Cách điều trị cơn hoảng loạn do căng thẳng kéo dài gây nên
Căng thẳng kéo dài nếu không được chữa trị kịp thời sẽ dẫn đến nhiều bệnh lý nguy hiểm cho não bộ. Đồng thời tạo nên những cơn hoảng loạn trong tiềm thức của mỗi người bệnh. Nếu như bạn đang có cảm giác bất an, thường xuyên bị hoảng loạn, hãy áp dụng ngay những cách điều trị bên dưới nhé! ...
Căng thẳng kéo dài nếu không được chữa trị kịp thời sẽ dẫn đến nhiều bệnh lý nguy hiểm cho não bộ. Đồng thời tạo nên những cơn hoảng loạn trong tiềm thức của mỗi người bệnh. Nếu như bạn đang có cảm giác bất an, thường xuyên bị hoảng loạn, hãy áp dụng ngay những cách điều trị bên dưới nhé!
Những dấu hiệu chứng tỏ bạn đang có biểu hiện của sự hoảng loạn
Các triệu chứng thường không đoán trước được và nhiều khi cũng rất khó lý giải. Đôi lúc chúng bị kích hoạt bởi một số tình huống cụ thể – trường hợp này chúng được gọi là cơn hoảng loạn có dấu hiệu. Qua thời gian, những người đang phải đấu tranh với chứng rối loạn này sẽ đi tới mức độ ám ảnh lo sợ về việc gặp cơn hoảng loạn. Các triệu chứng của cơn hoảng loạn bao gồm:
- Trở nên nhạy cảm, cảnh giác cao độ với các mối nguy hiểm hay các triệu chứng của cơ thể.
- Suy nghĩ lo lắng và bất hợp lý.
- Có linh tính mạnh mẽ về nỗi sợ hãi, nguy hiểm hay điềm gở, có cảm giác về tai họa lơ lửng trên đầu.
- Lo sợ mình sẽ phát điên, bị mất kiểm soát hay chết ngay lập tức.
- Cảm thấy choáng váng và chóng mặt.
- Cảm giác ngứa ran và ớn lạnh ở mặt, tay và chân, đặc biệt ở phần cánh tay và bàn tay.
- Cả người run lên, đổ mồ hôi.
- Cảm giác nóng đỏ bừng mặt.
- Nhịp tim tăng nhanh. Cảm giác nghe rõ tiếng tim đập thình thình.
- Có cảm giác đau thắt trong lồng ngực. Đôi khi thấy như đang bị bóp ngạt.
- Hô hấp khó khăn, buộc phải thở dốc.
- Có cảm giác nôn nao hay đau bụng.
- Bị căng cơ.
- Miệng khô khốc.
- Có cảm giác không thực, như bị tách ra khỏi hiện tại.
Cách điều trị hoảng loạn do căng thẳng kéo dài hiệu quả
Nếu các cơn hoảng loạn là do chứng căng thẳng kéo dài gây ra, lựa chọn điều trị có thể bao gồm:
- Dùng thuốc.
- Tâm lý trị liệu, bao gồm liệu pháp nhận thức hành vi (Cognitive Behaviour Therapy – CBT).
- Liệu pháp Phản hồi sinh học (Biofeedback therapy).
- Học kỹ năng kiểm soát căng thẳng.
- Học kỹ thuật thở đúng cách.
- Học kỹ năng thư giãn.
- Học kỹ năng giải quyết vấn đề.
Bên cạnh đó, việc điều chỉnh lối sống cũng là cách mà bạn nên áp dụng. Điển hình như chú ý đến chế độ ăn uống, tập luyện thể lực hay ngủ. Cố gắng sắp xếp lịch sinh hoạt để có thể thường xuyên tập thể dục, dù ở mức độ nhẹ. Điều này sẽ giúp đốt cháy lượng adrenaline thừa quá mức trong cơ thể bạn. Đồng thời lập kế hoạch cho chế độ ăn uống để giữ cho lượng đường trong máu của bạn luôn ổn định.
Hy vọng bài viết này sẽ mang đến những thông tin hữu ích dành cho bạn đọc!
Tin liên quan:
- Dấu hiệu của suy nhược thần kinh và cách điều trị bệnh hiệu quả
- Người bệnh suy nhược thần kinh NÊN VÀ KHÔNG NÊN ăn gì?
- Người mắc bệnh suy nhược thần kinh có chữa khỏi không?
Chúc bạn thành công!