Cách hạch toán chứng khoán kinh doanh tài khoản 121 theo TT 133
Cách hạch toán Chứng khoán kinh doanh tài khoản 121 Nhằm giúp bạn đọc có thêm kiến thức vững vàng trong việc hạch toán. Chúng tôi xin hướng dẫn cách hạch toán Chứng khoán kinh doanh tài khoản 121 theo TT 133 trong bài viết sau đây Hạch toán Chứng khoán kinh doanh tài khoản 121 theo TT 133 . ...
Cách hạch toán Chứng khoán kinh doanh tài khoản 121
Nhằm giúp bạn đọc có thêm kiến thức vững vàng trong việc hạch toán. Chúng tôi xin hướng dẫn cách hạch toán Chứng khoán kinh doanh tài khoản 121 theo TT 133 trong bài viết sau đây
Hạch toán Chứng khoán kinh doanh tài khoản 121 theo TT 133. Không chỉ xuất hiện trong các công ty, doanh nghiệp thường xuyên diễn ra các hoạt động chứng khoán, giao dịch. Mà còn được ứng dụng trong các lĩnh vực khác nhau. Vậy hạch toán tài khoản Chứng khoán kinh doanh – tài khoản 121 như thế nào?. Hãy cùng Kế toán Việt Hưng tìm hiểu trong bài viết sau đây nhé.
Tham khảo:
Phương pháp hạch toán Tạm ứng Tài khoản 141 theo Thông tư 133
Nguyên tắc kế toán tiền theo Thông tư 133
Các khóa học thực hành kế toán chuyên sâu tại Kế toán Việt Hưng
1. Hạch toán tài khoản chứng khoán kinh doanh TK 121 theo TT 133 khi nào
Theo quy định của chuẩn mực kế toán và luật kế toán hiện hành. Tài khoản chứng khoán kinh doanh – TK 121. Được sử dụng để phản ánh tình hình mua, bán, thanh toán các loại chứng khoán trên thị trường
Các loại chứng khoán kinh doanh được sử dụng trên thị trường Việt Nam. Bao gồm cổ phiếu, trái phiếu, các loại chứng khoán và công cụ tài chính hợp lệ
Chứng khoán kinh doanh được ghi số theo giá gốc theo như chuẩn mực kế toán hiện hành. Giá gốc bao gồm giá mua cộng chi phí mua (nếu có).Phát sinh trước khi đưa chứng khoán vào sử dụng
Kế toán phải mở sổ chi tiết để theo dõi từng loại chứng khoán kinh doanh chi tiết. Mà doanh nghiệp đang nắm giữ. Nhằm đảm bảo quản lý chặt chẽ tình hình chứng khoán doanh nghiệp.
2. Kết cấu của tài khoản chứng khoán kinh doanh tài khoản 121 theo TT 133
Kết cấu của tài khoản bao gồm bên Nợ, bên Có, số dư cuối kỳ nằm ở bên Nợ
Tài sản được hạch toán theo nguyên tắc tài sản tăng ghi Nợ, tài sản giảm ghi Có
Bên Nợ của tài khoản Chứng khoán kinh doanh – tài khoản 121. Phản ánh giá trị chứng khoán kinh doanh mua vào
Bên Có của tài khoản Chứng khoán kinh doanh – tài khoản 121. Phản ánh gái trị ghi sổ chứng khoán kinh doanh khi bán
Số dư bên Nợ của tài khoản Chứng khoán kinh doanh – tài khoản 121. Thể hiện giá trị chứng khoán kinh doanh tại thời điểm báo cáo. Sau khi cân đối giá trị giữa bên Nợ và bên Có
Trong tài khoản Chứng khoán kinh doanh – TK 121 có các tài khoản cấp 2 tương ứng là 1211 – Cổ phiếu, 1212 – Trái phiếu, 1218 – Chứng khoán và các công cụ tài chính khác
Kế toán cần căn cứ vào các đối tượng cụ thể để chọn tài khoản hạch toán chính xác
3. Cách hạch toán Chứng khoán kinh doanh tài khoản 121 theo TT 133 với một số nghiệp vụ cụ thể
3.1. Nghiệp vụ mua Chứng khoán kinh doanh, hạch toán như sau:
Nợ TK 121 – Chứng khoán kinh doanh
Có TK 111/112/331 – Tiền mặt/ Tiền gửi ngân hàng/ Phải trả người bán
Có TK 141 – Tạm ứng
Có TK 244 – Cầm cố, thế chấp, ký quỹ, ký cược
3.2. Nghiệp vụ thu lãi trái phiếu và các chứng khoán tương đương, hạch toán như sau:
Nợ TK 121 – Chứng khoán kinh doanh
Có TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính
hoặc Nợ TK 111/112/138 – Tiền mặt/ Tiền gửi ngân hàng/ Thu nhập khác
Có TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính
Cách hạch toán Chứng khoán kinh doanh TK 121 theo TT 133 trên đây là những hướng dẫn cụ thể và chi tiết nhất cho từng trường hợp nghiệp vụ. Bạn đọc có thể tìm hiểu thêm thông tin về cách hạch toán. Ứng dụng tài khoản này trong các lĩnh vực khác nhau thông qua những nguồn trên Internet. Để tham khảo thêm thông tin chi tiết. Bạn đọc vui lòng truy cập website của Kế toán Việt Hưng https://lamketoan.vn/