Cách gói bánh tét truyền thống đúng kiểu Nam Bộ
Cách gói bánh tét là công thức làm bánh truyền thống đặc trưng của người Nam Bộ. Nếu như trong những ngày Tết ở miền Bắc không thể thiếu bánh chưng thì ở miền Nam, ngày Tết không thể thiếu bánh tét. Cách gói bánh tét là công thức làm bánh truyền thống đặc trưng của người Nam Bộ. Nếu như trong ...
Cách gói bánh tét là công thức làm bánh truyền thống đặc trưng của người Nam Bộ. Nếu như trong những ngày Tết ở miền Bắc không thể thiếu bánh chưng thì ở miền Nam, ngày Tết không thể thiếu bánh tét.
Cách gói bánh tét là công thức làm bánh truyền thống đặc trưng của người Nam Bộ. Nếu như trong những ngày Tết ở miền Bắc không thể thiếu thì ở miền Nam, ngày Tết không thể thiếu bánh tét.
Bạn nên xem thêm:
- Cách làm mứt dừa
- Cách làm giò lụa
- Cách làm đèn lồng
- Cách làm quả dứa bằng kẹo oishi
Chuẩn bị nguyên liệu gói bánh tét
- Gạo nếp ngon: 2 kg
- Đậu xanh chà vỏ: 700 gram
- Thịt ba chỉ: 1 kg
- Lá dong (hoặc lá chuối): 50 – 60 tấm
- Lạt buộc: 100 – 120 chiếc
- Gia vị cần có: hành tím, tiêu xay, muối ăn, nước mắm, hạt nêm
Cách gói bánh tét
Bước 1: Ngâm gạo đỗ, chuẩn bị lá gói bánh
Ngâm gạo nếp, đỗ xanh: Vo và đãi sạch gạo nếp. Làm xong, bạn đem ngâm với nước ấm qua đêm. Tương tự như gạo nếp, đỗ xanh bạn cũng vo sạch rồi đem ngâm cho đỗ mềm.
Chuẩn bị lá gói bánh: Nếu bạn sử dụng lá chuối, bạn dùng dao nhẹ nhàng rọc bỏ phần cuống sao cho không làm rách lá. Tiếp đến, cắt lá thành các khổ chừng 30 x 30 cm rồi đem rửa sạch cả hai mặt. Rửa xong, mang lá nhúng qua nước sôi để lá mềm, không bị rách khi gói.
Trường hợp bạn sử dụng lá dong, bạn cũng dùng dao rọc bớt phần cuống cứng nhưng không làm tách đôi lá. Rửa lá dong sạch cả hai mặt rồi lau khô. Với lá dong, bạn không cần phải nhúng qua nước sôi trước khi gói.
Bước 2: Chuẩn bị nhân gói bánh tét
Gạo nếp: Sau một đêm ngâm, bạn trút gạo ra rá sau đó vo thêm một lần nữa cho sạch hẳn. Tiếp đến, vẩy gạo cho ráo nước rồi trộn 2 thìa cafe muối thật kỹ.
Đỗ xanh: Vo lại đỗ một lần nữa rồi đem đồ chín. Với phần hành tím, bạn băm nhỏ rồi phi thơm 1/2. Khi hành tím thơm vàng, cho nhân đậu xanh vào xào cùng. Nêm một chút tiêu + muối cho nhân đậu được đậm đà.
Thịt ba chỉ: Rửa sạch rồi thái thịt thành những miếng to bản có độ dày chừng 0.3 cm. Thái xong, đem ướp thịt với một chút mắm + tiêu + bột nêm + ½ chỗ hành tím còn lại. Ướp thịt trong ít nhất 30 phút.
Bước 3: Gói bánh tét
Xếp lá: Xếp đè hai phần lá lên nhau theo chiều ngang. Tiếp đến, bạn lại xếp đè hai mảnh lá nữa theo chiều dọc lên phía trên. Lưu ý là nên xếp lá to ở dưới, lá nhỏ ở trên để tránh bánh bị vỡ khi gói và luộc.
Gói bánh: Đầu tiên, bạn cho gạo nếp sau đó dàn đều vào giữa lá theo chiều dọc. Dàn gạo nếp xong, bạn tiếp hành cho đậu xanh vào và cũng dàn đều. Tuy nhiên, khi dàn đậu bạn cần đảm bảo phần đậu nằm trọn bên trong phần gạo, không bị tràn ra ngoài.
Sau khi có được lớp gạo + đỗ, bạn đặt phần thịt lên trên. Tiếp tục phủ lên thịt 1 lớp đậu xanh và một lớp gạo tương tự như lần phủ đầu tiên. Cuối cùng, bạn gấp hai mép lá ở hai đầu và cuộn tròn lại như cây giò. Cố định bánh bằng 2 – 3 chiếc lạt mềm.
Bước 4: Luộc bánh
Xếp vào dưới đáy nồi luộc phần cuống lá dong hoặc lá chuối để đảm bảo bánh không bị cháy khi luộc. Tiếp đến, xếp bánh vào nồi luộc ngay ngắn, thẳng hàng để các phần bánh chín đều. Đổ nước ngập bánh và đặt nồi lên bếp luộc.
Thời gian luộc bánh tối thiểu là từ 10 – 12 tiếng. Lúc này, bánh sẽ đảm bảo mềm, ngon và không bị lại gạo trong suốt những ngày Tết. Sau khi luộc xong, bạn nên ép bánh để bánh nhanh khô hơn, hình dáng đẹp mắt hơn.
Một số lưu ý khi gói bánh tét
Gói bánh tét: Khi gói bánh tét, bạn có thể dùng khuôn gói để đòn bánh được đẹp mắt hơn. Trường hợp bạn không sử dụng lạt để gói thì có thể thay thế bằng các cuộn dây màu đều được.
Nhân bánh: Trường hợp bạn gói bánh tét bằng lá chuối thì với phần nhân gạo, bạn nên bổ sung thêm màu xanh để khi cắt bánh, bánh sẽ ngon hơn. Để tạo màu xanh cho gạo, bạn có thể giã nát lá dong hoặc lá chuối già lấy nước cốt rồi đem ngâm cùng gạo.
Ở nhiều vùng miền, cách gói bánh tét truyền thống còn có thể được làm theo kiểu bánh tam sắc hoặc ngũ sắc. Để thực hiện, bạn chỉ cần chuẩn bị các loại màu tự nhiên như đỏ của gấc, tím của củ dền, xanh lá dứa… sau đó trộn vào gạo là được.
Chuyên mục món ngon ngày tết trên kênh cẩm nang đời sống gia đình Ameovat.com chúc các bạn có được những đòn bánh tét thật ngon.