Cái chết bi thảm của nhà toán học nữ hàng đầu thời Trung Cổ
Hypatia của thành Alexandria (370 - 415 CE) là , nhà thiên văn học, nhà phát minh người Hy Lạp, đồng thời là một nữ triết gia nổi tiếng của La Mã. Bà bị sát hại bởi một nhóm tín đồ Cơ Đốc giáo hội Ai Cập (Coptic Christian) khi họ cho rằng bà đã gây ra sự xáo trộn tôn giáo. Hypatia được tôn vinh ...
Hypatia của thành Alexandria (370 - 415 CE) là , nhà thiên văn học, nhà phát minh người Hy Lạp, đồng thời là một nữ triết gia nổi tiếng của La Mã. Bà bị sát hại bởi một nhóm tín đồ Cơ Đốc giáo hội Ai Cập (Coptic Christian) khi họ cho rằng bà đã gây ra sự xáo trộn tôn giáo. Hypatia được tôn vinh như là "người bảo vệ khoa học chống lại tôn giáo", nhiều người cho rằng cái chết của bà đã đánh dấu chấm dứt thời kỳ văn hóa cổ Hy Lạp.
Hypatia là con gái của nhà toán học Theon, giáo sư của Đại học Alexandria, người đã tự dạy bà về toán học, thiên văn học, và triết học. Ông từ chối áp đặt cho con gái mình vai trò truyền thống được giao cho phụ nữ thời đó và chăm sóc, nuôi dạy bà lớn lên như nuôi một người con trai theo truyền thống Hy Lạp. Nhà sử học Slatkin từng viết: "Phụ nữ Hy Lạp thuộc mọi tầng lớp đều bị cai quản và chủ yếu phải chăm lo đến các công việc trong gia đình như nội trợ, chăm sóc trẻ nhỏ... Nhưng Hypatia lại sống cuộc đời của một học giả được kính trọng tại đại học Alexandria ở một vị trí chỉ có nam giới mới được hưởng vào thời kỳ này”. Bà chưa bao giờ lập gia đình và sống độc thân suốt cuộc đời mình, cống hiến cho việc học và giảng dạy. Các nhà văn cổ đại đồng ý rằng bà là một người phụ nữ có trí thức sâu rộng, là điển hình của một phụ nữ mạnh mẽ, thông minh và kiên cường cho dù bà sống ở bất kỳ thời đại nào.
Nhà toán học nữ Hypatia.
Mối quan tâm rộng lớn, ấn tượng nhất của Hypatia thuộc về toán học và thiên văn học. Bà đã viết và thuyết giảng về thiên văn học bao gồm các khía cạnh quan sát và về toán học như hình học và đại số, đồng thời thực hiện một tiến bộ trong kỹ thuật tính toán. Các bài viết của bà được đánh giá cao trong các lĩnh vực kỹ thuật của toán học. Sau khi cha bà qua đời, Hypatia đã tiếp tục chương trình do cha bà khởi xướng, đó là nỗ lực để bảo vệ và mở rộng các tác phẩm toán học vĩ đại trong di sản của đại học Alexandria. Thư viện lớn của Alexandria có tới 500.000 cuốn sách, là giáo sư tại trường đại học, Hypatia thỏa sức nghiên cứu các tài nguyên đồ sộ này và bà đã tận dụng hết khả năng của nó.
Mối quan tâm rộng lớn, ấn tượng nhất của Hypatia thuộc về toán học và thiên văn học.
Nhưng trong thời điểm xã hội tăm tối, tôn giáo đang được đề cao, những gì quá nổi trội và quá khác lạ đều có nguy cơ bị quy là dị giáo. Hypatia không những thuộc phe thân cận với chính quyền ngoại đạo Orestes và bị Cyril, Tổng giám mục của thành Alexandria coi là một "chướng ngại" đối với giáo hội, mà những khái niệm toán học và triết học của bà lại khá mâu thuẫn với giáo lý của nhà thờ. Đại học Alexandria là trung tâm của văn hoá và khoa học, nơi này cũng không hề ủng hộ các học thuyết của tôn giáo. Chính vì điều này Alexandria đã bị phá hủy và Hypatia đã trở thành biểu tượng của bi kịch, đến mức cái chết của bà đã trở thành hiện thân cho tất cả những gì đã mất của nền văn minh bị nhấn chìm trong sự hỗn loạn bởi mẫu thuẫn giữa khoa học và tôn giáo.
Vào năm 415, khi đang trên đường về nhà sau khóa giảng bài hàng ngày ở trường đại học, Hypatia bị tấn công bởi đám đông các giáo sĩ Cơ đốc, họ kéo xe của bà vào nhà thờ, và tại đây, bà đã bị sỉ nhục và bị đánh đến chết. Sau cái chết của Hypatia, Đại học Alexandria cũng bị thiêu cháy theo lệnh của Cyril, và những ngôi đền của những người ngoại giáo cũng bị phá hủy. Đã có một cuộc di cư tập thể của các nhà trí thức và các nghệ sĩ từ thành phố Alexandria di tản đến các nơi khác hòng cứu lấy tính mạng. Cyril sau đó được tôn thành một vị thánh vì những nỗ lực của ông ta trong việc trấn áp nền ngoại giáo và chiến đấu vì đức tin chân chính. Cái chết của Hypatia từ lâu đã được công nhận như là một dấu hiệu đầu nguồn trong lịch sử mô tả thời đại cổ điển của chủ nghĩa ngoại giáo từ thời Kitô giáo.
Cái chết của Hypatia trở thành một trong những vụ giết người có tính toán và tàn ác nhất trong lịch sử.
Cái chết của Hypatia trở thành một trong những vụ giết người có tính toán và tàn ác nhất trong lịch sử. Mặc dù bà mất đi nhưng tên tuổi của bà trường tồn trong lịch sử khoa học. Cuộc khủng hoảng chính trị và tôn giáo của thời đại ấy đã dẫn đến cái chết của bà những cũng đã khiến bà trở nên bất tử.