15/01/2018, 10:31

Cách tính lương giáo viên THPT theo quy định mới nhất 2017

Cách tính lương giáo viên THPT theo quy định mới nhất 2017 Hệ số lương của giáo viên trung học phổ thông Cách tính lương giáo viên THPT theo quy định mới nhất Theo quy định mới nhất của Thông tư liên ...

Cách tính lương giáo viên THPT theo quy định mới nhất 2017

Cách tính lương giáo viên THPT theo quy định mới nhất

Theo quy định mới nhất của Thông tư liên tịch 23/2015/TTLT-BGDĐT-BNV, mức lương của giáo viên THPT sẽ tương ứng với 3 hạng chức danh nghề nghiệp. Nội dung chi tiết mời các bạn tham khảo để nắm rõ về cách tính lương giáo viên THPT mới nhất hiện nay.

Quy định về Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học mới nhất

Cách tính lương giáo viên tiểu học theo quy định mới nhất 2017

Cách tính lương giáo viên THCS theo quy định mới nhất 2017

Cách tính lương giáo viên THPT theo quy định mới nhất

Ngày 16/9/2015, Bộ Giáo dục Đào tạo và Bộ Nội Vụ ban hành Thông tư liên tịch 23/2015/TTLT-BGDĐT-BNV quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học phổ thông (THPT) công lập.

Theo đó, các chức danh nghề nghiệp giáo viên THPT được áp dụng Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, viên chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước ban hành kèm theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP như sau:

  • Chức danh nghề nghiệp giáo viên THPT hạng I được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm A2.1 (từ hệ số lương 4,40 đến hệ số lương 6,78);
  • Chức danh nghề nghiệp giáo viên THPT hạng II được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm A2.2 (từ hệ số lương 4,00 đến hệ số lương 6,38);
  • Chức danh nghề nghiệp giáo viên THPT hạng III được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A1 (từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98).

Viên chức được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp giáo viên THPT có hệ số bậc lương bằng ở ngạch cũ thì thực hiện xếp ngang bậc lương và phần trăm phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) đang hưởng ở ngạch cũ (kể cả tính thời gian xét nâng bậc lương lần sau hoặc xét hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung nếu có ở ngạch cũ) vào chức danh nghề nghiệp mới được bổ nhiệm.

Việc thăng hạng viên chức giáo viên THPT được thực hiện sau khi đã được cấp có thẩm quyền bổ nhiệm vào chức danh giáo viên THPT theo quy định và thực hiện xếp lương theo hướng dẫn.

Mã số và phân hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học phổ thông:

Chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học phổ thông trong các trường trung học phổ thông công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân bao gồm:

1. Giáo viên trung học phổ thông hạng I - Mã số: V.07.05.13

2. Giáo viên trung học phổ thông hạng II - Mã số: V.07.05.14

3. Giáo viên trung học phổ thông hạng III - Mã số: V.07.05.15

Quy định có hiệu lực từ ngày 3/11/2015.

Cách tính lương của giáo viên:

Lương của giáo viên bằng: Hệ số lương x mức lương cơ sở.

Mức lương cơ sở từ ngày 1/5/2016 là: 1.210.000 đồng/tháng.

Từ ngày 1/7/2017: Mức lương cơ sở sẽ là: 1.300.000 đ/tháng kèm Theo Nghị Quyết 27/2016/QH14 ngày 11/11/2016 của Quốc hội. Chi tiết xem tại đây: Mức lương cơ sở 2017.

Công thức nào cho tính lương giáo viên THPT?

Nhiều giáo viên thắc mắc và gửi câu hỏi tới VnDoc.com về công thức cụ thể tính lương giáo viên THPT. VnDoc.com xin giải đáp như sau:

Hiện nay thang, bảng lương của giáo viên phổ thông được được quy định trong Nghị định số 204/2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ công chức, viên chức.... Theo đó, giáo viên phổ thông được hưởng lương theo bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, viên chức trong các đơn vị sự nghiệp, giáo viên được xếp vào ngạch viên chức.

Như vậy, công thức nào cho lương giáo viên quả là bài toán khó giải. Vì quy định về chế độ phụ cấp thêm đối với mỗi giáo viên còn do các trường áp dụng quy định và thực hiện.

Thực tế, xét về thang, bậc lương của nhà giáo, chưa phải hoàn toàn là một trong những thang bậc lương cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính, sự nghiệp. Tốt nghiệp đại học, cũng như những ngành khác nhà giáo đều có lương bậc 1 là 2,34, nhưng một số ngạch lương chưa bằng ngành khác như: Giáo viên trung học cao cấp có hệ số lương bậc 1 là 4,0 thấp hơn ngạnh chuyên viên chính là bậc 1 là 4,40, trong khi đó chuyên viên chỉ yêu cầu trình độ đại học, còn giáo viên trung học cao cấp phải có trình độ sau đại học.

Ngoài ra, các chế độ phụ cấp cũng còn nhiều bất cập, mức phụ cấp ưu đãi cho cán bộ, giáo viên công tác ở vùng có điều kiện kinh tế khó khăn còn chưa tương xứng với những khó khăn, vất vả mà họ phải chịu đựng. Phụ cấp đối với giáo viên dạy môn chuyên cũng giống như giáo viên không chuyên trong các trường chuyên biệt là không công bằng.

Theo báo cáo của Công đoàn giáo dục Việt Nam, nhiều địa phương còn có tình trạng nợ tiền lương, đặc biệt nợ lương phụ cấp ưu đãi, tiền lương dạy thêm giờ, dạy phổ cập giáo dục, phụ cấp ưu đãi và phụ cấp thu hút cho nhà giáo ở vùng khó khăn.

Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật giáo dục được Quốc hội thông qua ngày 25/11/2009, có hiệu lực từ ngày 1/7/2010 nhưng phải tới tháng 7/2011 Chính phủ mới ban hành văn bản hướng dẫn về tính và trả phụ cấp thâm niên cho nhà giáo, nên nhiều giáo viên công tác lâu năm đến nay vẫn chưa được hưởng loại phụ cấp này.
0