25/05/2018, 13:25

Cái đĩa vỡ cần thay thế

Gabo có một bộ đồ ăn mới cứng, mua hồi xuân năm ngoái với giá 200 USD. Đến mùa đông, khi cọ rửa sơ ý làm vỡ một cái. Ông ta đến nơi sản xuất mua một cái thay thế. Nhưng loại này đã ngừng sản xuất mà tại các cửa hàng cũng đã bán hết sạch. Ông đến một ...

Gabo có một bộ đồ ăn mới cứng, mua hồi xuân năm ngoái với giá 200 USD. Đến mùa đông, khi cọ rửa sơ ý làm vỡ một cái.

Ông ta đến nơi sản xuất mua một cái thay thế. Nhưng loại này đã ngừng sản xuất mà tại các cửa hàng cũng đã bán hết sạch. Ông đến một cửa hàng đồ cũ phát hiện ra một cái giống hệt cái mình làm vỡ, vừa vặn để thay thế. Nhưng giá của nó lại vượt quá giá trị thực tế. Ông ta suy nghĩ xem có đáng để mua hay không, có đáng bỏ ra một số tiền lớn đến vậy không? Nếu có vấn đề gì liệu mình còn kiểm soát được không?

Quan niệm giá trị trừu tượng đương nhiên rất quan trọng nhưng đối với người mua mà nói, thiết thực nhất là giá trị sử dụng của mặt hàng đó.

Một cái đĩa bị vỡ, lúc mới mua cả bộ, giá trị của nó có lẽ chỉ là 20 USD, có lẽ còn ít hơn. Khi mua ở hiệu đồ cổ, có thể thấy vượt qua giá trị thực bao nhiêu lần. Vì thế bây giờ anh ta phải tìm ra được một giá cả phù hợp để quyết định.

Điều để khiến Gabo suy nghĩ quyết định lúc này là tính khả thi của vấn đề. Tính khả thi này là mong muốn thực tế của chủ cửa hàng. Ông chủ cửa hàng đương nhiên phải biết loại này bây giờ không còn sản xuất nữa, mà trên thị trường cũng chẳng còn loại hàng này. Nhưng cũng vì loại hàng này vẫn chưa phải cổ lắm nên không thể lấy giá quá cao được. Nhưng tuỳ từng khách, tuỳ độ gấp gáp của họ, tuỳ việc họ có hiểu thuật bán hàng hay không (ví như họ quyết mua bằng được hay không) mà chủ hàng có thể bán gấp 2 lần, 10 lần giá trị thực của nó… Thông thường, các cửa hàng đồ cổ thích nhất loại khách du lịch vì họ không có thời gian. Du khách đến một vùng, nghe hướng dẫn viên giới thiệu là mua lấy một vật vốn chẳng định mua. Còn đối với người có thời gian như Gabo thì chủ cửa hàng không thể lấy giá quá cao được.

Nếu không nắm vững thông tin, đánh giá không chuẩn, nếu có cơ hội nên tìm cách hỏi, nếu không sẽ bị chủ hàng với thái độ cứng rắn về giá cả, độ tin cậy lại không cao lừa bịp.

Gabo có thể đặt mình vào vị trí của chủ hàng, sẽ đánh giá được giá định bán, với khách như thế nào sẽ có giá nào… Đồng thời, thông qua những khách hỏi mua món đồ đó, xem giá cả chênh lệch nhau bao nhiêu và giá cả thị trường biến động như thế nào trong mấy năm qua, lên xuống bao nhiêu thì sẽ đoán được giá định bán. Nếu làm được một trong mấy việc đó thì Gabo có thể đến thương lượng với chủ hàng về việc mua cái đĩa tiếp khách đấy được. Nếu chủ hàng thấy Gabo cần gấp có thể sẽ đưa ra giá cắt cổ, vì thế Gabo nhất định phải vờ như thấy thích thì hỏi mua, hợp lý thì sẽ mua. Lúc này, nếu giá đưa ra quá cao, Gabo có thể đưa ra giá đã tham khảo ở thị trường để cuối cùng khoảng cách giá cả giữa hai bên bán và mua không lớn lắm. Cuối cùng, Gabo có thể phải trả tiền gấp đôi để mua được cái đĩa. Có kết quả đó, Gabo đã rất hài lòng rồi bởi vì chủ hàng cũng là một người buôn bán có những mục tiêu rất rõ ràng. Nếu Gabo không xác định rõ ràng, e rằng phải bỏ số tiền gấp 5, 6 lần thì mới mua được cái đĩa cần gấp đó.

0