14/01/2018, 00:54

Cách hạch toán trích khấu hao tài sản cố định

Cách hạch toán trích khấu hao tài sản cố định Phương pháp hạch toán trích khấu hao tài sản cố định Khi mua tài sản cố định về hạch toán như thế nào? Khoản trích khấu hao hàng tháng, năm hạch toán như ...

Cách hạch toán trích khấu hao tài sản cố định

Khi mua tài sản cố định về hạch toán như thế nào? Khoản trích khấu hao hàng tháng, năm hạch toán như thế nào? VnDoc.com xin gửi đến các bạn bài Hướng dẫn cách hạch toán trích khấu hao tài sản cố định khi trích, cách hạch toán tài sản cố định khi mua về.

Cách tính khấu hao tài sản cố định theo đường thẳng

Bảng tính khấu hao tài sản cố định năm

Bảng trích khấu hao tài sản cố định

Bảng phân bố khấu hao tài sản cố định và chi phí trả trước

Khi mua TSCĐ về các bạn hạch toán ghi tăng TSCĐ lên:

1. Hạch toán TSCĐ khi mua về:

Nợ TK 2111: (Nguyên giá không bao gồm thuế GTGT)

Nợ TK 1332: Thuế GTGT được khấu trừ

Có TK 1121/ TK 331:

- Trường hợp nhận vốn góp hoặc nhận vốn cấp bằng TSCĐ:

Nợ TK 211 - TSCĐ hữu hình

Có TK 411 - Nguồn vốn kinh doanh

Sau khi đã xác định được việc mua TSCĐ về dùng cho bộ phần nào, các bạn xác định ngày đưa vào vào sử dụng để tính trích khấu hao hàng tháng.

2. Hạch toán khoản trích khấu hao TSCĐ hàng tháng:

- Đến cuối kỳ (cuối tháng) kế toán tiến hành hạch toán khoản Chi phí trích khấu hao TSCĐ trong tháng đó, theo từng Bộ phận sử dụng nhé:

Nợ TK 154 – Bộ phận sản xuất (Theo QĐ 48)

Nợ TK 6421 – Bộ phận Bán hàng (Theo QĐ 48)

Nợ TK 6422 – Bộ phận Quản lý (Theo QĐ 48)

Nợ TK 623 – Chi phí sử dụng máy thi công (Theo QĐ 15)

Nợ TK 627 – Chi phí sản xuất chung (Theo QĐ 15)

Nợ TK 641 _ Chi phí bán hàng (Theo QĐ 15)

Nợ TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp (Theo QĐ 15)

Có TK 2141 – Hao mòn Tài sản cố định hữu hình

3. Hạch toán ghi giảm TSCĐ:

- Khi bán TSCĐ bạn phải tăng doanh thu và giảm TSCĐ, cụ thể như sau:

a. Hạch toán tăng doanh thu từ việc bán TSCĐ:

Nợ TK 111, 112, 131: Tổng thanh toán

Có TK 711: Thu nhập khác (Giá bán chưa có thuế GTGT).

Có TK 3331: Thuế GTGT phải nộp (Nếu DN bạn kê khai theo phương pháp khấu trừ)

b. Hạch toán giảm TSCĐ:

Nợ TK 214: Giá trị đã hao mòn

Nợ TK 811: Giá trị còn lại

Có TK 211: Nguyên giá của TSCĐ

Đó là những công việc mà kế toán phải làm khi phát sinh việc mua, bán TSCĐ phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của DN.

0