Để thành công trong thời đại của thay đổi
Ngày nay mọi học sinh đều đối diện với thị trường việc làm thay đổi nhanh chóng, điều yêu cầu các kĩ năng và tri thức khác với điều đã được yêu cầu trong năm mươi năm qua. Nhiều phương pháp dạy được thiết kế vào cuối thế kỉ 19 mà chúng ta hiện đang dùng không còn là khả thi cho nền kinh tế được dẫn ...
Ngày nay mọi học sinh đều đối diện với thị trường việc làm thay đổi nhanh chóng, điều yêu cầu các kĩ năng và tri thức khác với điều đã được yêu cầu trong năm mươi năm qua. Nhiều phương pháp dạy được thiết kế vào cuối thế kỉ 19 mà chúng ta hiện đang dùng không còn là khả thi cho nền kinh tế được dẫn lái bởi công nghệ này. Mô hình “học thuộc lòng theo trí nhớ” truyền thống không còn có tác dụng trong môi trường đang thay đổi nhanh này. Hội tụ vào các kì thi và bằng cấp thay vì tri thức và kĩ năng là lỗi thời. Tương lai của đất nước chúng ta tuỳ thuộc vào các học sinh của chúng ta được giáo dục tốt và được chuẩn bị thế nào cho các cơ hội của thị trường việc làm thế kỉ 21.
Trong thế giới được kết nối này, bất kì người nào cũng có thể thấy rõ ràng các thay đổi trong cả công nghệ và kinh tế khi chúng đang xảy ra quanh chúng ta. Các nước với nền giáo dục công nghệ tiên tiến được thịnh vượng nhưng các nước không có giáo dục kĩ thuật hay STEM mạnh đang đối diện với khó khăn kinh tế với thất nghiệp cao và thâm hụt khổng lồ. Tất nhiên, dễ nói về cải tiến giáo dục nhưng làm cho nó xảy ra là khó vì có việc chống lại thay đổi trong một số người lãnh đạo giáo dục. Nhiều người trong số họ biết về nhu cầu cần thay đổi, nhưng họ sợ điều xảy ra cho họ nếu họ phạm phải sai lầm. Một nhà giáo dục nói với tôi rằng ông ấy cảm thấy giống như ngồi trong nhà cháy nhưng nhiều người lãnh đạo của ông ấy từ chối nhận ra điều đó vì đám cháy chưa lan tới họ. Tôi hỏi ông ấy: “Điều gì xảy ra nếu hệ thống giáo dục của các ông vẫn còn như cũ? Sẽ có nhiều người tốt nghiệp bị thất nghiệp, thất vọng, không có tương lai và họ sẽ làm gì? Không ai có thể dự đoán được cái gì xảy ra khi những “người có giáo dục” này nổi giận. Sẽ có nhiều bố mẹ nhìn vào từng năm trôi qua và sợ rằng con cái họ sẽ bị bỏ lại đằng sau không có tương lai. Không ai có thể dự đoán được cái gì xảy ra khi những người này nổi giận. Sẽ có nhiều thầy cô giáo thất vọng hơn vì họ phải dạy cho học sinh đỗ kì kiểm tra cho dù biết rằng điều đó không phải là điều học sinh của họ cần.” Ông ấy lắc đầu: “Tôi không biết, tương lai là ảm đạm. Nhưng thầy có gợi ý gì không?”
Tôi giải thích: “Với học sinh để thành công trong thời đại của thay đổi này, giáo dục của họ phải hội tụ vào ba yếu tố: Tri thức, Kĩ năng, và Học cả đời. Yếu tố Tri thức bắt đầu với hiểu biết về nghề nghiệp dựa trên giáo dục kĩ thuật như giáo dục STEM cũng như cạnh tranh toàn cầu. Học sinh phải biết điều họ muốn học, kiểu tri thức họ cần, và mối quan tâm của họ là gì. Kết quả là bản kế hoạch nghề nghiệp cho từng hoc sinh TRƯỚC KHI họ vào đại học nơi họ sẽ học các môn học nào đó phù hợp với mục đích giáo dục của họ. Yếu tố kĩ năng là việc áp dụng các lí thuyết và hiểu biết mà họ đã học để giải quyết vấn đề nơi họ cũng phát triển tư duy phê phán, và kĩ năng mềm như làm việc tổ, cộng tác và tính trách nhiệm. Việc học cả đời là về học cách học, phát triển sự tò mò, sáng kiến, tính thích nghi, hành vi đạo đức, và phát kiến. Nếu học sinh có thể thu được ba yếu tố này, họ sẽ làm tốt vì đây là chìa khoá cho thành công trong nền kinh tế được công nghệ dẫn lái hay cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.”
English version
Full article:Tác phẩm, tác giả, nguồn
- Tác phẩm: Lời khuyên cho sinh viên
- Biên tập: Kipkis.com
- Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.