Các hỏi đáp về hàm dò tìm dữ liệu VLOOKUP
Bài viết liên quan Hàm VLOOKUP là một trong những hàm tìm kiếm được sử dụng nhiều nhất trong Excel bởi tính phổ biến và thông dụng. Chính vì vậy mà cách áp dụng ...
Hàm VLOOKUP là một trong những hàm tìm kiếm được sử dụng nhiều nhất trong Excel bởi tính phổ biến và thông dụng. Chính vì vậy mà cách áp dụng hàm này vào từng bài toán cũng rất phong phú. Đã có rất nhiều câu hỏi các độc giả đã đặt ra cho Zaidap.com, chính điều đó đã làm cảm hứng cho chúng tôi thực hiện bài viết tổng hợp các hỏi đáp về hàm dò tìm dữ liệu VLOOKUP này. Mời các bạn tham khảo.
CÁC HỎI ĐÁP VỀ HÀM DÒ TÌM DỮ LIỆU VLOOKUP
Trong bài viết này chúng ta sẽ đi tìm hiểu về các lỗi hay gặp nhất khi sử dụng hàm VLOOKUP để tra cứu dữ liệu bao gồm lỗi #N/A, lỗi #NAME, lỗi #VALUE, nguyên nhân cũng như cách khắc phục nó ra sao
CÂU HỎI VỀ LỖI #N/A
Độc giả hỏi:
Em hay gặp lỗi #N/A khi sử dụng hàm VLOOKUP, Zaidap.com có thể giải đáp kỹ cho em về lỗi này được không?
Taimienphi trả lời độc giả:
Có rất nhiều lý do gây nên lỗi #N/A này khi sử dụng hàm VLOOKUP. Chúng ta sẽ điểm qua tất cả các lý do này nhé
- Sai định dạng
Khi mà các giá trị trong vùng tra cứu hay giá trị tra cứu là số nhưng lại định dạng kiểu chữ hoặc khi bạn kết hợp các hàm cắt chữ như Right, Left, Mid thì ký tự được cắt ra đôi khi cũng chưa đúng định dạng cũng gây ra lỗi. Cách sửa rất đơn giản bạn chỉ cần đặt đúng định dạng là được.
- Lỗi chính tả khi đánh chữ trong giá trị được tra cứu
Đôi khi những lỗi cơ bản như nhập liệu cũng gây nên rắc rối cho chúng ta, khi mà hệ thống không thể dò tìm đúng với giá trị được tra cứu thì hệ thống sẽ tự cho là không có giá trị dò tìm và trả về lỗi #N/A. Bạn cần kiểm tra chính tả cho chính xác là sẽ được.
- Lỗi #N/A khi nó chính là kết quả trả về
Thật vậy, nếu giá trị tra cứu không có trong vùng tra cứu thì kết quả trả về sẽ là #N/A. Lỗi này cũng tương tự như lỗi đánh sai chính tả ở trên.
- Sử dụng kiểu dò tìm gần đúng
Trong một số trường hợp, chúng ta sử dụng kiểu dò tìm gần đúng True (1) thay cho kiểu dò tìm tuyệt đối False (0) ở tham số thứ 4 thì lỗi #N/A có thể xuất hiện khi:
+ Giá trị cần tra cứu nhỏ hơn giá trị nhỏ nhất trong vùng tra cứu
+ Sắp xếp cột tìm kiếm không theo thứ tự nhỏ tới lớn
- Thừa khoảng trắng ở đầu hoặc cuối ô
Để kiểm tra và sửa lỗi này, bạn có thể sử dụng hàm Trim để loại bỏ các khoảng trắng thừa thãi này. Bạn có thể tham khảo thêm về Hàm Trim ở bài viết sau: Hàm Trim
- Sai vị trí của cột tra cứu
Vì hàm VLOOKUP là hàm tra cứu kết quả theo cột và trả về kết quả phía bên phải nên giá trị cần tra cứu phải nằm ở cột đầu tiên trong vùng tra cứu, nếu không hệ thống cũng sẽ trả về lỗi #N/A. Nếu lỗi #N/A là do sai vị trí của cột tra cứu thì bạn hãy chuyển cột về cột đầu tiên của vùng tra cứu.
CÂU HỎI VỀ LỖI #NAME
Độc giả hỏi: Lỗi #NAME khi sử dụng hàm VLOOKUP hay gặp trong trường hợp nào và cách xử lý rao sao?
Taimienphi trả lời độc giả: Lỗi #NAME xuất hiện bởi một vài nguyên nhân sau đây
- Thêm hoặc bớt cột
Chúng ta rất hay gặp phải tình huống này khi mà chúng ta buộc phải thêm hoặc bớt cột để tạo thêm dữ liệu, việc này sẽ khiến cho bảng dữ liệu của chúng ta sẽ có thêm tham số mà VLOOKUP không được cập nhật sẽ gây nên lỗi #NAME.
Đối với lỗi này, nếu chúng ta thêm hoặc bớt cột thì việc cần làm là sẽ phải viết lại công thức cho VLOOKUP để nó được cập nhật đầy đủ các thông số dữ liệu cần thiết.
- Có nhiều giá trị kết quả trả về
Hàm VLOOKUP sẽ luôn trả về kết quả đầu tiên mà nó tra cứu được tức là nếu chúng ta có nhiều giá trị giống như kết quả trả về trước đó thì những giá trị này sẽ không được VLOOKUP xử lý.
- Giá trị tra cứu chỉ khác nhau bởi cách viết hoa, viết thường
Hàm VLOOKUP không hề phân biệt viết hoa và viết thường, nếu các giá trị tra cứu có cách phân biệt bằng viết hoa và viết thường thì sẽ không có kết quả khi dùng hàm này. Lỗi này hoàn toàn tương tự như lỗi ở trên.
Cách giải quyết là hãy đặt thêm ký tự cho các giá trị nếu chúng là khác nhau thay vì viết hoa và viết thường.
- Lỗi khi Copy công thức
Khi bạn copy công thức và gặp phải lỗi #NAME thì thử xem lại vùng dữ liệu tra cứu đã được cố định chưa.
VD: Thay vì để vùng dữ liệu tham chiếu là A1:B10 thì bạn sẽ để là $A$1:$B$10 bằng cách ấn thêm phím F4.
CÂU HỎI VỀ LỖI #VALUE
Độc giả hỏi: Sửa lỗi #VALUE khi dùng hàm VLOOKUP như thế nào?
Taimienphi trả lời độc giả: Có nhiều nguyên nhân dẫn tới lỗi #VALUE như bạn đã đề cập ở trên tuy nhiên chỉ có 3 nguyên nhân chủ yếu:
- Độ dài của giá trị cần tra cứu lớn hơn 255 ký tự
Tuy rằng trường hợp này là hiếm gặp tuy nhiên nếu bạn gặp phải thì bạn có thể sử dụng Hàm kết hợp INDEX và MATCH thay cho hàm VLOOKUP nhé
- Tham số "Cột lấy giá trị" có giá trị nhỏ hơn 1
Cú pháp của hàm VLOOKUP như sau:
=VLOOKUP( ,,,[1/0] )
Khi có giá trị nhỏ hơn 1, kết quả trả về sẽ là lỗi #VALUE
- Thực hiện một tra cứu tới một Sheet hoặc file Excel khác
Khi vùng tra cứu vượt ngoài thuộc về một Sheet khác hoặc một file Excel khác thì lỗi #VALUE sẽ xuất hiện khi đường dẫn tới Sheet đó hoặc file Excel đó bị sai. Bạn cần chắc chắn công thức của bạn đã dẫn đúng đường dẫn hay chưa
http://thuthuat.taimienphi.vn/cac-hoi-dap-ve-ham-do-tim-du-lieu-vlookup-25482n.aspx
Trên đây là tổng hợp một số hỏi đáp về hàm dò tìm dữ liệu VLOOKUP hay gặp nhất. Hi vọng rằng qua bài viết này các bạn có thể hiểu hơn về hàm VLOOKUP và cách kết hợp VLOOKUP với các hàm khác để đem lại kết quả chính xác cho bạn. Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo một hàm khác có chức năng tương tự như hàm VLOOKUP đó là Hàm Index và hàm Matchđể thấy được sự kết hợp của 2 hàm này trong các bài toán.