Các hỏng hóc tiêu biểu
+Một số hư hỏng thường gặp: +Hư hỏng của hộp số hành tinh : - Hộp số hành trình thường cấu trúc từ bộ truyền có hai bậc tự do, vì vậy khi làm việc cần khóa khâu bằng các phần tử điều khiển dạng ma sát hay khớp một chiều , khả năng làm việc của ...
+Một số hư hỏng thường gặp:
+Hư hỏng của hộp số hành tinh :
- Hộp số hành trình thường cấu trúc từ bộ truyền có hai bậc tự do, vì vậy khi làm việc cần khóa khâu bằng các phần tử điều khiển dạng ma sát hay khớp một chiều , khả năng làm việc của các phần tử được xác lập ở 2 chế độ mở và khóa. Các phần tử điều khiển là phần tử dễ bị hư hỏng nhất trong hộp số hành tinh. Khi hoạt động , sự mài mòn của các tấm ma sát làm giảm khả năng khóa chắt của các chi tiết của bộ truyền hành tinh và dẫn đến trượt các tấm ma sát, không cố định được các số truyền. Khi số chuyển làm mất mát tốc độ truyền đồng thời xe không có khả năng đạt được tốc độ lớn nhất khi chuyển động .
- Một phần tử chỉ làm việc ở một số truyền nhất định do vậy khi bị hư hỏng phần tử điều khiển này, thì sẽ gây ra các biểu hiện giống nhau ở các tay số mà nó tham gia điều khiển.
- Hộp số hành trình thường hư hỏng các phần tử điều khiển như mòn tấm ma sát, chóc rỗ tấm ma sát do moay ơ quá tải. Hư hỏng các bộ truyền bánh răng chủ yếu là do mòn. Các hộp số hành tinh khi tháo ra hầu hết các bộ truyền bánh răng ít thay đổi, còn các phần tử ma sát dễ dàng hư hỏng trước.
- Các ổ bi thường làm việc trong dầu tuần hoàn do vậy do vậy chất lượng bôi trơn đảm bảo tuổi thọ cho hộp số hành tinh khá cao. Tuy nhiên khi lượng dầu bôi trơn thiếu thì hư hỏng không thể tránh được. Sự mài mòn ổ bi dẫn tới các trục lồng làm việc không đồng tâm và các bánh răng ăn khớp không chính xác, ban đầu gây nên mòn bánh răng và phàn tử ma sát sau đó gây ồn và giật khi xe tự động chuyển số.
+ Hư hỏng của cụm điều khiển thủy lực:
- Trong quá trình làm việc các phần tử điều khiển hộp số tự động thường xuyên đóng mở các nguyên công được thiết lập sẵn sàng bởi nhà thiết kế . Các phần tử ma sát này trong quá trình đóng mở luôn tạo nên ma sát mài mòn bề mặt làm việc của vật liệu
- Lượng hao tổn , mài mòn vật liệu trong quá trình mài mòn phụ thuộc vào lượng dầu, chất lượng dầu, nhiệt độ của bề mặt làm việc của các chi tiết, chất lượng vật liệu, điều kiện đóng mở các phần tử ma sát .
-Khi lượng tạp chất trong dầu quá nhiều ( nằm trong lưới lọc ) sẽ gây ra tắc đường cấp dầu và áp suất dầu không còn đáp ứng, gây nên quá trình chuyển số không êm dịu, nhiệt độ dầu tăng cao làm hư hỏng các chi tiết như joăng, phớt bao kín, mài mòn con trượt .
- Sự hư hỏng các chi tiết như joăng, phớt bao kín, mài mòn con trượt dẫn đén sự chuyển số không nhịp nhàng theo sự điều khiển của bộ điều khiển trung tâm đã được lập trình sẵn. Khi đó xe ô tô sẽ chuyển động không ổn định, tốc độ thay đổi không đều đặn .
- Nguồn thủy lực trên hệ thống được điều khiển bằng bơn dầu. Bơm dầu làm việc cùng với động cơ vì vậy khi bị mòn bơm dầu sẽ làm giảm áp suất chất lòng, các biểu hiện giống ở trên .
- Các hư hỏng trong hệ thống thủy lực đều phản qua việc gia tăng nhiệt độ dầu, do vậy trên bảng tablo của ô tô luôn có các đồng hồ báo nhiệt độ dầu của hộp số tự động.
+ Bảng một số triệu chứng hư hỏng :
- Nếu khi kiểm tra mã chuẩn đoán hư hỏng mà hiển thị mã bình thường nhưng hư hỏng vẫn xảy ra thì kiểm tra mạch cho từng triệu chứng theo thứ tự và tiến hành sửa chữa hư hỏng.
Bảng 1 : Bảng mạch điện
Triệu chứng | Vùng nghi ngờ |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Bảng 2 : Một số triệu chứng ở cụm điều khiển thủy lực
Triệu chứng | Vùng nghi ngờ |
Xe không chạy được ở bất kì dãy số tiến và số lùi | Van điều khiểnVan điều áp sơ cấp |
Không lên số được ( số 1- số 2 ) | Cụm thân van |
Không lên số được ( số 2- số 3 ) | Cụm thân van |
Không lên số được ( số 3- số truyền tăng) | Van chuyển số 3 - 4 |
Không xuống số được ( số truyền tăng – số 3 ) | Van chuyển số 3 - 4 |
Không xuống số được( số 2- số 1; số 3- số 2 ) | Cụm thân van |
Không có khóa biến mô hay khóa biến mô không nhả | Van rơ le khóa biến mô |
Sang số không êm ( N-D ) | Bộ tích năng C1Cụm thân van |
Sang số không êm ( N-R ) | Cụm thân van |
Sang số không êm ( khóa biến mô ) | Van rơ le khóa biến mô |
Sang số không êm ( số 2- số 3 , số 3 – số O/D , số O/D – số 3 ) | Cụm thân van |
Trượt hoặc rung ( tiến và lùi ) | Lọc dầu |
Không xuống được số thấp cưỡng bức ( không có kick down ) | Cụm thân van |
Bảng 3 : Một số triệu chứng ở biến mô và hộp số hành tinh
Triệu chứng | Vùng nghi ngờ |
Xe không chạy được ở bất kì dãy số tiến và số lùi | Bộ truyền hành tinh trước và sauBộ truyền hành tinh giảm tốcKhớp một chiều U/D ( F2 )Ly hợp số tiến ( C1 ) |
Xe không chạy được ở số lùi | Bộ truyền hành tinh trước và sauBộ truyền hành tinh giảm tốcLy hợp truyền thẳng ( C2 )Phanh U/D ( B3 )Phanh số 1 và số lùi ( B2 ) |
Không lên số được ( số 1- số 2 ) | Khớp một chiều No.1 ( F1 )Phanh số 2 ( B1 ) |
Không lên số được ( số 2- số 3 | Ly hợp truyền thẳng ( C2 ) |
Không lên số được ( số 3- số truyền tăng) | Ly hợp U/D ( C3 ) |
Không có khóa biến mô hay khóa biến mô không nhả | Biến mô |
Sang số không êm ( N-R ) | Ly hợp số tiến ( C3 )Khớp một chiều U/D ( F2 )Khớp một chiều No.1 ( F1 ) |
Sang số không êm ( N-D ) | Ly hợp truyền thẳng ( C2 )Phanh số 1 và số lùi ( B2 ) |
Sang số không êm ( khóa biến mô ) | Biến mô |
Trượt hoặc rung ( số tiến ) | Biến môLy hợp số tiến ( C1 )Ly hợp truyền thẳng ( C2 )Phanh U/D ( B3 )Khớp một chiều No.1 ( F1 )Khớp một chiều U/D ( F2 ) |
Trượt hoặc rung ( số lùi ) | Ly hợp truyền thẳng ( C2 )Phanh số 1 và số lùi ( B2 ) |
Trượt hoặc rung ( số 1 ) | Khớp một chiều No.1 ( F1 ) |
Trượt hoặc rung (số 2 ) | Khớp một chiều U/D ( F2 )Phanh số 2 ( B1 ) |
Trượt hoặc rung ( số 3 ) | Ly hợp truyền thẳng ( C2 ) |
Trượt hoặc rung ( số O/D ) | Ly hợp số tiến ( C3 ) |
Không phanh bằng động cơ được ( số 1- 3 : Dãy D ) | Phanh U/D ( B3 ) |
Không phanh bằng động cơ được ( số 1 : Dãy L ) | Phanh số 1 và số lùi ( B2 ) |
Không phanh bằng động cơ được ( số 2 : Dãy 2 ) | Phanh số 2 ( B1 ) |
Tăng tốc kém ( tất cả các dãy số ) | Biến môBộ truyền hành tinh U/D |
Tăng tốc kém ( O/D ) | Ly hợp U/D ( C3 )Bộ truyền hành tinh U/D |
Giật mạnh hay động cơ chết máy khi khởi hành hay đứng yên | Biến mô |
+ Kiểm tra hộp số tự động ( U340 trên xe Toyota Yaris )
+ Kiểm tra sơ bộ
+ Kiểm tra mức dầu
Lưu ý: Xe phải làm việc , nhiệt độ của động cơ, hộp số, phải ở nhiệt độ vận hành ( 70 – 800 C ) chỉ sử dụng ở mức “ Cool ” trên que thăm dầu khi động cơ không hoạt động
Đỗ xe nơi bằng phẳng, kéo phanh tay
để động cơ chạy không tải, thay đổi
vị trí cần chọn số trong tất cả các vị
trí P đến L và quay trở lại dãy số P
rút que thăm dầu ra lau sạch sau đó
đút vào để kiểm tra mức dầu trong
hộp số dầu phải ở mức “ Hot ” nếu
thấp hơn thì phải đổ thêm dầu . Kiểm tra mức dầu hộp số
+ Kiểm tra chất lượng dầu
Nếu tháo dầu có mùi khét hoặc màu đen thay dầu theo các bước sau :
- Tháo và xả dầu cũ, đóng nút xả dầu lại
- Với động cơ đanh tắt máy, đổ dầu mới vào ( loại dầu ATF DEXRON® II )
- Khởi động cho động cơ chạy không tải khoảng 3 phút để tăng nhiệt độ đến nhiệt độ vận hành, chuyển cần chọn số lần lượt hết các dãy số và quay lại để ở dãy số P . Kiểm tra lại mức dầu trong hộp số, mức dầu phải ở mức “ Hot ” trên que thăm dầu, nếu không đạt đổ thêm dầu vào hộp số
+ Kiểm tra dây ga
Kiểm tra xem có sự sai hỏng nào ở dây ga không
Với vị trí đặt dây ga đóng hoàn toàn, đo khoảng cách từ điểm cuối cùng của ống bọc đến đầu trên của cáp. Khoảng cách này nhỏ hơn 1mm, nếu không đạt thì điều chỉnh lại
+ Kiểm tra các vị trí của cần chuyển số
Khi thay đổi vị trí cần chuyển số từ dãy N đến các dãy số khác sau đó giữ ở tay số P. Kiểm tra cần chuyển số có thể dịch chuyển trơn chu chính xác tới bất kì dãy số nào, vị trí cần chuyển số đúng với đèn báo số. Nếu đèn báo số không sáng trong khi vị trí cần chọn đúng , thì thực hiện theo các bước sau đây :
- Nới đai ốc trên cần điều khiển
- Ấn trục điều khiển hết cỡ về phía đuôi xe
- Đưa trở lại ( Lựa số ) trục điều khiển về vị trí số N
- Đặt cần chọn số đến dãy số N
- Trong khi giữ cần chuyển số, vặn chặt đai ốc cần điều khiển
- Khởi động động cơ và kiểm tra xe tiến về phía trước khi thay đổi cần chuyển số từ dãy số N đến dãy số D và lùi cần chọn số ở số R
+ Kiểm tra công tắc khởi động trung gian
Kiểm tra xem động cơ có thể khởi động được khi cần chọn số ở vị trí N hoặc P nhưng không khởi động được ở các số khác. Nếu không đạt chuyển sang điều chỉnh theo các bước sau đây :
- Nới lỏng bu lông bắt công tắc chỉ vị trí số O
và đặt cần chọn số ở vị trí số N
- Đặt rãnh và đường thẳng cơ sở
- Giữ ở vị trí đó vặn chặt bu lông lại
+ Kiểm tra tốc độ không tải ( ở dãy số N )
Nối đồng hồ đo tốc độ như hình vẽ
để kiểm tra , nối đầu nối đồng hồ
Kiểm tra tốc độ không tải trong
với cực IG (-) , để động cơ chạy dãy N
không tải khoảng 650-700 vòng/phút
+ Kiểm tra trên xe
+ Kiểm tra “ Dừng máy ” ( Stall test )
“Stall test” dung để kiểm tra độ trượt hay hư hỏng của biến mô. Nối đồng hồ đo vận tốc động cơ, dùng phanh gấp bằng cách đạp đột ngột lên bàn đạp phanh. Khởi động cơ và để chạy ở số thấp.
Tăng ga từ từ đến khi bàn đạp ga được chạm đến sàn xe, động cơ sẽ chết máy ở một tốc độ định mức. nếu đồng hồ tốc độ chỉ cao hơn hay thấp hơn tốc độ định mức tức là vấn đề phải kiểm tra ở mọi số.
Nếu tốc độ động cơ vẫn cao, giảm ga ngay lập tức để tránh hộp số hỏng thêm. Hộp số bị trượt và nhiệt độ tăng cao làm các vật liệu ma sát cháy. Vấn đề có thể ở chỗ là áp suất thủy lực quá nhỏ khiến cho piston thủy lực không đủ lực tác động lên phanh dải, vật liệu ma sát có thể mòn. Nếu tốc độ “ dừng máy” của động cơ thấp hơn quy định, có thể động cơ có vấn đề hoặc stato của biến mô không hoạt động.
* Chú ý : một số động cơ khuyến cáo không sử dụng “Stall test”.
Với xe TOYOTA LAND CRUISER : Hardtop/Cavans Top/ Station Wagon,các dòng PZJ7, HZJ7, HDJ80, FZJ7, FZJ80, dung hộp số A442F. động cơ 1FZ-FE, 1HD-T để kiểm tra toàn bộ hiệu suất của hộp số và dộng cơ ta tiến hành thong qua việc đo tốc độ “ dừng máy” và dãy số D và R .
* Lưu ý :
- Tiến hành kiểm tra ở nhiệt độ vận hành của động cơ (70 – 80oC)
- Không được kiểm tra liên tục quá 5 giây
- Để đảm bảo an toàn, kiểm tra tại vị trí bằng phẳng, sáng sủa, rộng rãi có di chuyển một cách dễ dàng
* Các bước tiến hành :
- Làm ấm dầu hộp số
- Kiểm tra bánh trước và bánh sau
- Nối dồng hồ đo tốc độ động cơ
- Kéo phanh tay dừng xe một cách chắc chắn
- Đạp bàn đạp phanh bằng chân trái
- Khởi động động cơ
- Chuyển sang dãy số D, chân phải đạp bàn đạp ga dần dần chạm đến sàn xe. Động cơ sẽ chết máy (“ dừng máy”), đọc nhanh tốc độ cao nhất mà động cơ vừa đạt được
- Kiểm tra tương tự trong dãy số R
* Đánh giá :
- Nếu tốc độ “dừng máy” tương tự cho cả hai bánh trước và sau nhưng thấp hơn giá trị riêng :
+ Động cơ không đủ công suất
+ Khớp nối một chiều của Stato hoạt động không tốt. Nếu thấp hơn 60rpm so với giá trị riêng ly hợp của bộ biến mô có thể đã bị hỏng
- Nếu tốc độ “ dừng máy” trong dãy số D cao hơn giá trị riêng :
+ Dòng áp suất dầu quá thấp
+ Ly hợp trước bị mòn hỏng
+ Khớp nối một chiều thứ hai, số O/D vận hành không đúng
- Nếu tốc độ “ dừng máy” trong cả hai dãy R và D đều cao hơn giá trị riêng :
+ Dòng áp suất dầu quá cao hoặc mức dầu không đủ
+ Khớp nối một chiều số O/D hoạt động không chính xác
+ Kiểm tra thời gian chậm tác động ( Time Lag Test )
- Khi cần chuyển số đã dịch chuyển trong khi động cơ đang chạy không tải chắc chắn sẽ có một khoảng thời gian trôi qua (hay sự không theo kịp) trước khi cảm thấy có sự tác động ( thơi gian chậm tác động). Điều đó dùng để kiểm tra tình trạng của ly hợp trực tiếp số O/D, ly hợp trước, ly hợp trực tiếp, phanh dải trước và sau
* Chú ý :
- Kiểm tra ở nhiệt độ vận hành của động cơ
- Đảm bảo khoảng thời gian cho phép giữa các lần kiểm tra ít nhất một phút. Đo khoảng ba lần và lấy giá trị trung bình
* Tiến hành :
- Phanh dừng xe an toàn
- Khởi động động cơ và kiểm tra tốc độ không tải và dãy số N từ 650 -700rpm
- Dịch chuyển cần chọn số từ dãy số N đến dãy số D. Dùng đồng hồ tính giây đo khoảng thời gian tính từ lúc bắt đầu dịch chuyển cần chọn số tới khi cảm thấy có sự tác động, khoảng thời gian này nhỏ hơn một giây
- Tương tự như vậy, đo thời gian chậm tác động cho dãy số N chuyển sang dãy số R, khoảng thời gian này nhỏ hơn 1,5 giây
* Đánh giá :
- Nếu từ dãy số N sang D khoảng thời gian đo được lớn hơn giá trị riêng thì :
+ Dòng áp suất quá thấp
+ Ly hợp trước bị mòn
+ Phanh dải thứ nhất và số nùi bị mòn
+ Khớp một chiều số O/D hư hỏng
+ Kiểm tra áp suất thủy lực
Tiến hành : Đặt xe trên nền phẳng, kéo phanh tay chèn các bánh xe chuyển động
* Đo áp suất dầu trên đường dầu chính củ hộp số tự động :
- Tháo nút kiểm tra áp suất dầu trên hộp số và nối đồng hồ đo áp suất dầu đo vào đường dầu chính
- Cho động cơ hoạt động và chế độ không tải 2 – 3 giây chờ toàn bộ động cơ và dầu hộp số tự động nóng lên đến vùng làm việc 70 – 80 oC. Động cơ làm việc ban đầu ở chế độ chạy chậm
- Chân trái đạp bàn đạp phanh và chuyển cần số sang dãy số D
- Chân trái đạp bàn đạp phanh và chuyển cần số sang dãy số D
- Chân phải đạp bàn đạp ga nhẹ nhàng tăng mức nhiên liệu
- Theo dõi và ghi lại áp suất dầu với hai chế độ tải : Tải nhỏ nhất và tải lớn nhất trong các trường hợp để cần chọn số ở dãy số D và R
* Các số liệu ghi ở bảng dưới đây so với giá trị cho phép của nhà sản xuất .
Một số số liệu cho một loại ô tô con được ghi theo bảng dưới đây :
Vị trí | D | R | ||
Chế độ | Không tải | Tải lớn | Không tải | Tải lớn |
Áp suất (kg/cm 2 size 12{ {} rSup { size 8{2} } } {}) | 3,7 size 12{ div } {}4,3 | 9,2 size 12{ div } {}10,7 | 5,4 size 12{ div } {}7,2 | 14,4 size 12{ div } {}10,8 |
* Đo áp suất thủy lực trên đường dầu điều khiển .
- Làm ấm dầu hộp số .
- Tháo nút kiểm tra áp suất dầu trên hộp số và nối đồng hồ đo áp suất dầu vào . * Lưu ý :
- Đo khi nhiệt độ động cơ đang ở nhiệt độ vận hành ( Dầu ở nhiệt độ 80 0 size 12{ {} rSup { size 8{0} } } {}C )
- Việc kiểm tra áp suất dầu luôn phải thực hiện bởi hai người. Một người quan sát tình trạng bánh xe ở ngoài, người kia thực hiện việc kiểm tra .
* Kiểm tra :
- Phanh dừng xe chắc chắn và kê 4 bánh xe .
- Khởi động động cơ và kiểm tra tốc độ không tải .
- Chân trái giữ bàn đạp phanh cố định và chuyển cần chọn số sang dãy số D .
- Đo dòng áp suất khi khi động cơ chạy không tải .
- Nhấn bàn đạp ga hết hành trình . Đọc nhanh giá trị dòng áp suất cao nhất đạt được khi tốc độ động cơ đạt đến chế độ chết máy .
* Chú ý : Nhả bàn đạp ga và dừng việc kiểm tra nếu bánh xe sau bắt đầu quay trước khi tốc độ động cơ đạt đến chế độ chết máy .
- Kiểm tra tương tự như trên đối với dãy số R .
- Thông số áp suất chuẩn cho hộp số tự động gắn trên động cơ 1FZ – FE,
1HD – T như sau .
* Đối với hộp số gắn trên động cơ 1FZ-FE
Dãy số D | Dãy số R | ||
Không tải( Kpa ) | Dừng máy( Kpa ) | Không tải( Kpa ) | Dừng máy( Kpa ) |
461 size 12{ div } {} 520 | 971 size 12{ div } {}1226 | 657 size 12{ div } {} 843 | 1648 size 12{ div } {}1853 |
* Đối với hộp số gắn trên động cơ 1DH-T .
Dãy số D | Dãy số R | ||
Không tải( Kpa ) | Dừng máy( Kpa ) | Không tải( Kpa ) | Dừng máy( Kpa ) |
431 size 12{ div } {} 510 | 971 size 12{ div } {} 1226 | 637 size 12{ div } {} 843 | 1608 size 12{ div } {} 1853 |
* Một số số liệu cho một loại xe con theo dưới .
Tốc độ động cơ (vòng/phút) | Tốc độ xe ( km/h ) | Áp suất dầu kg/cm 2 size 12{ {} rSup { size 8{2} } } {} |
1000 | 30 | 0,9 size 12{ div } {} 1,7 |
1800 | 54 | 1,4 size 12{ div } {} 2,2 |
3500 | 105 | 3,8 size 12{ div } {} 4,8 |
- Nếu giá trị đo được không đạt giá trị riêng, kiểm tra lại dây cáp dẫn động ga, điều chỉnh và thực hiện kiểm tra lại .
* Đánh giá :
+ Nếu giá trị đo được tại tất cả các vị trí số đều cao hơn giá trị riêng :
-Dây cáp ngoài khoảng điều chỉnh .
- Van dẫn động bằng dây cáp bị hư hỏng .
- Van điều áp bị hỏng .
+ Nếu giá trị đo được tại tất cả các vị trí số đều thấp hơn giá trị riêng :
- Dây cáp ga ngoài khoảng điều chỉnh .
- Van dẫn động bằng dây cáp bị hư hỏng .
- Van điều áp bị hỏng .
- Bơm dầu hư hỏng .
- Ly hợp trực tiếp số O/D hư hỏng .
+ Nếu áp suất đo được chỉ thấp hơn ở dãy số D .
- Mạch thủy lực ở dãy số D bị rò rỉ, thất thoát áp suất ( sụt áp )
- Ly hợp trước hư hỏng .
+ Nếu áp suất đo được chỉ thấp hơn ở dãy số R :
- Mạch thủy lực ở dãy số R bị rò rỉ, thất thoát áp suất .
- Ly hợp trực tiếp bị hư hỏng .
- Phanh dải thứ nhất và số lùi bị hư hỏng .
+ Kiểm tra thử trên đường
- Thực hiện viẹc kiểm tra trên đường khi các bước kiểm tra ban đầu không phát hiện được sai hỏng khi hoạt động. Chọn đường ít phương tiện giao thông để kiểm tra nhằm đảm bảo an toàn, giảm tiếng ồn bên ngoài từ đó không bị nhầm lẫn trong chuẩn đoán.
+ Trong quá trình kiểm tra trên đường tiến hành theo dõi :
- Tiếng ồn, rung động trong hộp số tự động sinh ra.
- Sự biến đổi đều đặn tốc độ xe trong các trạng thái thử ( Đối với hộp số có 4 số tiến 1 số lùi có vị trí PRMND2N )ghi lại giá trị tốc độ mà trong quá trình thử phát hiện có sự biến đổi tốc độ không đều đặn .
* Quá trình biến đổi như sau :
- Cho động cơ hoạt động không tải trong thời gian hoạt động 1 size 12{ div } {} 2 phút dầu nóng lên đến 80 0 size 12{ {} rSup { size 8{0} } } {}C.
- Cần chọn số đặt ở vị trí D :
+ Tăng đều mức cung cấp nhiên liệu khoảng xấp xỉ 2/3 hành trình bàn đạp khi đó xe tự động chuyển số bên trong theo 1 - 2 - 3 - D giữ nguyên vị trí chân ga ở mức cao này và duy trì tốc độ cao ( D ) trong khoảng 2 size 12{ div } {} 3 phút. Giảm mức cung cấp nhiên liệu cho đến khi mức cung cấp nhỏ nhất mà động cơ không bị tắt máy để kiểm tra trong trạng thái tự động chuyển số D - 3 - 2 - 1. Lại tăng nhẹ lực bàn đạp ga để chuyển lên số 2 rồi giảm nhiên liệu để xe tự chuyển về số 1.
+ Trình tự kiểm tra hoạt động khi cần chộn số ở vị trí D
1 – 2 – 3 – D – 3 – D – 3 – 2 – 1
* Yêu cầu : - Thời điểm nhảy số đúng 1 ⇒ size 12{ drarrow } {}2.2 ⇒ size 12{ drarrow } {}3.3 ⇒ size 12{ drarrow } {}O/D
- Không bị rung, kêu bất thường .
- Không bị trượt. Nếu có hiện tượng bất thường thì phải dừng lại xem xét, tìm ra nguyên nhân và sửa chữa .
- Cần chọn số để vị trí 2 :
+Trình tư kiểm tra : 1 – 2 – 3 – 2 – 1
+ Kiểm tra ngưỡng làm việc ở vị trí 2 : Tăng lượng cung cấp nhiên liệu theo dõi tốc độ động cơ so sánh với đồ thị tốc độ.Nếu tốc độ không vượt ngưỡng số 2 thì thực sự đã hạn chế tốc độchuyển động.Nếu tốc độ vượt quá ngưỡng tốc độ 2 chứng tỏ hệ thống điiều khiển số bị hư hỏng.Sau đó giảm nhanh bàn đạp nhiên liệu để tốc độ động cơ giảm nhanh theo.Xe đã haọt động theo chế độ phanh bằng động cơ.Hộp số tự động làm việc đungs chức năng yêu cầu.
* Yêu cầu : Không phát sinh tiếng kêu bất thường và khi tăng,giảm số,hộp số không bị rung.
- Cần chọn số ở vị trí L (hay ở vị trí số 1 )
+ Kiểm tra xem có khả năng vượt ngưỡng tốc độ số 1 hay không,giảm nhiên liệu đột ngột xem có đảm bảo khả năng phanh bằng động cơ hay không.
- Cần chọn số ở vị trí số lùi R.
+ Gạt cần về vị trí R đạp hết ga để khởi hành xem bánh xe có bị trượt hay không.
- Cần chọn số ở vị trí P.
+ Cho xe đỗ trên dốc nghiêng khoảng 50 0 size 12{ {} rSup { size 8{0} } } {} nổ máy, không kéo phanh tay xe không chuyển động là đảm bảo, còn xe chuyển động chứng tỏ cọc hãm trục thứ cấp bị hỏng, tốc độ ghi lại tương ứng vớicác mức cung cấp nhiên liệu như sau :
Vị trí cần | D | L | |||||||
Mức cung cấp nhiên liệu. | 100% | 0% | 100% | 0% | |||||
Trạng thái của hộp số | 1 size 12{ div } {}2 | 2 size 12{ div } {}3 | 3 size 12{ div } {}D | Lock up on | Lock up off | D size 12{ div } {}3 | 3 size 12{ div } {}2 | 2 size 12{ div } {}1 | 2 size 12{ div } {}1 |
Tốc độ (km/h ) | 50 size 12{ div } {}70 | 102 size 12{ div } {}120 | 32 size 12{ div } {}50 | 53 size 12{ div } {}66 | 49 size 12{ div } {}62 | 17 size 12{ div } {}24 | 96 size 12{ div } {}117 | 38 size 12{ div } {}49 | 41 size 12{ div } {}52 |
* Sử dụng bệ thử con lăn để thay thế việc thử trên đường.
- Thử con lăn thích hợp được dùng là các bệ con lăn đo công suất xe.
- Đặt xe trên bệ thử kiểu con lăn dùng xích khoá cứng thân xe trên hệ thống.
- Lắp thiết bị đo số vòng quay động cơ và tốc độ xe.
- Cho động cơ hoạt động và giữ ở chế độ động không tải 2 size 12{ div } {}3 giây chờ toàn bộ động cơ và dầu hộp số tự động nóng lên tới vùng làm việc, động cơ làm việc ban đầu ở chế độ chạy chậm.
- Đưa cần số vào dãy số Dnhẹ nhàng tăng múc cung cấp nhiên liệu theo trình tự :1 size 12{ div } {} 2 size 12{ div } {} 3 size 12{ div } {} D size 12{ div } {} 3 size 12{ div } {} 2 size 12{ div } {} 1 .kết thúc.
- Cần chọn số ở vị trí 2 trình tự thử : 1 size 12{ div } {} 2 size 12{ div } {} 3 size 12{ div } {} 2 size 12{ div } {} 1
- Cần chọn số ở vị trí L hay số 1 trình tự thử : 1 size 12{ div } {} 2 size 12{ div } {} 1
- Cần chọn số ở vị trí số R ( số lùi ) theo dõi độ ồn, rung của hộp số
- Sử dụng các thiết bị ghi chuyên dùng để ghi lại các giá trị số vòng quay của động cơ đã chuyển đổi thành mức độ bàn đạp nhiên liệu tốc độ xe, sau đó so sánh với đồ thị của nhà sản xuất tìm ra sai lệch để chuẩn đoán hư hỏng.