Hàm DSUM trong Excel, cách sử dụng hàm DSUM và ví dụ minh họa
Hàm DSUM trong Excel là một hàm cũng khá thông dụng với cách sử dụng khá đơn giản. Nhưng nếu các bạn chưa biết cách sử dụng hàm DSUM thì các bạn có thể tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về hàm DSUM và ví dụ cách sử dụng hàm DSUM trong Excel. Dưới đây bài viết chia sẻ đến các ...
Hàm DSUM trong Excel là một hàm cũng khá thông dụng với cách sử dụng khá đơn giản. Nhưng nếu các bạn chưa biết cách sử dụng hàm DSUM thì các bạn có thể tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về hàm DSUM và ví dụ cách sử dụng hàm DSUM trong Excel.
Dưới đây bài viết chia sẻ đến các bạn mô tả, cú pháp và ví dụ cách sử dụng hàm DSUM, mời các bạn cùng theo dõi.
Mô tả hàm DSUM
Hàm DSUM là hàm cộng các số trong một trường (cột) trong danh sách dữ liệu thỏa mãn với các điều kiện mà bạn xác định.
Cú pháp hàm DSUM
=DSUM(database; field; criteria)
Trong đó:
- Database là đối số bắt buộc, đây chính là danh sách (cơ sở dữ liệu) được tạo thành từ một phạm vi ô. Danh sách dữ liệu này là danh sách chứa các dữ liệu là các bản ghi và các cột dữ liệu là các trường, có chứa trường để kiểm tra điều kiện và trường để tính tổng. Danh sách chứa hàng đầu tiên là tiêu đề cột.
- Field là đối số bắt buộc, đối số này chỉ rõ tên cột dùng để tính tổng các số liệu. Các bạn có thể nhập tên tiêu đề cột trong dấu ngoặc kép hoặc là một số thể hiện vị trí cột trong danh sách không trong dấu ngoặc kép (ví dụ số 1 là cột đầu tiên, số 2 là cột thứ 2... trong database) hay một tham chiếu đến tiêu đề cột mà các bạn muốn tính tổng.
- Criteria là đối số bắt buộc, đây là phạm vi ô có chứa điều kiện mà các bạn muốn hàm DSUM kiểm tra.
Lưu ý về phạm vi điều kiện criteria
- Các bạn có thể dùng phạm vi bất kỳ nào cho đối số criteria nếu phạm vi đó có chứa ít nhất một nhãn cột và ít nhất một ô bên dưới tiêu đề cột đó mà nó sẽ xác định điều kiện cho cột đó.
- Không nên đặt phạm vi điều kiện ở phía dưới danh sách, vì sẽ không có vị trí thêm các thông tin khác vào danh sách.
Ví dụ hàm DSUM
Giả sử các bạn có bảng dữ liệu sau:
1. Tính tổng số tiền đã bán được của các sản phẩm iPhone.Đầu tiên các bạn có thể tạo một phạm vi điều kiện cho hàm DSUM, vì các bạn cần tính các sản phẩm iPhone mà có rất nhiều dòng iPhone nên điều kiện các bạn nhập thêm ký tự đại diện là dấu * sau iPhone.
Tiếp theo các bạn nhập công thức hàm DSUM như sau:
=DSUM(A9:E18;"Thành Tiền";C4:C5)
Trong đó:
- A9:E18 là phạm vi cơ sở dữ liệu tại đây chứa cột cần tính tổng và cột chứa điều kiện cần kiểm tra.
- “Thành Tiền” là tiêu đề cột mà các bạn sẽ sử dụng giá trị trong cột đó để tính tổng.
- C4:C5 là phạm vi điều kiện chứa tiêu đề cột và một giá trị điều kiện.
Hoặc các bạn có thể thay giá trị trong Field thành tham chiếu tới tiêu đề cột Thành Tiền như sau: =DSUM(A9:E18;E9;C4:C5) kết quả các bạn cũng được như trên.
2. Tính tổng số tiền đã bán được của những sản phẩm có Số Lượng Bán lớn hơn bằng 3. Đầu tiên các bạn cũng tạo phạm vi điều kiện với tiêu đề cột Số Lượng Bán, và giá trị điều kiện là >=3.
Tiếp theo các bạn nhập công thức hàm DSUM:
=DSUM(A9:E18;E9;C4:C5)
Trong đó:
- A9:E18 là phạm vi cơ sở dữ liệu mà các bạn sẽ làm việc.
- E9 là tham chiếu đến tiêu đề cột cần tính tổng.
- C4:C5 là phạm vi điều kiện criteria với tiêu đề cột Số Lượng Bán và điều kiện là >=3.
Trên đây bài viết đã chia sẻ đến các bạn mô tả, cú pháp, ví dụ cụ thể hàm DSUM trong Excel. Các bạn có thể sử dụng hàm DSUM để xử lý dữ liệu khi cần thiết. Chúc các bạn thành công!