Cách xem thước Lỗ ban chuẩn nhất
Cách xem thước Lỗ ban chuẩn nhất Cách dùng thước Lỗ ban chính xác Cách xem thước lỗ ban chuẩn nhất Thước Lỗ ban phong thủy được ứng dụng rất nhiều trong xây dựng, như kích thước xây mộ, xây nhà cửa ... ...
Cách xem thước Lỗ ban chuẩn nhất
Cách xem thước lỗ ban chuẩn nhất
Thước Lỗ ban phong thủy được ứng dụng rất nhiều trong xây dựng, như kích thước xây mộ, xây nhà cửa ... Để các bạn tìm hiểu rõ hơn về loại thước này, các bạn tham khảo chi tiết bài viết sau đây về các cung trong thước Lỗ ban và áp dụng đúng cách theo phong thủy khoa học.
Cách chuẩn bị lễ cúng khai trương
Văn khấn lễ động thổ
Những điều kiêng kỵ nên tránh khi xây dựng nhà cửa
Có lẽ từ rất lâu rồi cây thước lỗ ban đã được ông cha chúng ta sử dụng trong việc xây dựng nhà, làm cửa theo phong thủy với mong muốn của con người là cầu mong phúc lộc đến với gia đình. Ví dụ: bạn đang cần cầu phúc thì có thể chọn cung "nghinh phúc", bạn đang cần đỗ đạt thì có thể chọn cung "đăng khoa"... Nói một cách nôm na là chúng ta cần cái gì thì chọn đúng theo cung đó. Nhưng không phải ai cũng biết về cách sử dụng thước lỗ ban hoặc là biết cách sử dụng thước lỗ ban thì mỗi lần sử dụng lại phải lấy thước ra đo sao.
Trước tiên chúng ta nói qua phần cấu tạo của thước lỗ ban và ý nghĩa của các cung trong thước lỗ ban nhé: Khi kéo cây thước lỗ ban ra chúng ta sẽ thấy cây thước được chia làm 4 hàng: hàng thứ nhất là kích thước tính theo (cm), hàng thứ 2 là một dãy chữ, hàng thứ 3 cũng là 1 dãy chữ. Thực ra hàng thứ 2 và hàng thứ 3 là cấu tạo của 2 cây thước lỗ ban theo thứ tự là thước lỗ ban 38.8cm và thước lỗ ban 42.9cm. Theo chiều dài của thước lỗ ban thì cả 2 cây thước lỗ ban nhỏ được sắp xếp chồng lên nhau, khi chúng ta đo bằng thước lỗ ban nếu kích thước vào cung đỏ là tốt và kích thước vào cung đen là xấu. Điều chú ý là khi đo thì kích thước phải vào cả 2 cung đều đỏ thì mới là tốt nhất.
Các loại thước Lỗ ban và ý nghĩa
Ý nghĩa các cung thước lỗ ban 42.9cm được cấu tạo từ 8 cung: gồm 4 cung tốt và 4 cung xấu:
Cung số 1: Cung Tài: Cung của tiền bạc được chia thành:
Tài đức: Có tiền và có đức
Bảo khố: Kho báu
Lục hợp: Sáu hướng đều tốt (đông, tây, nam, bắc, trời và đất)
Nghinh phúc: Đón phúc đến
Cung số 2: Cung Bệnh (bệnh tật, ốm đau)
Thoát tài: hao tiền tốn của
Công sự: Tranh chấp thưa kiện
Lao chấp: Bị tù đày
Cô quả: Cô độc, cô đơn
Cung số 3: Cung Ly: chia lìa, rời xa
Trường khố: Dây dưa nhiều chuyện
Kiêp tài: Bị cướp của, mất của vì bị cướp
Quan quỉ: Chuyện xấu dính dáng tới quyền chức
Thất thoát: Mất mát
Cung số 4: Nghĩa (tình cảm)
Thêm đinh: có thêm con trai (có con gái không tính)
Ích lợi: Có lợi ích
Quý tử: Con cái ngoan ngoãn, giỏi giang
Đại cát: Rất tốt
Cung số 5: Quan (quan chức, quyền chức) ai cần phấn đấu cho sự nghiệp quan trường thì làm cung này
Thuận khoa: Thi cử đỗ đạt
Tài lộc: Tiền đến bất ngờ
Tấn ích: Làm ăn tấn tới
Phú phú: giàu có (không làm cũng giàu)
Cung số 6: Kiếp (cướp, kiếp nạn)
Tử biệt: có người mất
Khoái khẩu: Mất người
Ly hương: Xa cách quê nhà
Thất tài: Mất tiền
Cung số 7: Hại (thiệt hại)
Họa chí: Tai họa ập đến
Tử tuyệt: Đoạn tuyệt con cháu
Lâm bệnh: Mắc bệnh
Khẩu thiệt: Mang họa từ lời nói
Cung số 8: Bản ( vốn liếng, bổn mệnh)
Tài chí: tiền của đến
Đăng Khoa: Thi đỗ
Tiến bảo: Được tiền của
Hưng vượng: làm ăn hưng thịnh
Ý nghĩa các cung thước lỗ ban 38.8 cm gồm 10 cung có 6 cung tốt màu đỏ và 4 cung xấu màu đen
Cung số 1: Đinh (Con trai)
Phúc tinh: Sao phúc
Đỗ đạt: Thi cử đỗ đạt
Tài vượng: Tiền của đến
Đăng khoa: Thi đỗ
Cung cố 2: Hại
Khẩu thiệt: Mang họa vì lời nói
Lâm bệnh: Bị mắc bệnh
Tử tuyệt: Đoạn tuyệt con cháu
Họa chí: Tai họa ập đến bất ngờ
Cung số 3: Vượng
Thiên đức: Đức của trời
Hỷ sự: chuyện vui đến
Tiến bảo: Tiền của đến
Thêm phúc: Phúc lộc dồi dào
Cung số 4: Khổ
Thất thoát: mất của
Quan quỷ: tranh chấp, kiện tụng
Kiếp tài: bị cướp của
Vô tự: Không có con nói dõi tông đường
Cung số 5: Nghĩa
Đại cát: Cát lành
Tài vượng: Tiền của nhiều
Lợi ích: Thu được lợi
Thiên khố: kho báu trời cho
Quan Cung số 6:
Phú quý: Giàu có
Tiến bảo: Được của quý
Tài lộc: Tiền của nhiều
Thuận khoa: Thi đỗ
Cung số 7: Tử
Ly hương: Xa quê hương
Tử biệt: Có người mất
Thoát đinh: Con trai mất
Thất tài: Mất tiền của
Cung số 8: Hưng
Đăng khoa: Thi của đỗ đạt
Quý tử: Con ngoan
Thêm đinh: Có thêm con trai
Hưng vượng: giàu có
Cung số 9: Thất
Cô quả: Cô đơn
Lao chấp: Bị tù đày
Công sự: Dính dáng tới chính quyền
Thoát tài: Mất tiền của
Cung số 10: Tài
Nghinh phúc: phúc đến
Lục hợp: 6 hướng đều tốt
Tiến bảo: tiền của đến
Tài đức: Có tiền và có đức
Ngoài ra còn có loại thước lỗ ban 520 mm
Loại thước này được chia ra làm 8 cung lớn: Theo thứ tự từ cung QUÝ NHÂN, HIỂM HỌA, THIÊN TAI, THIÊN TÀI, NHÂN LỘC, CÔ ĐỘC, THIÊN TẶC, TỂ TƯỚNG. Mỗi cung lớn dài 65mm. Mỗi cung lớn lại được chia ra làm 5 cung nhỏ. Mỗi cung nhỏ dài 13mm.
Cách sử dụng thước Lỗ ban
- Nếu làm cửa mới: Ta lấy thước đo cửa chính từ TRÁI SANG PHẢI. (Có nghĩa là ta kê đầu thước có cung QUÝ NHÂN (Cung LỚN) vào sát da tường hoặc da khung ngoại của cửa ta định làm từ phía bên TRÁI và tiếp tục đo về phía bên PHẢI.
- Mỗi lần đo xong một thước, ta lấy bút chì làm dấu cuối thước (Nơi cuối cùng của cung TỂ TƯỚNG), và đem thước (Có đầu thước là cung QUÝ NHÂN) nối tiếp vào nơi dấu bút chì vừa rồi, và đo tiếp lần hai, lần ba v.v... Đến cung tốt ta muốn chọn thì dừng lại.
- Sau đó ta tiếp tục đo đến chiều cao của cửa theo cách trên.
- Nếu là cửa cũ: Ta kiễm tra cửa cũ đang sử dụng, thì ta đặt đầu thước có cung QUÝ NHÂN sát vào da tường hoặc da khung ngoại của cửa từ phía bên tay TRÁI của ta, lấy bút chì làm dấu cuối cây thước, và tiếp tục đem thước nối tiếp vào dấu bút chì vừa làm dấu, để đo lần hai, lần ba v.v...
Và đo tiếp cho đến khi đến da khung ngoại bên tay phải của ta, và nhìn vào thước, thì sẽ biết được chiều rộng của cửa ta đo LỌT LÒNG KHOẢNG TRỐNG BÊN TRONG rơi vào cung TỐT hay XẤU...
- Sau đó ta tiếp tục đo đến chiều cao của cửa theo cách trên.
- Các bạn căn cứ vào cách đo như trên, để suy ra và áp dụng vào nhiều việc khác...
Kinh nghiệm lấy số đo nhanh và chính xác:
Ví dụ làm cửa mới:
- Nếu ta dự kiến làm cửa mới có khung ngoại, đo LỌT LÒNG KHOẢNG TRỐNG BÊN TRONG là 3,20 m.
- Mỗi lần đo một thước là 0,52 m (520 mm), ta tính cho 6 lần đo là 3,12 m (3.120 mm). Sau đó ta lấy thước dây cuộn loại 5 m, kéo dài ra và lấy bút chì làm dấu vào vị trí 3,12 m. Tiếp đến ta lấy cây thước Lỗ ban, kê đầu thước có cung QUÝ NHÂN (Cung lớn) vào dấu bút chì ở vị trí 3,12 m, thì ta thấy phần thừa còn lại là 0,08 m (80 mm) so với 3,20 m ta dự kiến ban đầu.
- Ta nhìn vào thước Lỗ ban và thước dây cuộn, ta thấy vị trí 3,20 m rơi vào cung tốt hay cung xấu của thước Lỗ ban. Nếu vị trí 3,20 m rơi vào cung xấu của thước Lỗ ban, thì ta điều chỉnh lại chút ít, để rơi vào kích thước cung tốt (Cung tốt NHỎ) của thước Lỗ ban.
- Tất nhiên ta chọn vào giửa cung tốt (Của cung NHỎ: 1 trong 5 cung tốt của cung LỚN), chứ không phải ngay vạch cắt giữa cung nhỏ này với cung nhỏ kia, vì nó chẳng mang ý nghĩa gì cả.
-Căn cứ vào cách đo nhanh và chính xác như trên mà áp dụng vào các việc khác...
- CHÚ Ý: Khi ta đo đến một cung tốt (Cung nhỏ) nào, thì ta sẽ hiểu ý nghĩa của cung tốt đó nói tốt về việc gì (1 trong 5 cung tốt), chứ không phải mang hết ý nghĩa tốt cho cả cung LỚN. Kể cả cung xấu cũng vậy ta chỉ hiểu ý cung xấu nói gì của 1 trong 5 cung xấu đó, chứ không phải mang hết ý nghĩa cả 5 cung xấu trong 1 cung lớn.