23/05/2018, 18:12

Các địa phương tích cực hưởng ứng Ngày Nước thế giới?

Ngày nước thế giới được tổ chức vào 22-3 hằng năm - đây là ngày quốc tế tôn vinh tài nguyên nước. Ngày Nước thế giới được tổ chức thường niên nhằm kêu gọi sự quan tâm của toàn thế giới về tầm quan trọng của tài nguyên nước và vận động chính sách về quản lí bền vững tài nguyên nước, ...

Ngày nước thế giới được tổ chức vào 22-3 hằng năm - đây là ngày quốc tế tôn vinh tài nguyên nước.

Ngày Nước thế giới được tổ chức thường niên nhằm kêu gọi sự quan tâm của toàn thế giới về tầm quan trọng của tài nguyên nước và vận động chính sách về quản lí bền vững tài nguyên nước, đặc biệt là nguồn nước ngọt.

 Ngày Nước thế giới là sự kiện quốc tế được tổ chức hằng năm nhằm nâng cao nhận thức và sự quan tâm của toàn thế giới về tầm quan trọng của tài nguyên nước và vận động chính sách về quản lý bền vững nguồn tài nguyên nước, đặc biệt là nguồn nước ngọt.

 Hưởng ứng sự kiện này, các cấp, ngành chức năng của tỉnh đã nỗ lực thực hiện nhiều chương trình, hoạt động hưởng ứng hiệu quả. Với 1 quốc gia mà nguồn năng lượng điện chủ yếu vẫn là thủy điện (chiếm hơn 37%) như Việt Nam, thì những thách thức về năng lượng đòi hỏi sự hợp tác, chia sẻ, đóng góp của nhiều ngành, địa phương, trong đó có ngành tài nguyên nước. Đặc biệt, người dân Việt Nam cũng cần nâng cao hơn nữa ý thức bảo vệ nguồn nước - nhất là nước ngọt, và sử dụng hợp lý, hiệu quả hơn các nguồn năng lượng.

 Ngày Nước Thế giới năm 2014 cũng hướng tới mục tiêu nâng cao nhận thức của các nhà hoạch định chính sách, nhà quản lý, doanh nghiệp, nhà khoa học, học sinh, sinh viên và người dân về mối liên kết giữa nước và năng lượng cũng như sự hợp tác giữa các nhóm sử dụng nước trong và ngoài lưu vực với 5 thông điệp cụ thể đó là nước cần năng lượng và năng lượng cần nước; nguồn cung nước và năng lượng là hữu hạn trong khi nhu cầu nước ngày càng tăng; tiết kiệm năng lượng là tiết kiệm nước, tiết kiệm nước cũng là tiết kiệm năng lượng; nhu cầu tiếp cận với dịch vụ nước sạch, vệ sinh và điện của tầng lớp người nghèo là rất cần thiết; nâng cao hiệu quả sử dụng nước và năng lượng trong mọi ngành, lĩnh vực là mục tiêu bắt buộc của các chính sách điều phối, phối hợp và thống nhất. 

 Ngày Nước thế giới được tổ chức hàng năm nhằm kêu gọi sự quan tâm toàn cầu về vai trò quan trọng của nước, tập trung tuyên truyền, vận động về quản lý bền vững tài nguyên nước. Hiện nay, nước đang trở nên khan hiếm ở nhiều khu vực trên thế giới và sự khan hiếm này ảnh hưởng tới hơn 1/3 dân số thế giới với khoảng hơn 2,4 tỷ người. Không chỉ khan hiếm, tài nguyên nước còn đứng trước nguy cơ bị ô nhiễm. Tại các thành phố lớn, các khu công nghiệp, thành phần các chất ô nhiễm trong môi trường nước vượt tiêu chuẩn cho phép hành chục lần.

 Mặc dù các cấp Bộ, ngành từ trung ương đến địa phương đã có nhiều giải pháp để khắc phục vấn đề này nhưng một số thực trạng khiến xã hội bức xúc vẫn diễn ra như: chất thải chưa qua xử lý vẫn đổ thải vào môi trường ao, nước, hồ, kênh, rạch  khiến môi trường nước bị ô nhiễm nghiêm trọng.

  Nhân Ngày Nước thế giới năm 2014, lãnh đạo thành phố, Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Tĩnh kêu gọi sự quan tâm và tham gia tích cực của các cơ quan, đoàn thể, chính quyền các cấp, tổ chức xã hội, các nhà tài trợ, tổ chức quốc tế và cộng đồng dân cư trên địa bàn thực hiện tốt công tác bảo vệ nguồn nước, đảm bảo vận hành an toàn cho các hồ chứa, góp phần vào phát triển kinh tế của chung của tỉnh và trên hết là cuộc sống của người dân trên cơ sở các cấp, các ngành đẩy mạnh công tác tuyên truyền về tầm quan trọng của nước từ đố nâng cao nhận thức của người dân về việc sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả; phối hợp với các ngành để hoàn thành điều chỉnh Quy hoạch chung của thành phố; huy động các nguồn lực để hoàn thành hệ thống nước sinh hoạt phấn đấu đạt mục tiêu 100% người dân thành phố được dùng nước sạch; hạn chế thấp nhất việc thất thoát nguồn nước sinh hoạt; đẩy mạnh công tác đảm bảo vệ sinh môi trường; tăng cường kiểm tra, xử lý các cơ sở kinh doanh, sản xuất không tuân thủ về Luật môi trường về việc xả thải, gây ô nhiễm môi trường...

  Theo Sở Tài nguyên - Môi trường, Quảng Nam là một trong những trung tâm mưa lớn nhất Việt Nam. Tất cả lượng mưa đều đổ vào lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn và đổ ra hai cửa biển Tam Hòa và Cửa Đại. Lưu vực này chiếm khoảng 2,5% nguồn nước quốc gia, sản xuất khoảng 1,5% GDP, khoảng 2% sử dụng cho tưới tiêu. Quảng Nam cũng đã khai thác thế mạnh này bằng việc phát triển các dự án thủy điện.

  Hiện nay, có 42 dự án đã được quy hoạch với tổng công suất 1.584,6MW, điện lượng bình quân năm là 6,26 tỷ kWh/năm. Tuy nhiên, việc phát triển thủy điện cũng mang lại nhiều bất cập: làm mất đi tính liên tục của dòng chảy ở các con sông; làm thay đổi môi trường sống, gây tác động mạnh lên hệ sinh thái và khu hệ thủy sinh vật sống, đặc biệt là ở vùng hạ lưu sau đập, trước thực trạng đó.

 Nhân ngày nước thế giới, sở TNMT tỉnh kêu gọi các cấp ngành tìm kiếm biện pháp quản lý để có thể đảm bảo duy trì tăng trưởng kinh tế và đáp ứng nhu cầu của con người thông qua khai thác bền vững tài nguyên nước, sử dụng năng lượng hiệu quả tiết kiệm hướng đến một nền kinh tế tăng trưởng xanh.

  Đối với tỉnh Hà Nam, do tác động của quá trình đô thị hóa, phát triển nhanh chóng của các loại hình dịch vụ, sự gia tăng dân số đã ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp chất lượng nguồn nước, sức khỏe con người.

 Từ thực trạng này, thời gian tới, Hà Nam sẽ tập trung vào các nhiệm vụ trọng tâm như làm tốt công tác tuyên truyền về tầm quan trọng của nước từ đó nâng cao nhận thức của người dân về việc sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả; phối hợp với các ngành để hoàn thành điều chỉnh Quy hoạch chung của tỉnh; huy động các nguồn lực để hoàn thành hệ thống nước sinh hoạt phấn đấu đạt mục tiêu 100% người dân trên địa bàn tỉnh được dùng nước sạch; hạn chế thấp nhất việc thất thoát nguồn nước sinh hoạt; đẩy mạnh công tác đảm bảo vệ sinh môi trường; tăng cường kiểm tra, xử lý các cơ sở kinh doanh, sản xuất không tuân thủ về Luật môi trường về việc xả thải, gây ô nhiễm môi trường..

 Nhân Ngày Nước thế giới năm 2014, lãnh đạo thành phố, Sở Tài nguyên và Môi trường kêu gọi sự quan tâm và tham gia tích cực của các cơ quan, đoàn thể, chính quyền các cấp, tổ chức xã hội, các nhà tài trợ, tổ chức quốc tế và cộng đồng dân cư trên địa bàn thực hiện tốt công tác bảo vệ nguồn nước, đảm bảo vận hành an toàn cho các hồ chứa, góp phần vào phát triển kinh tế của chung của tỉnh và trên hết là cuộc sống của người dân.

 Theo dự báo, nhu cầu dùng nước cho các ngành trên địa bàn thành phố Đà Nẵng là rất lớn, cụ thể đến năm 2020, lượng nước yêu cầu cho sản xuất nông nghiệp khoảng trên 90.496.600m3/năm, nhu cầu cấp nước cho sinh hoạt trên 109.248.500m3/năm và nhu cầu nước cho công nghiệp trên 26.664.800m3/năm.

Nguồn nước cấp cho sinh hoạt, nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ trên địa bàn thành phố chủ yếu lấy từ nguồn nước của sông Vu Gia, nước chảy qua sông Yên, về sông Cầu Đỏ và cung cấp nước cho Nhà máy nước Cầu Đỏ.

 Ngày nước thế giới năm nay, tại Đà Nẵng cũng tổ chức nhiều hoạt động hưởng ứng, qua đó nâng cao nhận thức của chính quyền các cấp, cộng đồng dân cư về những thách thức của tài nguyên nước nhằm thay đổi hành vi trong việc sử dụng, tiết kiệm nước, ý thức giữ gìn, bảo vệ nguồn nước; đồng thời tạo thành phong trào sâu rộng trong quần chúng nhân dân trong việc sử dụng, giữ gìn nguồn nước và bảo vệ môi trường”.

 Ngày Nước thế giới năm nay Việt Nam chọn chủ đề “Nước và Năng lượng” nhằm nâng cao nhận thức về mối tương quan chặt chẽ giữa hai yếu tố này và kêu gọi, tìm kiếm biện pháp quản lý để duy trì tăng trưởng kinh tế, đáp ứng nhu cầu của con người thông qua khai thác bền vững tài nguyên nước và sử dụng năng lượng hiệu quả, tiết kiệm, hướng đến nền kinh tế tăng trưởng xanh. Đây cũng là cơ hội để các nhà quản lý, doanh nghiệp, nhà khoa học, học sinh, sinh viên, cộng đồng chia sẻ các sáng kiến, các mô hình, giải pháp áp dụng phương pháp tiếp cận tổng hợp và gắn kết các bên hữu quan cùng chung sức giải quyết các vấn đề liên quan đến nước và năng lượng.

 Nước và năng lượng có mối quan hệ chặt chẽ và phụ thuộc lẫn nhau. Các nguồn tạo ra và truyền tải năng lượng đều phải sử dụng tài nguyên nước, đặc biệt là đối với năng lượng thủy điện, hạt nhân và nhiệt điện. Mối quan tâm về nhiên liệu sinh học trong thời gian gần đây cũng làm gia tăng nhu cầu về nước. Báo cáo “Phát triển tài nguyên nước thế giới” mới nhất đã dự báo nhu cầu gia tăng đáng kể về nhiên liệu sinh học có thể sẽ thúc đẩy nhu cầu về nước tăng tương đương với 20% lượng nước dùng cho nông nghiệp toàn cầu.

 Ngoài ra, sản xuất nhiên liệu sinh học có thể sẽ làm gia tăng ô nhiễm nước do sử dụng phân bón và hóa chất nông nghiệp tăng. Ngược lại, khoảng 8% năng lượng tạo ra là để sử dụng cho bơm, xử lý và chuyển nước tới những người sử dụng khác nhau.

Huệ Chi

Nguồn tin: Theo hoinongdan.org.vn

0