08/03/2018, 14:10

Cách làm bánh giầy đậu xanh chuẩn vị truyền thống

Cách làm bánh giầy truyền thống bao giờ cũng có một lớp đậu xanh phủ ngoài với vị dẻo mềm và đảm bảo được độ mịn, không nhão dính. Để làm được những chiếc bánh giầy đúng tiêu chuẩn trên, bạn thự hiện theo công thức của như sau. Nguyên liệu làm bánh giầy Bột nếp: 200 gram Bột gạo tẻ: ...

Cách làm bánh giầy truyền thống bao giờ cũng có một lớp đậu xanh phủ ngoài với vị dẻo mềm và đảm bảo được độ mịn, không nhão dính. Để làm được những chiếc bánh giầy đúng tiêu chuẩn trên, bạn thự hiện theo công thức của như sau.

Nguyên liệu làm bánh giầy

  • Bột nếp: 200 gram
  • Bột gạo tẻ: 10 gram
  • Muối ăn: 1/3 thìa cafe
  • Đường kính trắng: 150 gram
  • Dầu ăn: 2 thìa cafe
  • Đỗ xanh chà vỏ: 200 gram
Nguyên liệu làm bánh giầy - cách làm bánh giầy giò

Nguyên liệu làm bánh giầy – cách làm bánh giầy giò

Cách làm bánh giầy

Bước 1: Làm vỏ bánh giầy

Chuẩn bị một chiếc âu cơ vừa. Cho vào trong âu chừng 170 ml nước ấm. Tiếp đến, bạn bỏ chừng 1/5 thìa cafe muối + 50 gram đường vào hoà cho tan.

Khi đường và muối đã tan hết, cho vào âu nước bột nếp + bột gạo rồi khuấy kỹ cho bột dẻo, mịn và không còn vón cục. Nhào bột trong âu xong, tiếp tục cho ra khay nhào để đạt được khối bột dẻo. Tiến hành ủ bột trong vòng 15 – 20 phút.

Nhào bột làm vỏ bánh giầy - cach lam banh giay

Nhào bột làm vỏ bánh giầy – cach lam banh giay

Bước 2: Làm chín đỗ

Trong quá trình chờ ủ bột vỏ bánh, bạn tiến đến bước làm nhân bánh. Trước hết, bạn tiến hành ngâm đỗ từ 2 – 4 tiếng cho hạt đỗ mềm. Công đoạn này bạn nên thực hiện trước khi bắt tay vào làm để tránh mất thời gian.

Ngâm đỗ xong, đem đỗ đi vo thật sạch rồi đổ vào xửng hấp cùng khoảng 1/5 thìa cafe muối. Hấp chín đỗ rồi bỏ vào máy xay và xay nhuyễn. Nếu không có máy xay thì bạn có thể thực hiện công đoạn giã bằng tay.

Giã nhuyễn đỗ làm nhân - cách làm bánh giầy

Giã nhuyễn đỗ làm nhân – cách làm bánh giầy

Bước 3: Làm nhân bánh giầy.

Trộn đều 2/3 lượng đỗ đã nhuyễn mịn với đường. Chuẩn bị 1 chiếc chảo đáy bằng rồi cho toàn bộ phần dầu ăn vào đun nóng. Dầu nóng, tiến hành cho đỗ đã trộn đường vào sên cho tới khi đỗ mịn nhuyễn, sánh lại.

Để đỗ đã sên nguội tự nhiên trong vòng từ 7 – 10 phút. Đỗ nguội, bạn viên đỗ thành những viên nhân nhỏ rồi để riêng ra đĩa. Ở công đoạn này, bạn có thể thêm một chút dừa tươi nạo sợi trộn vào trước khi đem viên.

Sên đỗ làm nhân - banh giay

Sên đỗ làm nhân – banh giay

Bước 4: Hấp chín bánh giầy

Lấy khối bột đã ủ ra ngoài và nhào thêm từ 3 – 5 phút nữa cho bột thật dẻo. Xong xuôi, bạn lấy từng viên bột nhỏ, vê tròn rồi ấn dẹt sau đó đặt viên nhân đậu vào giữa. Bọc kín chiếc bánh giầy lại sao cho đỗ không bị chườm ra ngoài. Làm lần lượt cho tới khi hết nguyên liệu.

Sau khi làm xong bánh, bạn xếp bánh giầy đã viên vào xửng và hấp chín. Thời gian hấp bánh sẽ rơi vào khoảng 10 – 12 phút tuỳ theo kích thước chiếc bánh và mức lửa mà bạn hấp. Hấp bánh chín xong, để bánh nguội bớt trong khoảng 3 phút.

Hấp chín bánh giầy - cách làm bánh giầy giò

Hấp chín bánh giầy – cách làm bánh giầy giò

Bước 5: Làm áo và thưởng thức bánh giầy

Để thưởng thức những chiếc bánh giầy thơm ngon, bạn chỉ cần thực hiện nốt công đoạn cuối cùng đó là phủ áo bánh giầy. Để thực hiện, bạn trải đều 1/3 lượng đỗ chín đã giã nhuyễn ra mâm hoặc đĩa phẳng.

Cho từng chiếc bánh giầy đã chín lăn đều qua lớp đỗ. Lúc này, đỗ sẽ bám đều bề mặt của chiếc bánh. Lăn bánh qua đỗ xong, bạn hơi nhẹ tay ấn chiếc bánh dẹt xuống là được. Lúc này, món bánh giầy đậu xanh của bạn đã hoàn thiện.

Bánh giầy đậu xanh - cach lam banh giay

Bánh giầy đậu xanh – cach lam banh giay

Thưởng thức món bánh giầy đậu xanh và bánh giầy giò

Bánh giầy đậu xanh sau khi hoàn thiện là bạn có thể thưởng thức ngay. Tuy nhiên, nếu muốn món bánh ngon và dễ ăn hơn, bạn có thể kẹp thêm bánh với giò lụa.

Thái miếng giò lụa với độ mỏng khoảng 0,5 cm, bề ngang tương đương kích thước của chiếc bánh giầy. Đặt miếng giò lên trên một chiếc bánh sau đó dùng một chiếc bánh giày khác kẹp lên trên.

Ngoài ra, để bánh giầy không bị dính tay khi thưởng thức, bạn có thể đặt một chiếc lá chuối tươi ở dưới đáy bánh. Đây cũng là cách được cha ông ta áp dụng trong hầu hết các món bánh giầy, kể cả bánh giầy chay.

Bánh giầy giò - cách làm bánh giầy giò

Bánh giầy giò – cách làm bánh giầy giò

Cách làm bánh giầy trước kia chỉ được thực hiện trong những dịp lễ hội hoặc ngày rằm, mồng một. Ngày nay, món ăn này đã trở nên phổ biến hơn rất nhiều, đôi khi là món ăn sáng, điểm tâm hàng ngày. Vì vậy, bạn đừng bỏ qua công thức thực hiện món bánh giầy trên đây để có được những chiếc bánh vừa ngon, vừa sạch cho cả nhà nhé.

Chuyên mục nội trợ nấu ăn ngon chúc các bạn thực hiện thành công và ngon miệng nhé!

0