1. Nguyên liệu nấu khoai mì nước cốt dừa
2. Sơ chế nguyên liệu để luộc khoai mì
- Khoai mì mua về cần được sơ chế kỹ càng để loại bỏ hết các độc tố bên trong. Đầu tiên, lột sạch hết lớp vỏ ngoài của khoai mì rồi rửa sạch. Sau đó, chuẩn bị một thau nước muối pha loãng, cho tất cả khoai mì vừa lột vỏ vào ngâm trong khoảng 1 tiếng đồng hồ. Như vậy, khoai mì sẽ ra hết chất nhựa và làm sạch các độc tố ở lớp thịt gần phần vỏ.
- Tiếp theo, vớt khoai ra, rửa lại bằng nước lạnh thật sạch, để ráo và cắt khúc từ 5 - 7 cm.
Khoai mì lột vỏ, ngâm muối, rửa sạch và cắt thành từng khúc.
- Lá dứa đem rửa sạch, để cắt nhỏ và để riêng ra.
- Cho dừa nạo sẵn vào một cái tô, thêm 1/2 chén nước ấm vào và bóp mạnh tay cho dừa ra hết nước cốt. Sau đó, lấy một tấm vải lọc hay cái rây nhuyễn để lọc nước cốt dừa. Thực hiện tương tự nhiều lần như vậy sẽ lọc được hết nước cốt và đem bỏ phần xác dừa.
Dùng tay vắt mạnh dừa nạo lấy nước cốt.
- Nếu không có thời gian, có thể mua ngay nước cốt dừa đã bán sẵn ở các quầy bán dừa trong chợ sẽ tiết kiệm được nhiều thời gian và công sức hơn.
- Tiếp đến, cho thêm một chút muối, đường vào nước cốt dừa rồi khuấy đều cho đường, muối tan hết. Ngoài ra, nếu muốn tăng vị béo cho nước cốt dừa thì nên giảm độ ngọt của đường lại, tăng thêm lượng sữa tươi.
3. Cách nấu khoai mì nước cốt dừa
- Chuẩn bị một cái nồi rồi xếp lá dứa xuống bên dưới đáy nồi, xếp củ mì lên trên và đổ phần nước cốt dừa vào sao cho xâm xấp với phần củ mì là được.
Cho khoai mì, lá dứa vào nồi cùng nước dừa và đun sôi.
- Bắc nồi lên bếp, nấu với lửa vừa và nêm thêm 1/2 muỗng cà phê muối để thêm phần đậm đà. Khi nào thấy nước trong nồi cạn gần hết thì cho thêm chén nước cốt dừa vào, lưu ý là rưới đều khắp nồi và nấu thêm khoảng 5 phút nữa cho nước cốt dừa thấm đều xung quanh củ mì.
- Làm muối mè chấm khoai mì: cho 3 muỗng mè trắng rang, 2 muỗng đường, 1 muỗng cà phê muối vào bát trộn đều và tùy theo khẩu vị của từng người, có thể thêm đường hay mè tùy thích.
Làm muối mè chấm khoai mì.
- Cuối cùng, cho khoai mì ra đĩa, rắc muối mè lên trên hoặc chấm trực tiếp với muối mè đều ngon. Củ khoai mì luộc xong có mùi thơm thoang thoảng của lá dứa cùng vị khoai mì bùi bùi, béo ngậy.
Món khoai mì nước cốt dừa vừa béo vừa dẻo lại có mùi thơm thoang thoảng của lá dứa.
4. Những công dụng và điều cần lưu ý khi ăn khoai mì
- Xét về mặt dinh dưỡng, khoai mì khá giàu năng lượng, chất bột, chất khoáng, vitamin C,...Ngoài ra, do có chứa nhiều carbohydrate nên cung cấp cho cơ thể nhiều năng lượng. Khoai mì còn chứa một lượng lớn chất xơ sẽ thúc đẩy cảm giác no lâu và giúp giảm cân, đốt cháy lượng mỡ thừa hiệu quả.
- Bên cạnh đó, khoai mì còn có tác dụng giảm mức cholesterol không lành mạnh ra khỏi cơ thể và làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Tuy nhiên, trong khoai mì có chứa nhiều acid cyanhydric gây rối loạn tiêu hóa, vì vậy tuyệt đối không cho phụ nữ mang thai và trẻ ăn khoai mì.
Khoai mì không chỉ là món ăn dân dã, mà rất giàu năng lượng và có khả năng chữa được nhiều bệnh.
- Khi khoai mì mới nhổ lên, thì phải nấu ngay không được nấu quá lâu; còn nếu chưa nấu thì nên vùi lại xuống đất. Đặc biệt, khi luộc khoai mì, nên thay nước luộc khoảng 2 - 3 lần để loại bỏ bớt độc tố bên trong.
Như vậy, chúng ta đã hoàn thành cách luộc khoai mì nước cốt dừa cực kì đơn giản và không cần cầu kỳ trong khâu chuẩn bị nguyên liệu. Với bí quyết này, bạn có thể tự tay vào bếp thực hiện để mang đến cho gia đình thân yêu một đĩa khoai mì có mùi thơm ngọt của lá dứa, vị ngon dẻo của khoai mì hòa quyện với nước dừa béo ngậy, chút mè rang bùi bùi, thật hấp dẫn, phải thử ngay và khó lòng bỏ qua.
Theo Hà Vy Tổng hợp / yeutre.vn
Mời các bạn xem clip hướng dẫn làm bánh flan caramen