Cách Dùng Tính Từ Chủ Động vs Tính Từ Bị Động

Tính từ chủ động và tính từ bị động hay còn được gọi là tính từ thêm ing và tính từ thêm ed được hình thành bằng cách thêm ing hay ed vào động từ trong câu. VIDEO BÀI GIẢNG: Để làm đúng bài tập dạng này thì chúng ta phải xem nghĩa của nó là chủ động hay bị động. Nếu bị động ta phải ...

Tính từ chủ động và tính từ bị động hay còn được gọi là tính từ thêm ing và tính từ thêm ed được hình thành bằng cách thêm ing hay ed vào động từ trong câu.
VIDEO BÀI GIẢNG:

Để làm đúng bài tập dạng này thì chúng ta phải xem nghĩa của nó là chủ động hay bị động. Nếu bị động ta phải dùng V3/ed, còn chủ động ta phải dùng Ving. Ta xét ví dụ sau:
VD:
The boy is so BORING that no one wants to talk to him - cậu bé đó rất chán nên chẳng có ai muốn nói chuyện với cậu ta. Ở đây ta phải dùng BORING vì nó mang nghĩa bị động, tức là cậu bé làm người khác cảm thấy chán.
Ví dụ:
The boy is very BORED. I often see him crying - Cậu bé đó rất chán, tôi thường thấy cậu ta khóc - có thể ai hay ngoại cảnh nào đó làm cho cậu ta cảm thấy chán, nên ta phải dùng tính từ bị động.

Ví dụ: Please see the details in the ATTACHED file that I sent you. Ở đây danh từ "file" mà tính từ ATTACHED bổ nghĩa không thực hiện được hành động "attach" nên ta phải dùng tính từ bị động.

Ví dụ: China is a RISING economy. Do "rise" là nội động từ mà nội động từ không có dạng bị động nên tính từ của nó cũng không có dạng bị động nên ta phải dùng VERBING.

Chúc các bạn học tốt !
0