Các nghi lễ cưới truyền thống
"Cây có cội, sông có nguồn, chim có tổ, con người có tông", những lời xưa nhắc nhở chúng ta sống phải nhớ đến cội nguồn, tổ tiên. Đặc biệt trong vấn đề hôn nhân. Một lễ cưới được tổ chức đầy đủ ý nghĩa sẽ là bước khởi đầu tốt đẹp cho cuộc sống mới của đôi bạn trẻ. Thế nhưng dường như nhiều ...
"Cây có cội, sông có nguồn, chim có tổ, con người có tông", những lời xưa nhắc nhở chúng ta sống phải nhớ đến cội nguồn, tổ tiên. Đặc biệt trong vấn đề hôn nhân. Một lễ cưới được tổ chức đầy đủ ý nghĩa sẽ là bước khởi đầu tốt đẹp cho cuộc sống mới của đôi bạn trẻ.
Thế nhưng dường như nhiều bậc phụ huynh không biết cách tổ chức hôn lễ sao cho đúng. Dưới đây là một số sưu tầm từ các nhà xã hội học giúp các bạn tham khảo.
Theo các phong tục ngày xưa, nghi lễ trong cưới hỏi phải gồm đủ sáu lễ. Đó là lễ "Nạp thái" (người mai mối đem ý định kết sui gia của nhà trai đến thưa chuyện với nhà gái). Lễ tiếp theo là "Vấn danh" (hỏi tên tuổi cô gái, cốt để nhờ thầy xem tuổi hai người xung hay hạp). Lễ thứ ba là "Nạp cát" (đưa tin vui, tức là tin về sự hợp tuổi, hai gia đình có thể tiến tới việc hôn nhân). Lễ thứ tư là "Nạp trưng" (nạp những lễ vật cần thiết đối với nhà gái). Lễ thứ năm là "Thỉnh kỳ" (nhà trai xin ngày cử hành hôn lễ) và lễ cuối cùng là "Thân nghing" (đón dâu).
Nhưng ngày nay, chúng ta đã giản lược chỉ còn ba lễ chính: Chạm ngõ, lễ ăn hỏi và lễ cưới.
Những nghi thức trong lễ chạm ngõ
Đây là buổi gặp gỡ đầu tiên giữa hai gia đình cho phép đôi trẻ chính thức tìm hiểu nhau trước khi quyết định tiến đến cuộc sống hôn nhân. Lễ vật gồm một cặp trà, cặp bánh và trầu cau (số lượng tuỳ gia đình nhưng luôn luôn chẵn).
Nhà trai đến nhà gái thường là bố, mẹ và chàng rể tương lai. Nhưng nếu có thêm cô, dì, chú, bác phải thông báo cho nhà gái biết trước.
Nhà trai đến nhà gái gồm những ai?
Trong khi hai gia đình đang trò chuyện, cô dâu tương lai bưng cơi trầu đã têm sẵn hoặc nước trà (chè) ra. Cô chỉ rót nước và thưa với bố mẹ mình rằng nước và trà đã sẵn sàng chứ không được phép mời khách. Việc mời là của bố mẹ cô gái. Đây cũng là dịp để nhà chồng tương lai xem mặt và tính cách cô gái.
Thật ra ngày nay, các đôi nam nữ đã tự do trong việc chọn bạn đời. Họ có thể đi lại hỏi thăm nhau, tìm hiểu nhau trước khi gia đình hai bên quyết định tính chuyện trăm năm cho họ. Tuy nhiên, lễ chạm ngõ có tính bản sắc văn hoá dân tộc mà chúng ta cần duy trì và gìn giữ.
Chàng rể tương lai đến nhưng cũng không được ngồi cùng bố mẹ. Sau khi nhà gái bằng lòng nhận lễ và không có ý kiến gì, hai gia đình chọn một ngày tốt để tiến hành lễ ăn hỏi.
Trong cuộc trò chuyện này, nhà gái có thể mời nhà trai ở lại dùng một bữa cơm thân mật cùng gia đình để bày tỏ sự thân tình.