25/05/2018, 17:08

Cách ghi nhớ hệ thống tài khoản kế toán nhanh nhất và hiệu quả nhất

Việc học và ghi nhớ hệ thống tài khoản kế toán là điều không hề dễ dàng. Do đó cần có một giải pháp nào đó để giải quyết một chuỗi hệ thống tài khoản kế toán nhanh nhất và hiệu quả nhất. Tham khảo: Các tài khoản kế toán lưỡng tính Hạch toán Mua hàng Tài khoản 611 theo Thông tư ...

Việc học và ghi nhớ hệ thống tài khoản kế toán là điều không hề dễ dàng. Do đó cần có một giải pháp nào đó để giải quyết một chuỗi hệ thống tài khoản kế toán nhanh nhất và hiệu quả nhất.

Tham khảo:

Các tài khoản kế toán lưỡng tính

Hạch toán Mua hàng Tài khoản 611 theo Thông tư 133

Chế độ kế toán doanh nghiệp vừa và nhỏ theo Thông tư 133

Các khóa học thực hành kế toán tại Kế toán Việt Hưng

Việc học các tài khoản kế toán cũng như việc học thuộc bảng cửu chương vậy. Nhưng đối với một hệ thống tài khoản nhiều và dài như vậy. Chưa kể đến bạn còn phải nằm lòng một cách chính xác các con số. Thì không phải bất cứ ai cũng có thể làm được. Kế toán là một ngành thuộc lĩnh vực kinh tế hiện nay được tổ chức đào tạo rất nhiều trong các trường đại học – cao đẳng. Tuy nhiên, công bằng mà nói rằng thì một kế toán sinh trong suốt 4 năm đèn sách cũng không chắc rằng đã thuộc hết hệ thống tài khoản kế toán. Thậm chí những kế toán viên chuyên nghiệp kinh nghiệm lâu năm. Nhưng cũng chưa chắc hẳn rằng họ đã nằm lòng hết hệ thống các tài khoản kế toán này. Hiểu được vấn đề khó khăn này. Bài viết này sẽ chia sẻ cách ghi nhớ hệ thống tài khoản kế toán nhanh nhất đối với những ai đang gặp rắc rối về vấn đề này. Xin mời các bạn cùng tham khảo.

1. Mẹo ghi nhớ hệ thống tài khoản kế toán

1.1. Nhớ từng đầu tài khoản

– TK đầu 1: Từ 111 ­ 171 là loại TK tài sản ngắn hạn

– TK đầu 2: Từ 211 ­ 244 là loại TK tài sản dài hạn

– TK đầu 3: Từ 311 ­ 356 là loại TK nợ phải trả

– TK đầu 4: Từ 411 ­ 421 là loại TK nguồn vốn chủ sở hữu

– TK đầu 5: Từ 511 – 521 là loại TK doanh thu

– TK đầu 6: Từ 611 – 642 là loại TK chi phí sản xuất, kinh doanh

– TK đầu 7: (711) là TK thu nhập khác

– TK đầu 8: Từ 811 ­ 821 là loại TK chi phí khác

– TK đầu 9: (911) là TK xác định kết quả kinh doanh

– TK đầu 0: Từ 001 – 007 là loại TK ngoài bảng.

1.2. Mặc dù có nhiều tài khoản như vậy nhưng các bạn chỉ cần chú ý 5 loại TK như sau:

– Tài khoản tài sản gồm: TK đầu 1 + 2.

– Tài khoản nguồn vốn gồm: TK đầu 3 + 4.

– Tài khoản doanh thu gồm: TK đầu 5 + 7.

– Tài khoản chi phí gồm: TK đầu 6 + 8.

– Tài khoản xác định kết quả kinh doanh: TK 911.

2. Cách sử dụng tài khoản cho dễ nhớ:

– Các tài khoản loại 1,2,6,8: Khi PS tăng ghi nợ, PS giảm ghi có

– Các tài khoản loại 3,4,5,7: Khi PS giảm ghi nợ, PS tăng ghi có

– Tài khoản có chữ số cuối cùng là 8: TK khác thuộc loại đó

– Các tài khoản có chữ số cuối cùng là 9: là các tài khoản dự phòng

Riêng 214, 129… và một số tài khoản đặc biệt được hạch toán khác với TK cùng loại. Phản ánh các phát sinh trên TK theo cấu trúc Nợ, Có, hoặc tài khoản chữ ( T )

3. Các nguyên tắc kế toán cơ bản:

– Tổng tài sản luôn luôn bằng tổng nguồn vốn

– Tài sản tăng thì nguồn vốn cũng tăng và ngược lại

– Số dư cuối kỳ = Số dư đầu kỳ + Phát sinh tăng trong kỳ – Phát sinh giảm trong kỳ

Tóm lại, bạn nên học thuộc theo từng loại tài khoản kế toán, tránh học cả bảng danh mục một lúc. Một điều quan trọng nữa đó là bạn học đến đâu cố gắng cho ví dụ đến đó để thực hành. Hoặc bạn cũng có thể làm một số ví dụ về định khoản. Điều này giúp bạn liên kết quan hệ đối ứng của các tài khoản kế toán, sẽ giúp bạn nhớ rất lâu.

Bạn quan tâm đến  nghiệp vụ kế toán và đang muốn định hướng cho bản thân có cơ hội được thử sức với ngành kế toán. Hãy tìm đến với chúng tôi kế toán Việt Hưng https://lamketoan.vn chúng tôi sẽ giúp bạn mọi vấn đề liên quan đến kế toán mà bạn đang quan tâm.

0