần “mông ngoài” (ngoại Mông” đã thoát Trung (phong kiến) nhờ chủ trương thân Nga (1921). Sau 70 năm lại “thoát Nga” (cộng sản), nay hoàn toàn độc lập. Còn phần “mông trong” – giáp Trung Quốc – đương nhiên thành một trong 4 ngôi sao tý hon – đứng chầu ngôi sao lớn trên lá cờ – với ý nghĩa là 5 dân tộc xum họp trong một đại gia đình.
– Đài Loan, từ trước vẫn là lãnh thổ Trung Quốc, sau 1945 may mắn “thoát Trung” nhờ vị trí địa lý và sự giúp đỡ của Mỹ – trở thành độc lập và giàu mạnh.
– Hai nước còn lại (Cao Ly và Việt Nam) là những minh chứng khác cho chân lý: Thoát Trung chính là thoát phụ thuộc, thoát lạc hậu…
Triều Tiên và Hàn Quốc
Triều Tiên là phần bắc của nước Cao Ly (bị Nhật chiếm), sau chiến tranh thế giới II, do Liên Xô tiếp quản; còn phần Nam (Hàn Quốc) do Mỹ tiếp quản. Về danh nghĩa, hai miền được trao trả độc lập. Quy luật thép là, miền Bắc với lý tưởng CSCN đã chủ động phát động chiến tranh để “cộng” miền Nam vào mình. Quá đủ tiêu chuẩn để gọi đây là cuộc nội chiến, dù rằng sau đó Mỹ giúp miền Nam phản công (lật ngược thế cờ); rồi Trung Quốc phải xông vào giúp miền Bắc lấy lại thế cân bằng. Nói khác: Anh – Em giết nhau, mỗi bên được một cưởng quốc giúp đỡ (xui dục). Đến nay, hai bên cứ hục hặc, đồng thời cứ chứng minh sự ưu việt của chế độ mà mình chọn. Kết quả là tới lúc thu nhập (theo đầu người) miền Nam cao gấp vài chục lần so với miền Bắc.
Trong tình hình này Trung Quốc muốn Cao Ly bị chia cắt vĩnh viễn (thành hai “nước”), trong đó nước Triều Tiên là khu đệm an toàn cho mình. Muốn vậy, Trung Quốc không để Triều Tiên suy sụp; nhưng cũng không để nó mạnh tới mức dám “thoát Trung”. Cứ thế, càng lâu càng… thích (!).
Triều Tiên “thoát Trung”?
Nếu thành công, đó sẽ là cuộc thoát Trung đầy ngoạn mục và rất nhẹ nhàng.
– Triều Tiên và Mỹ họp thượng đỉnh (12-6-2018) khiến cả thế giới theo dõi kỹ ngay từ khi… hai bên chưa họp. Nói chung, đây là tin vui, hứa hẹn nhiều triển vọng (hòa bình, hữu nghị).
– Sau khi hoàn thiện bom nguyên tử và phương tiện phóng (tới được Mỹ), Triều Tiên thật sự trở thành “cường quốc hạt nhân“. Điều này giúp vị nguyên thủ nước này đủ tư thế, nếu ông ta đề xuất thương lượng, với nội dung bàn về “giải trừ”, “phi hạt nhân hóa”.
– Thế là ông thay đổi 180 độ về thái độ và hành động. Ông bắt tay hữu nghị với Hàn Quốc và ngay sau đó với Mỹ. Chỉ cần một lời cam kết “từ bỏ hạt nhân”, lập tức được Mỹ và cả thế giới hoan nghênh. Tổng thống Mỹ không úp mở: Triều Tiên sẽ an toàn như Hàn Quốc và Nhật Bản mà không cần có vũ khí hạt nhân và tăng phí quân sự. Thoát Trung như vậy thật nhẹ tênh và không kém ngoạn mục. Liệu có thành công? Cần coi tiếp các diễn biến.
– Với nước ta, chuyện học cụ Hồ được nói ra rả. Những người đáng phải học nhất lại tỏ ra học vờ vịt nhất. Cụ dạy “Cần, Kiệm, Liêm, Chính) thì các đồng chí (thuộc cỡ Ban Bí và Bộ Chính quản lý) đang lốc nhốc ra tòa vì tham nhũng.
Cụ dạy “Không gì quý hơn độc lập, tự do” thì ngay năm 2018 Bộ Chính Trị chỉ thị quốc hội thông qua hai cái Luật: Một cái đe dọa Độc Lập; cái kia đe dọa Tự Do.
Các đồng chí định “thoát ra”, hay định “rúc vào”?