Cách nấu bún mọc sườn heo cho bữa sáng cả gia đình
Cách nấu bún mọc sườn heo là món ngon mang đậm vị miền Bắc, nhất là Hà Nội. Từ những nguyên liệu gần gũi, thao tác nhanh gọn, bữa sáng cả nhà sẽ ngon miệng và ấm áp hơn bao giờ hết. Cách nấu bún mọc sườn heo là món ngon mang đậm vị miền Bắc, nhất là Hà Nội. Từ những nguyên liệu gần gũi, thao ...
Cách nấu bún mọc sườn heo là món ngon mang đậm vị miền Bắc, nhất là Hà Nội. Từ những nguyên liệu gần gũi, thao tác nhanh gọn, bữa sáng cả nhà sẽ ngon miệng và ấm áp hơn bao giờ hết.
Cách nấu bún mọc sườn heo là món ngon mang đậm vị miền Bắc, nhất là Hà Nội. Từ những nguyên liệu gần gũi, thao tác nhanh gọn, bữa sáng cả nhà sẽ ngon miệng và ấm áp hơn bao giờ hết.
Nguyên liệu nấu bún mọc
- Giò: 200 gram giò sống; 100 gram giò lụa chín
- Sườn non: 300 gram
- Bún tươi: 0,7 – 0,8 kg
- Hành: 100 gram; 2 củ hành tím
- Nấm hương (hoặc nấm đông cô): 20 gram
- Gia vị nấu bún mọc: hạt nêm, nước mắm, tiêu, bột ngọt, dầu ăn…
- Rau ăn kèm bún mọc: Rau chuối bào, các loại rau thơm, rau húng…
- Gia vị ăn kèm bún mọc: dấm tỏi, tương ớt, chanh
Cách nấu bún mọc
Bước 1: Chuẩn bị nước dùng và mọc
Sườn non: Sau khi mua về, rửa sạch rồi chặt miếng vừa ăn. Chần qua sườn với nước sôi cho sạch bọt bẩn và để khi nấu nước dùng được trong hơn. Chần xong, đem rửa lại sườn với nước sạch.
Cho sườn vào nồi và đổ ngập chừng 1,5 lít nước lọc. Bắc nồi lên bếp rồi ninh để lấy nước dùng. Ban đầu, bạn ninh với lửa lớn. Khi nước dùng đã sôi, bạn cho vào ½ thìa cafe bột nêm rồi hạ nhỏ lửa. Ninh sườn trong khoảng 30 phút.
Làm mọc: Ngâm nở rồi cắt chân nấm hương. Trộn đều giò sống với một ít hạt nêm + hạt tiêu cho dẻo rồi nhồi vào bụng nấm.
Bước 2: Sơ chế các nguyên liệu khác
Giò lụa chín: Thái giò thành dạng sợi dài. Tuy nhiên, bạn cũng không nên thái mỏng quá để tránh giò bị vụn.
Hành lá: Rửa sạch, cắt rễ rồi đem thái thật nhỏ.
Hành tím: Bóc vỏ, cắt chân và rửa sạch. Làm xong, bạn đem hành đập dập rồi băm nhỏ.
Bún tươi: Đun một nồi nước sôi rồi cho bún vào chần. Chần bún khoảng 1 phút thì trút ra rổ sạch và vẩy ráo nước.
Bước 3: Hoàn thiện món bún mọc
Cho 1 – 2 thìa cafe dầu ăn vào một chiếc nồi khác rồi phi thơm hành tím đã đập dập. Phi xong, bạn trút phần hành phi này vào nồi nước dùng đang đun.
Khi nồi nước dùng sôi trở lại, bạn thả mọc nấm đã làm vào nấu cùng. Vớt bỏ bọt (nếu còn) để cho nước trong hơn rồi nêm lại gia vị cho vừa. Khi nào nấm mọc nổi lên trên mặt nước tức là mọc đã chín.
Bước 4: Thưởng thức bún mọc
Cho vắt bún ra tô theo khẩu phần. Tiếp đến, bạn xếp phần giò lụa đã thái lên trên mặt tô bún rồi rắc tiếp hành lá vào. Múc nước dùng với cả phần mọc, sườn và chế đều lên tô bún.
Múc bún xong, bạn dọn ra kèm các loại rau sống, gia vị ăn kèm sau đó thưởng thức theo khẩu vị của mỗi người.
Một số bí quyết giúp bạn nấu bún mọc ngon
Ninh nước dùng: Trong quá trình ninh nước dùng, bạn thường xuyên dùng muôi vớt bọt ra khỏi nồi. Khi ninh xương, bạn không nên dùng nồi áp suất vì như vậy nước sẽ rất dễ bị đục, món ăn kém hấp dẫn.
Mọc sống (giò sống): cần được làm luôn sau khi xay sẽ ngon nhất. Tuy nhiên, nếu điều kiện không cho phép thì bạn cần giữ giò lạnh trong suốt quá trình chờ thực hiện. Việc lưu giữ này sẽ giúp giò dẻo hơn, không bị bỏ trong quá trình nấu.
Bún mọc sườn nhất định không thể thiếu mắm tôm. Mắm tôm sẽ được nêm trực tiếp khi thưởng thức bún nóng, do vậy bạn cần hết sức chú ý tới vấn đề vệ sinh. Nên chọn mua mắm tôm ở những nơi uy tín hoặc làm chín mắm tôm trước khi sử dụng để đảm bảo an toàn.
Một tô bún mọc để khởi đầu ngày mới đã là lựa chọn phổ biến, quen thuộc của rất nhiều người. Vì vậy, thay vì đi mua ngoài hàng quán không đảm bảo thì mỗi sáng, bạn hãy dành ra một chút thời gian để áp dụng cách nấu bún mọc này cho cả nhà nhé.
Chuyên mục nội trợ nấu ăn trênh kênh cẩm nang phụ nữ, sức khỏe, làm đẹp agiadinh.net cchúc các bạn thực hiện thành công món bún mọc.