Các phương pháp dánh giá sản phẩm và tính giá thành sản phẩm
Theo chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp (nguyên liệu, vật liệu chính trực tiếp) Phương pháp này áp dụng thích hợp chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí sản xuất, sản lượng sản ...
Theo chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp (nguyên liệu, vật liệu chính trực tiếp)
Phương pháp này áp dụng thích hợp chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí sản xuất, sản lượng sản phẩm dở dang giữa các kỳ kế toán ít biến động.
Công thức tính:
Trong đó: DCK, DĐK: Trị giá sản phẩm dở dang đang cuối kỳ và đầu kỳ.
Cn: Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp phát sinh trong kỳ.
QSP, QD: Sản lượng sản phẩm hoàn thành và sản lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ.
Công thức này áp dụng trong trường hợp doanh nghiệp có quy trình công nghệ sản xuất phức tạp kiểu liên tục, chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp được bỏ vào ngay từ đầu của quy trình công nghệ sản xuất.
Trường hợp chi phí nguyên liệu, vật liệu phụ trực tiếp bỏ dần vào trong quá trình sản xuất thì trị giá sản phẩm làm dở chỉ tính theo chi phí nguyên liệu, vật liệu chính trực tiếp bỏ vào từ đầu quá trình sản xuất.
Ước lượng sản phẩm hoàn thành tương đương.
Phương pháp này thích hợp với những sản phẩm có chi phí chế biến chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong tổng chi phí sản xuất và sản lượng sản phẩm dở dang biến động nhiều giữa các kỳ kế toán.
Nội dung phương pháp:
- Căn cứ sản lượng sản phẩm dở dang và mức độ hoàn thành để quy đổi sản lượng sản phẩm dở dang thành sản lượng sản phẩm hoàn thành tương đương.
- Công thức:
QTĐ = QD x %HT
QTĐ: Sản lượng sản phẩm hoàn thành tương đương
%HT: Tỉ lệ chế biến hoàn thành.
- Tính toán xác định từng khoản mục chi phí cho sản phẩm dở dang theo nguyên tắc:
+ Chi phí sản xuất bỏ vào từ đầu quy trình công nghệ sản xuất (như chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp hoặc chi phí nguyên liệu, vật liệu chính trực tiếp):
+ Đối với các chi phí bỏ dần vào trong quá trình sản xuất chế biến (chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung):
Định mức chi phí.
Trong các doanh nghiệp sản xuất đã xây dựng được hệ thống định mức chi phí sản xuất hợp lý và ổn định thì có thể đánh giá sản phẩm dở dang theo phương pháp chi phí sản xuất định mức.
Trước hết, kế toán phải căn cứ vào sản lượng sản phẩm dở dang đã kiểm kê và định mức từng khoản mục chi phí ở từng công đoạn, sau đó tổng hợp lại theo từng loại sản phẩm. Trong phương pháp này các khoản mục chi phí tính cho sản lượng sản phẩm dở dang còn phụ thuộc mức độ chế biến hoàn thành của chúng.
Các phương pháp tính giá thành sản phẩm.
Phương pháp tính giá thành giản đơn (phương pháp trực tiếp)
Phương pháp này thích hợp với những sản phẩm, công việc có quy trình công nghệ sản xuất giản đơn khép kín, tổ chức sản xuất nhiều, chu kỳ sản xuất ngắn và xen kẽ, liên tục (như sản phẩm điện, nước, than, bánh kẹo …)
Công thức tính:
Trong đó:
Z (z): Tổng giá thành sản xuất thực tế hoặc giá thành đơn vị cuả sản phẩm, dịch vụ đã hoàn thành.
C: Tổng chi phí sản xuất đã tập hợp được trong kỳ theo từng đối tượng.
DĐK, DCK: Trị giá của sản phẩm dở dang đầu kỳ và cuối kỳ.
Q: Sản lượng sản phẩm, lao vụ hoàn thành.
Trường hợp cuối kỳ không có sản phẩm dở dang hoặc có ít và ổn định thì không nhất thiết phải xác định trị giá sản phẩm dở dang cuối kỳ, vậy tổng chi phí sản xuất đã tập hợp được trong kỳ cũng chính là tổng giá thành của sản phẩm hoàn thành.
Z = C.
Phương pháp tính giá thành theo hệ số
Phương pháp này được áp dụng trong những doanh nghiệp có quy trình công nghệ sản xuất mà trong quá trình sản xuất sử dụng cùng loại nguyên liệu, vật liệu nhưng kết quả sản xuất thu được nhiều sản phẩm chính khác nhau (công nghệ sản xuất hóa chất, công nghệ hóa dầu, công nghệ nuôi ong …)
Trình tự tính:
- Căn cứ vào tiêu chuẩn kinh tế kỹ thuật để xác định hệ số kinh tế kỹ thuật (hệ số tính giá thành) cho từng loại sản phẩm, trong đó lấy một loại sản phẩm làm sản phẩm tiêu chuẩn (hệ số = 1)
- Quy đổi sản lượng sản phẩm sản xuất được thực tế thành sản lượng sản phẩm tiêu chuẩn theo công thức:
Q = ể QiHi.
Trong đó:
Q: Tổng số sản lượng sản phẩm thực tế hoàn thành quy đổi ra sản lượng sản phẩm tiêu chuẩn.
Qi: Sản lượng sản xuất thực tế của sản phẩm i.
Hi: Hệ số kinh tế, kỹ thuật của sản phẩm i.
- Tính tổng giá thành và giá thành đơn vị của từng loại sản phẩm:
Phương pháp tính giá thành theo tỉ lệ
Phương pháp này thích hợp với loại hình doanh nghiệp mà trong cùng một quy trình công nghệ sản xuất, kết quả sản xuất được một nhóm sản phẩm cùng loại với nhiều chủng loại khác nhau, phẩm cấp, quy cách khác nhau (như doanh nghiệp sản xuất ống nước, sản xuất áo dệt kim, sản xuất bê tông …)
Trình tự tính:
- Căn cứ vào tiêu chuẩn phân bổ hợp lý (giá thành kế hoạch hoặc giá thành định mức) và chi phí sản xuất đã tập hợp để tính tỷ lệ tính giá theo từng khoản mục chi phí theo công thức sau:
- Căn cứ tỉ lệ tính giá thành theo từng khoản mục chi phí để tính giá thành thực tế cho từng quy cách theo công thức sau:
Phương pháp loại trừ chi phí.
Kế toán căn cứ vào tổng chi phí sản xuất đã được tập hợp sau đó loại trừ phần chi phí của sản phẩm phụ, chi phí thiệt hại về sản phẩm hỏng không được tính trong giá thành sản phẩm hoặc chi phí phục vụ lẫn nhau trong nội bộ các phân xưởng phụ để tính giá thành theo công thức:
Z = DĐK + C - DCK - CLT
Trong đó
CLT : Là các chi phí cần loại trừ.
Để giản đơn việc tính toán các chi phí cần loại trừ thường được tính như sau:
- Trị giá sản phẩm phụ có thể tính theo giá trị thuần có thể thực hiện được.
- Trị giá sản phẩm hỏng tính theo chi phí sản xuất thực tế, khi tính cần phải căn cứ vào mức độ chế biến hoàn thành của chúng.
- Trị giá sản phẩm hoặc lao vụ sản xuất phụ cung cấp lẫn nhau có thể tính theo giá thành đơn vị kế hoạch hoặc chi phí ban đầu hoặc tính theo phương pháp đại số.
Trong trường hợp doanh nghiệp có nhiều xưởng phụ, các phân xưởng phụ ngoài việc cung cấp sản phẩm, dịch vụ cho bộ phận sản xuất chính còn cung cấp trong nội bộ các bộ phận sản xuất phụ, kế toán khi tính giá thành sản phẩm, dịch vụ của phân xưởng sản xuất phụ trợ sử dụng cho bộ phận sản xuất chính phải sử dụng phương pháp tính giá thành là phương pháp loại trừ chi phí.
Phương pháp này được tiến hành theo trình tự các bước như sau:
Bước 1: Tính đơn giá ban đầu đơn vị sản phẩm, dịch vụ của sản xuất phụ:
Bước 2: Tính trị giá sản phẩm, dịch vụ sản xuất phụ cung cấp lẫn nhau:
Bước 3: Tính giá thành đơn vị thực tế của sản phẩm, dịch vụ sản xuất phụ cung cấp cho các bộ phận
- 1 Những vấn đề cơ bản về hệ thống mạng lưới bán hàng
- 2 Chất lượng và mục đích nâng cao chất lượng tín dụng
- 3 Cây bao trùm
- 4 Các hình thức dinh dưỡng ở cổ khuẩn
- 5 Bài Tập: Hội nghị bàn tròn, domino, kiểm tra đường và Mã đi tuần
- 6 Định nghĩa nhóm chất lượng
- 7 Khái niệm về cơ học nguyên lượng
- 8 Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động xuất khẩu và các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu hàng hoá
- 9 Bất chỉnh hợp
- 10 Chính sách giao tiếp khuyếch trương của công ty