26/05/2018, 15:19

Cách cúng ông Công ông Táo ngày 23 tháng chạp

Tương truyền, Táo quân là vị thần cai quản gian bếp trong mỗi gia đình, do đó người nắm hết mọi chuyển tốt, xấu xảy ra. Để cầu nguyện những điều tốt đẹp cho năm ...

Tương truyền, Táo quân là vị thần cai quản gian bếp trong mỗi gia đình, do đó người nắm hết mọi chuyển tốt, xấu xảy ra. Để cầu nguyện những điều tốt đẹp cho năm mới, người ta thường dâng lễ vật để làm lễ tiễn ông Táo rất long trọng. Vậy trong cách cúng ông công ông táo ngày 23 tháng chạp cần chuẩn bị những lễ lạt gì? Mời bạn đọc cùng tìm hiểu cụ thể cùng Zaidap.com nhé.

bai cung ong cong ong tao thang 23 thang chap

Nguồn gốc, ý nghĩa của ngày ông công ông Táo

Ngày ông Công ông Táo bắt nguồn từ sự tích vợ chồng Thị Nhi và Trọng Cao. Theo truyền thuyết, mặc dù đôi vợ chồng này ăn ở với nhau rất mặn nồng nhưng mãi vẫn không sinh được con. Thời gian trôi đi, Trọng Cao bắt đầu nảy sinh mâu thuẫn, đánh đập Thị Nhi khiến nàng phải bỏ đi đến một vùng đất mới. Tại đây nàng gặp Phạm Lang, 2 người nảy sinh tình cảm rồi kết thành vợ chồng. Một thời gian sau, Trọng Cao dằn vặt, ân hận đi khắp nơi để tìm kiếm vợ cũ, may thay gặp Thị Nhi. Vì thương xói tình xưa nghĩa cũ, nàng mang Trọng Cao về nhà nấu cơm cho ăn, đúng lúc đó Phạm Lang về, sợ chồng nghi oan nên nàng đã dấu Trọng Cao dưới đống rơm trong bếp. Chẳng may đêm đó, Phạm Lang đốt rơm trong bếp để lấy tro bón ruộng, Thị Nhi xót xa nhảy vào lửa cứu chồng, Phạm Lang thương vợ cũng vội vàng nhảy theo rồi cả 3 cùng chết trong lửa. Ngọc Hoàng thương cảm cho 3 người nên phong cho họ làm vua bếp chuyên cai quản việc bếp núc trốn nhân gian.

Kể từ đó, cứ vào ngày 23 tháng Chạp hàng năm vợ chồng Táo quân lại lên chầu trời để báo cáo những việc tốt xấu đã diễn ra trong suốt một năm của mỗi gia đình. Phong tục làm lễ tiến ông Táo cũng xuất phát từ ngày đó và lưu giữ mãi cho đến tận hôm nay.

cach cung ong cong ong tao 23 thang chap

Chuẩn bị lễ vật cúng ông công ông Táo

Cách cúng ông công ông Táo ngày 23 tháng Chạp đầu tiên phải chuẩn bị lễ vật cần thiết gồm: 3 bộ mũ áo giấy trong đó có 2 mũ đàn ông và 1 mũ đàn bà (Tượng trưng cho Thị Nhị, Phạm Lang và Trọng Cao). Vàng mã, trầu cau, hương, hoa quả, oản... Tùy thuộc vào gia cảnh của mỗi nhà có thể chuẩn bị thêm các món mặn để làm phong phú hơn cho mâm cỗ.

3 con cá chép sống là vật không thể thiếu trong mâm cỗ cúng ông công ông Táo ngày 23 tháng chạp, theo dân gian, phương tiện mà ông Táo dùng để lên báo cáo ngọc hoàng là cá chép. Do đó, mỗi gia đình bắt buộc phải sử dụng cá chép để cúng sau đó đem phóng sinh ở sông, hồ.

Tại miền Trung còn có tục lệ cúng ngựa giấy được thiết kế đầy đủ yên, cương. Trong khi miền nam thì quan niệm đơn giản hơn, họ chỉ cần cúng mũ áo và đôi hia bằng giấy với đầy đủ tấm lòng thành ý.

Mâm lễ cho ngày 23 tháng Chạp thường được cúng dưới bếp, ở nơi sạch sẽ để thể hiện tấm lòng thành kính nhất.

Sau khi chuẩn vị lễ vật đầy đủ, chúng ta bắt đầu sử dụng bài cúng ông Táo, ông Công chi tiết, đầy đủ nhằm mục đích gọi 3 vị thần bếp lên chứng giám, tham khảo những việc tốt, xấu của gia đình trong suốt một năm, kèm theo những lời cầu nguyện để lên báo cáo với Ngọc Hoàng. Để tìm hiểu sâu hơn về nội dung bài khấn, bạn đọc có thể tải trên trang web đồng thời tham khảo một số bài cúng khác phù hợp với dịp Tết cổ truyền để sử dụng hợp lý

Sau ngày lễ cúng ông công ông táo, mọi nhà lại chuẩn bị cho buổi lễ tất niên cuối năm, ngoài các món ăn dân gian thì bài cúng tất niên cũng khá là cần thiết với mọi nhà, tham khảo bài cúng tất niên để mọi việc được diễn ra suôn sẻ nhất nhé

http://thuthuat.taimienphi.vn/cach-cung-ong-cong-ong-tao-ngay-23-thang-chap-16723n.aspx
Một bài cúng cũng rất quan trong thời khắc đón giao thừa đó là bài cúng giao thừa, nội dung trong văn cúng giao thừa sẽ có đầy đủ các chi tiết giúp bạn cầu trời, cầu phật mang lại may mắn cho cả gia đình trong năm mới


0