12/01/2018, 16:47

Cách mạng xã hội chủ nghĩa có mục tiêu, động lực và các nội dung cơ bản nào?

Cách mạng xã hội chủ nghĩa có mục tiêu, động lực và các nội dung cơ bản nào? - Mục tiêu, của cách mạng xã hội chủ nghĩa Mục tiêu cao nhất của cách mạng xã hội chủ nghĩa là thực hiện thành công chủ nghĩa cộng sản: biến con người từ vương quốc của tất yếu sang vương quốc của tự do ...

Cách mạng xã hội chủ nghĩa có mục tiêu, động lực và các nội dung cơ bản nào?

- Mục tiêu, của cách mạng xã hội chủ nghĩa Mục tiêu cao nhất của cách mạng xã hội chủ nghĩa là thực hiện thành công chủ nghĩa cộng sản: biến con người từ vương quốc của tất yếu sang vương quốc của tự do

-      Mục tiêu, của cách mạng xã hội chủ nghĩa

Mục tiêu cao nhất của cách mạng xã hội chủ nghĩa là thực hiện thành công chủ nghĩa cộng sản: biến con người từ vương quốc của tất yếu sang vương quốc của tự do; tạo nên một thể liên hiệp trong đó sự phát triển tự do của mỗi người là điều kiện cho sự phát triển tự do của tất cả mọi người.

Mục tiêu cao cả nhất đó được thực hiện dần từng bước, trải qua hai giai đoạn cơ bản với mục tiêu cụ thể của nó là: Giai đoạn thứ nhất - chiếm lĩnh quyền lực nhà nước. Giai cấp công nhân phải đoàn kết và lãnh đạo các giai cấp, tầng lớp nhân dân lao động khác thực hiện một cuộc cách mạng lật đổ chính quyền nhà nước của giai cấp áp bức, bóc lột; xác lập chính quyền mới - chính quyền cách mạng của nhân dân lao động.

Giai đoạn thứ hai - tổ chức xây dựng xã hội mới. Giai cấp công nhân phải tập hợp các tầng lớp nhân dân lao động thành lực lượng sáng tạo lịch sử, xây dựng thành công xã hội mới - xã hội xã hội chủ nghĩa; trên cơ sở đó mới có thể dần từng bước tiến tới giai đoạn cao của hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa, tức là thực hiện được mục tiêu cao nhất của nó.

-    Động lực của cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa

+ Khái quát chung về động lực cách mạng xã hội chủ nghĩa:

Cách mạng xã hội chủ nghĩa với mục đích giải phóng giai cấp công nhân, nhân dân lao động ra khỏi tình trạng bị áp bức bóc lột, đưa lại cuộc sông ấm no hạnh phúc cho nhân dân lao động, do vậy thu hút được sự tham gia của quần chúng nhân dân lao động trong suốt quá trình cách mạng.

+ Phân tích cụ thể các lực lượng tạo thành động lực cách mạng xã hội chủ nghĩa:

Thứ nhất, lực lượng giai cấp công nhân.

Giai cấp công nhân là lực lượng quan trọng nhất tạo thành động lực cách mạng xã hội chủ nghĩa. Giai cấp này là giai cấp vừa ở vị trí lãnh dạo, vừa là lực lượng cơ bản tạo thành động lực chủ yếu của cách mạng xã hội chủ nghĩa.

Giai cấp công nhân là sản phẩm của nền sản xuất đại công nghiệp, do vậy ngày càng tăng lên về số lượng, nâng cao về chất trong xã hội hiện đại. Giai cấp công nhân là lực lượng lao động chủ yếu tạo nên sự giàu có trong xã hội hiện đại, là lực lượng xã hội đi đầu trong cuộc đấu tranh xoá bỏ chế độ tư bản chủ nghĩa và trong công cuộc cải tạo và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Vì vậy có thể khẳng dịnh, giai Gấp công nhân là lực lượng hàng đầu bảo đảm cho sự thắng lợi của cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa. Thực tế lịch sử trên thế giới đã chứng minh, khi nào và ở dâu phong trào công nhân vững mạnh, sự lãnh đạo chính đảng của giai cấp công nhân sáng suốt thì cách mạng xã hội chủ nghĩa giành được thắng lợi, những lực lượng phản động quốc tế bị đẩy lùi. Ở đâu và khi nào phong trào công nhân bị suy yếu, sự lãnh đạo của giai cấp công nhân giảm sút, thiếu sự thống nhất thì cách mạng xã hội chủ nghĩa sẽ gặp khó khăn.

Thứ hai, lực lượng giai cấp nông dân.

Đối với những quốc gia, dân tộc mà lực lượng nông dân còn là lực lượng đông đảo trong xã hội thì đây chính là một lực lượng hết sức quan trọng của sự hình thành khối “liên minh công - nông" - lực lượng giữ vai trò nòng cốt của khối lực lượng cách mạng tạo nên động lực to lớn của cách mạng xã hội chủ nghĩa. Nếu thiếu sự liên minh này thì có thể nói bài đơn ca của giai cấp vô sản sẽ bị biến thành một bài ai điếu.

Giai cấp nông dân có nhiều lợi ích cơ bản thống nhất với lợi ích của giai cấp công nhân, giai cấp này trở thành động lực to lớn trong cách mạng xã hội chủ nghĩa. Trong cuộc đấu tranh giành chính quyền, giai cấp công nhân chỉ giành được thắng lợi khi lôi kéo được giai cấp nông dân đi theo mình.

Trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội cũng vậy, giai cấp công nhân chỉ có thể hoàn thành được sứ mệnh lịch sử của mình, khi đại đa số giai cấp nông dân đi theo giai cấp công nhân. Đứng về phương diện kinh tế, giai cấp nông dân là một lực lượng lao động quan trọng trong xã hội. Đứng về phương diện chính trị - xã hội, giai cấp nông dân là một lực lượng cơ bản tham gia bảo vệ chính quyền nhà nước xã hội chủ nghĩa. Vì vậy, “nguyên tắc cao nhất của chuyên chính vô sản là duy trì khối liên minh giữa giai cấp vô sản và nông dân”. Trên cơ sở khối liên minh công - nông vững chắc mới có thể tạo ra được sức mạnh của khối đoàn kết rộng rãi các lực lượng tiến bộ trong các tầng lớp nhân dân lao động khác trong cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa.

Thứ ba, các lực lượng khác.

Tạo thành động lực cách mạng xã hội chủ nghĩa còn là nhiều tầng lớp nhân dân lao động khác, trong đó đội ngũ (tầng lớp) trí thức có một vị trí hết sức quan trọng, đặc biệt do nhu cầu phát triển của xã hội công nghiệp hiện đại và sự phát triển của kinh tế thị trường, chẳng những đội ngũ công nhân làm thuê có trình độ đào tạo, đào tạo ở trình độ cao ngày càng tăng lên mà bản thân đội ngũ lao động trí thức cũng phát triển hết sức nhanh chóng. Vai trò của đội ngũ này ngày càng tăng trong xã hội và giữ vai trò hết sức quan trọng trong tiến trình phát triển của xã hội hiện đại. Vấn đề là ở chỗ đội ngũ này phục vụ lợi ích của giai cấp nào.

-    Nội dung của cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa

Mọi cuộc cách mạng xã hội đều diễn ra trên một phạm vi hết sức rộng lớn và toàn diện của đời sống xã hội. Cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa là cuộc cách mạng triệt để nhạt trong lịch sử, do vậy, nó phải được tiến hành cải tạo xã hội một cách căn bản trên mọi lĩnh vực xã hội; trong đó vừa cải tạo cái cũ vừa xây dựng cái mới mà xây dựng cái mới là căn bản.

+ Trên lĩnh vực chính trị:

*     Nội dung trước tiên của cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa phải thực hiện là đập tan nhà nước của giai cấp bóc lột, giành chính quyền về tay giai cấp công nhân, nhân dân lao động, đưa những người lao động từ địa vi nô lệ làm thuê lên địa vị làm chủ xã hội. Bước tiếp theo là cần phải tạo điều kiện làm sâu rộng thêm nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, mà thực chất của quá trình đó là ngày càng thu hút đông đảo quần chúng nhân dân lao động tham gia vào quản lý xã hội, quản lý nhà nước.

*     Để nâng cao hiệu quả trong việc tập hợp, tổ chức nhân dân tham gia vào các công việc của nhà nước xã hội chủ nghĩa, Đảng Cộng sản và nhà nước xã hội chủ nghĩa phải thường xuyên chăm lo nâng cao kiến thức về mọi mặt cho người dần, đặc biệt là văn hoá chính trị. Bên cạnh việc nâng cao trình độ tri thức cho người dân, Đảng và Nhà nước xã hội chủ nghĩa phải quan tâm tới xây dựng hệ thống luật pháp, hoàn thiện cơ chế, có những biện pháp để cho nhân dân lao động tham gia hoạt động quản lý xã hội, quản lý nhà nước.

+ Trên lĩnh vực kinh tế:

Những cuộc cách mạng trước đây về thực chất chỉ là cuộc cách mạng chính trị, bởi vì, về căn bản nó được kết thúc bằng việc lật đổ ách thống trị của giai cấp này, thay thế bằng sự thống trị của giai cấp khác. Cách mạng xã hội chủ nghĩa, về thực chất là có tính chất kinh tế. Việc giành chính quyền về tay giai cấp công nhân và nhân dân lao động mới chỉ là bước đầu. Nhiệm vụ trọng tâm có ý nghĩa quyết định cho sự thắng lợi của cách mạng xã hội chủ nghĩa phải là phát triển kinh tế, không ngừng nâng cao nâng suất lao động, cải thiện đời sống nhân dân.

*     Cách mạng xã hội chủ nghĩa trong lĩnh vực kinh tế, trước hết phải thay đổi vị trí, vai trò của người lao động đối với tư liệu sản xuất chủ yếu, thay thế chế độ chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất bằng chế độ sở hữu xã hội chủ nghĩa với những hình thức thích hợp; thực hiện những biện pháp cần thiết gắn người lao động với tư liệu sản xuất.

*    Cùng với cải tạo quan hệ sản xuất cũ, xây dựng quan hệ sản xuất mới xã hội chủ nghĩa, nhà nước xã hội chủ nghĩa phải tìm mọi cách phát triển lực lượng sản xuất, không ngừng nâng cao năng suất lao động, trên cơ sở đó từng bước cải thiện đời sống nhân dân.

+ Trên lĩnh vực tư tưởng - văn hoá:

Trong điều kiện xã hội mới - xã hội chủ nghĩa, giai cấp công nhân cùng với nhân dân lao động là chủ thể sáng tạo ra các giá trị tư tưởng - văn hoá mới xã hội chủ nghĩa với những nội dung cơ bản sau:

*     Làm cho hệ tư tưởng khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin trở thành hệ tư tưởng chính thống trong đời sống tư tưởng - văn hoá của toàn xã hội; trở thành thế giới quan và phương pháp luận khoa học phổ biến định hướng mọi hoạt động sáng tạo của Đảng và quần chúng nhân dân.

*    Trên cơ sở phê phán và kế thừa, nâng cao các giá trị tư tưởng - văn hoá truyền thống của dân tộc, tiếp thu các giá trị tư tưởng - văn hoá tiên tiến của thời đại, cách mạng xã hội chủ nghĩa trên lĩnh vực tư tưởng - văn hoá thực hiện việc giải phóng những người lao động về mặt tinh thần thông qua xây dựng từng bước thế giới quan và nhân sinh quan mới cho người lao động, hình thành những con người mới xã hội chủ nghĩa, giàu lòng yêu nước thương dân, có bản lĩnh chính trị, nhân văn, nhân đạo, có hiểu biết, có khả năng giải quyết một cách đúng đắn mối quan hệ cá nhân, gia đình và xã hội.

soanbailop6.com

0