Cách tính diện tích hình bình hành, chu vi hình bình hành, công thức tính như thế nào
được chia sẻ dưới đây sẽ giúp cho các bạn, các em học sinh vận dụng và áp dụng giải quyết những bài toán thực tế một cách nhanh nhất. Công thức tính diện tích ...
Công thức tính diện tích hình bình hành, hay cách tính diện tích hình tam giác, hình vuông, hình tròn là một kiến thức khá quan trọng khi áp dụng vào việc tính toán các dạng bài tập trong chương trình giáo dục hoặc công việc thiết kế. Tuy vậy trên thực tế không phải ai cũng nắm rõ công thức tính chu vi và diện tích hình bình hành cũng như cách áp dụng vào thực tế.
Thông qua bài viết này, Zaidap.com hy vọng bạn đọc sẽ hiểu thêm một kiến thức toán học vô cùng quan trọng và được áp dụng khá phổ biến
Công thức, cách tính chu vi hình bình hành và diện tích hình bình hành
Công thức tính chu vi hình bình hành
Zaidap.com sẽ cung cấp cho các bạn khái niệm, công thức tính chu vi hình bình hành và ví dụ đơn giản, dễ hiểu nhất về cách tính chu vi, diện tích hình bình hành.
- Khái niệm chu vi hình bình hành : chu vi của một hình bình hành bằng 2 lần tổng một cặp cạnh kề nhau bất kỳ. Nói cách khác, chu vi hình bình là tổng độ dài của 4 cạnh hình bình hành.
- Công thức tính chu vi hình bình hành :
Công thức: C= (a+b) x 2
Trong đó:
C : Chu vi hình bình hành
a và b : Hai cạnh bất kỳ của hình bình hành
Ví dụ: Cho một hình bình hành ABCD có hai cạnh a và b lần lượt là 5 cm và 7 cm. Hỏi chu vi của hình bình hành ABCD bằng bao nhiêu?
Áp dụng công thức tính chu vi hình bình hành ta có:
C = (a +b) x 2 = (7 + 5) x 2 =12 x 2 = 24 cm
Công thức tính diện tích hình bình hành
- Khái niệm diện tích hình bình hành : Diện tích hình bình hành bằng tích của cạnh đáy nhân với chiều cao.
- Công thức tính diện tích hình bình hành:
Công thức: S= a x h
Trong đó:
a: cạnh đáy của hình bình hành
h : chiều cao (nối từ đỉnh tới đáy của một hình bình hành)
Ví dụ: Có một hình bình hành có chiều dài cạnh đáy CD = 8cm và chiều cao nối từ đỉnh A xuống cạnh CD dài 5cm. Hỏi diện tích của hình bình hành ABCD bằng bao nhiêu?
Theo công thức tính diện tích hình bình hành, ta áp dụng vào để tính diện tích hình bình hành như sau:
Có chiều dài cạnh đáy CD (a) bằng 8 cm và chiều cao nối từ đỉnh xuống cạnh đáy bằng 5 cm. Suy ra ta có cách tính diện tích hình bình hành:
S (ABCD) = a x h = 8 x 5 = 40 cm
Tất nhiên ví dụ trên đây chỉ mang tính chất cơ bản và khá dễ áp dụng, đối với các bài toán phức tạp hơn, người làm cần vận dụng thêm mối tương quan giữa các thành phần trong một công thức và các công thức khác để giải quyết bài toán.
Trên đây là công thức tính chu vi và diện tích hình thang thường, đối với các dạng hình thang vuông, hình thang cân, cách tính cũng tương tự như trên.
Trong toán học hoặc nhiều bài toán thiết kế hình học thực tế, các công thức tính chu vi và diện tích hình tròn, công thức tính diện tích hình tam giác , hình chữ nhật đã trở nên khá phổ biến và gần như được áp dụng thường xuyên. Cũng bởi vậy, việc nắm vững cách tính diện tích hình bình hành, chu vi hình bình hành sẽ giúp bạn có thể dễ dàng giải quyết được nhiều bài toán kết hợp nhiều hình phức tạp hơn.
Hình bình hành cũng như hình tròn đều là những hình có thể được coi là khó hơn các hình vuông, chữ nhật một chút, chính vì thế mà các tính năng diện tích cũng có phần rắc rối hơn. Hình tròn là một hình học chúng ta sẽ thường xuyên gặp trong các bài toán hay cả trong cuộc sống hằng ngày, nắm được cách tính chu vi hình tròn, diện tích hình tròn sẽ giúp các bạn dễ dàng giải các bài toán cũng như công việc ngoài cuộc sống một cách dễ dàng.
http://thuthuat.taimienphi.vn/cach-tinh-dien-tich-hinh-binh-hanh-chu-vi-hinh-binh-hanh-cong-thuc-tinh-nhu-the-nao-22970n.aspx
Chúc các bạn thành công!