Các chỉ tiêu kinh tế và vấn đề khai thác trạm bơm
Việc xây dựng mới và cải tạo các công trình của trạm bơm hiện có chỉ được tiến hành sau khi có lập luận về tính hợp lý và có lợi thông qua tính toán kinh tế - kỹ thuật ...
Việc xây dựng mới và cải tạo các công trình của trạm bơm hiện có chỉ được tiến hành sau khi có lập luận về tính hợp lý và có lợi thông qua tính toán kinh tế - kỹ thuật chúng. Việc tính toán này giúp ta tìm thấy giải pháp kỹ thuật tối ưu và xác định thời hạn xây xựng hoặc cải tạo công trình. Trong thực tế xây dựng thủy lợi để xác định ra một phương án giải pháp có hiệu quả hơn phương án khác người ta dùng phương pháp so sánh hiệu quả kinh tế. Nhờ phương pháp này, vào giai đoạn trước khi thiết kế ta có thể chọn ra: biện pháp bơm nước, nguồn nước tưới cấp nước hay chống lụt, vị trí đặt cửa lấy nước, tuyến dẫn và bơm nước, số lượng vùng bơm nước mà trạm bơm phụ trách..v.v... Kết quả lựa chọn này xác định được đặc trưng của giải pháp là: đối tượng hưởng lợi, vốn đầu tư, khối lượng xây dựng và tiện lợi của khai thác trạm bơm. Vào những giai đoạn thiết kế tiếp theo cũng dựa vào phương pháp so sánh hiệu quả kinh tê để́:
- Luận chứng về vị trí đặt nhà máy trên tuyến cấp nước, xác định được chiều dài
kênh dẫn và đường ống áp lực ;
- Chứng tỏ được phương án chọn là ưu việt trong nhiều phương án đưa ra ;
- Luận chứng được số lượng và kiểu máy bơm, bao gồm cả máy bơm dự trữ ;
- Chọn được số đường ống, khối lượng vật liệu, chiều dày và đường kính ống;
- Xác định kết cấu tối ưu và kích thước bao của các công trình chính và phụ;
- Luận chứng sự cần thiết của việc xây dựng công trình và trình tự tiến hành thi
công và đưa trạm vào khai thác, các thông số và thời hạn xây dựng.
Nếu công trình của hệ thống thủy lợi có thể khai thác từ 10 năm hoặc hơn thì việc tính toán kinh tế hợp lý hơn sẽ tiến hành theo từng đợt xây dựng. Đầu tư khi đó cũng sẽ được phân bố theo thời hạn xây dựng. Các thông số của mỗi đợt cũng được xác định trên cơ sở so sánh kết quả tính toán kinh tế - kỹ thuật các phương án từng đợt với thời hạn sử dụng đất đai tương ứng. Các đầu tư phụ cho việc xây dựng theo đợt so sánh với giá thành sản phẩm nhận được đến khi kết thúc xây dựng các công trình chính.
Chi phí quy dẫn
Tính toán kinh tế - kỹ thuật trạm bơm được tiến hành theo theo phương pháp phương án, nghĩa là đưa ra một số phương án công trình khả thi và hợp lý kỹ thuật, với từng phương án tiến hành xác định các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật. Đối với mỗi phương án, xác định giá dự toán công trình bao gồm cả giá thành thiết bị ( tổng đầu tư ) và chi phí vận hành năm. Chọn ra phương án có các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật tốt nhất. Chỉ tiêu cơ bản để chọn phương án công trình có lợi nhất là chi phí quy dẫn nhỏ nhất.
- Khi thời hạn xây dựng công trình của các phương án so sánh như nhau thì chi phí quy dẫn được tính theo công thức:
{}{}Z = C + K.EH( 13 - 1 )
Trong đó : C là chi phí vận hành hàng năm, ( đ ) ;
K là vốn đầu tư , ( đ ) ;
EH = 1/TH - là hệ số hiệu quả kinh tế , TH là thời gian hoàn vốn tiêu chuẩn
( tính bằng năm ).
Thời gian hoàn vốn tiêu chuẩn TH là thời gian mà chi phí do tăng đầu tư cho một phương án công trình so với phương án khác ( có cùng giá trị ) được bù lại nhờ giảm chi phí vận hành hằng năm. Đối với các trạm bơm có giá trị kinh tế lớn và tỏ ra có ảnh hưởng đến sự phát triễn lực lượng sản xuất của khu vực hoặc có vai trò quyết định đến sự lợi dụng tổng hợp thì cho phép lấy EH nhỏ hơn. Khi xác định hiệu ích do áp dụng tiến bộ kỹ thuật mới thì giá trị EH có thể tăng.
- Khi các phương án so sánh có thời hạn xây dựng khác nhau hoặc khi có thời hạn khai thác khác nhau thì chi phí quy đổi cũng sẽ có khác. Những trường hợp này việc tính chi phí quy đổi sẽ phức tạp hơn, người ta vẫn sử dụng công thức ( 13 - 1 ) để tính, nhưng cần có hiệu chỉnh để kể đến yếu tố do khác nhau về thời hạn xây dựng hoặc thời hạn khai thác đưa lại. Những tính toán cụ thể xin xem ở trong các giáo trình và tài liệu kinh tế có liên quan ;
- Khi các công trình của các phương án so sánh khác nhau không nhiều về thời hạn khai thác ( dưới 30% ), thì cho phép tính toán hiệu ích kinh tế bỏ qua tính toán yếu tố khai thác dài hạn của công trình, lúc này vốn đầu tư K và chi phí vận hành năm C ở dạng chi phí đơn vị trên 1 héc ta diện tích tưới;
- Khi so sánh các phương án công trình khác nhau, chỉ cần tính toán các chỉ tiêu về đầu tư và chi phí vận hành năm đối với các hạng mục ở đó có sự khác nhau ;
- Việc so sánh kinh tế - kỹ thuật cần phải kể đến giá thành của đất đai mà công trình chiễm chỗ.
Vốn đầu tư và chi phí vận hành hằng năm
1. Vốn đầu tư:
Vốn đầu tư cho công việc xây dựng - lắp đặt gồm: giá thành xây dựng và chi phí mua sắm, vận chuyển, bảo dưỡng, lắp đặt và chạy thử các trang thiết bị cơ điện và kết cấu thép. Việc tính toán đầu tư có thể tính trực tiếp từ khối lượng theo bản vẽ thiết kế hoặc cũng có thể tính theo khối lượng của công trình tương tự với công trình đang thiết kế hoặc theo bản thiết kế mẫu. Tổng đầu tư xây dựng công trình cảu trạm bơm:
K=K1+K2+K3+K4 size 12{K= { size 24{K} } rSub { size 8{1} } + { size 24{K} } rSub { size 8{2} } + { size 24{K} } rSub { size 8{3} } + { size 24{K} } rSub { size 8{4} } } {}( 13 - 2 )
Trong đó : K1 size 12{ { size 24{K} } rSub { size 8{1} } } {}là giá thành công việc xây dựng ;
K2,K3,K4 size 12{ { size 24{K} } rSub { size 8{2} } , { size 24{K} } rSub { size 8{3} } , { size 24{K} } rSub { size 8{4} } } {} lần lượt là: chi phí mua sắm; chi phí bảo dưỡng; chi phí lắp
đặt và gia công trang thiết bị cơ điện và kết cấu thép.
2. Chi phí vận hành năm
Chi phí vận hành năm hay chi phí sản xuất, bao gồm: khấu hao, chi phí sữa chữa thường xuyên, lương nhân viên, bảo hiểm lao động , tiền dầu mỡ bôi trơn, tiền điện dùng cho bơm nước và cho tự dùng.Tiền khấu haovà chi phí sưã chữa thường xuyên xác
định tương ứng theo định mức khấu hao, lấy theo phần trăm vốn đầu tư. Giá thành điện để bơm nước xác định theo lưu lượng nước thật được bơm và cột nước theo tính toán thủy năng ( xem phần E của chương này ). Giá thành điện tự dùng của trạm bơm có thể lấy 0,02 giá thành điện lượng dùng bơm nước. Số lượng nhân viên vận hành, tùy theo công suất của trạm, xác định theo tài liệu quy định của nhà nước. Chi phí bảo hộ lao động và dầu mỡ lấy theo phần trăm của chi phí cho nhân viên vận hành, điện tự dùng và sữa chữa thường xuyên.
Cần tính toán đường kính kinh tế của ống áp lực ( ống đẩy ) trước khi chọn số ống , vật liệu làm ống và sơ đồ nối máy bơm với đường ống đẩy. Đường kính kinh tế ống được xác định theo chi phí quy dẫn nhỏ nhất ( công thức 13 - 1 ). Trong trường hợp này, vốn đầu tư bao gồm: giá thành đường ống và lắp đặt ống; còn chi phí vận hành năm gồm: khấu hao, sữa chữa và tiền điện bị tổn hao để khắc phục tổn thất cột nước trong ống. Như vậy, việc chọn lựa đường kính ống kinh tế được tiến hành với việc nghiên cứu đưa ra một số phương án ( không ít hơn ba ) đường ống có đường kính khác nhau và tính toán chỉ tiêu chi phí quy đổi cho từng phương án đó, chọn đường kính có chi phí quy dẫn nhỏ nhất làm đường kính kinh tế. Thông thường đường kính của các đường ống đặt song song thì bằng nhau và không thay đổi theo chiều dài ống, bởi vậy đường kính kinh tế có thể xác định trên 1 mét chiều dài ống.
Chi phí quy dẫn nhỏ nhất theo công thức sau cho 1 m dài ống:
{}Z = C + K.EH = a. + ( b / 100 ).K + K. EH( 13 - 3 )
Trong đó a - giá tiền 1 kWh;
- lượng điện tiêu hao trên 1 m dài đường ống, kWh;
b - số % khấu hao để phục hồi, sữa chữa lớn và sữa chữa thường xuyên;
K - giá thành 1 m ống và lắp đặt ống, đ;
EH - hệ số hiệu ích kinh tế tiêu chuẩn.
Dạng chung của biểu thức như sau:
= ∫t=0T9,81.Qhwhtbdt=9,81.Ahtb∫t=0TQ3dt size 12{ Int cSub { size 8{t=0} } cSup { size 8{T} } { { {9,"81" "." Q { size 24{h} } rSub { size 8{w} } } over { { size 24{h} } rSub { size 8{ ital "tb"} } } } } "dt"= { {9,"81" "." A} over { { size 24{h} } rSub { size 8{ ital "tb"} } } } Int cSub { size 8{t=0} } cSup { size 8{T} } { { size 24{Q} } rSup { size 8{3} } } ital "dt"} {}( 13 - 4 )
Trong đó: T - thời gian làm việc của máy bơm, giờ;
hw size 12{ { size 24{h} } rSub { size 8{w} } } {}- tổn thất cột nước trên 1 m dài đường ống, hw=A.Q2 size 12{ { size 24{h} } rSub { size 8{w} } =A "." { size 24{Q} } rSup { size 8{2} } } {}, m ;
A - sức cản thủy lực đơn vị;
htb size 12{ { size 24{h} } rSub { size 8{ ital "tb"} } } {} = hmb⋅hdc⋅hm size 12{ { size 24{h} } rSub { size 8{ ital "mb"} } cdot { size 24{h} } rSub { size 8{ ital "dc"} } cdot { size 24{h} } rSub { size 8{m} } } {} là hiệu suất trạm bơm, gồm : hiệu suất máy bơm,
hiệu suất động cơ, hiệu suất tính đến tổn hao trên tuyến dẫn đến động cơ.
Đặt ∫t=0TQ3dt=qp.t3 size 12{ Int cSub { size 8{t=0} } cSup { size 8{T} } { { size 24{Q} } rSup { size 8{3} } } "dt"= { size 24{q} } rSub { size 8{p "." t} } rSup { size 8{3} } } {}, khi đó công thức ( 13 - 4 ) có dạng:
= ( 9,81. A / tb ) qp.t3 size 12{ { size 24{q} } rSub { size 8{p "." t} } rSup { size 8{3} } } {}.T( 13 - 5 )
Đối với biểu đồ lưu lượng yêu cầu có dạng bậc thì lưu lượng trung bình khối trong
ống được tính theo công thức sau:
qp.t=∑i=1kQi3ti/∑i=1kti3 size 12{ { size 24{q} } rSub { size 8{p "." t} } = nroot { size 8{3} } { Sum cSub { size 8{i=1} } cSup { size 8{k} } { { size 24{Q} } rSub { size 8{i} } rSup { size 8{3} } } { size 24{t} } rSub { size 8{i} } / Sum cSub { size 8{i=1} } cSup { size 8{k} } { { size 24{t} } rSub { size 8{i} } } } } {}( 13 - 6 )
Trong đó: i - thứ tự thời đoạn trên biểu đồ lưu lượng;
k - số thời đoạn trên biểu đồ lưu lượng;
Qi - lưu lượng trong ống ứng với thời đoạn thứ i, m3/h.
Sau đây là một số công thức tính qp.t size 12{ { size 24{q} } rSub { size 8{p "." t} } } {}đối với các biểu đồ lưu lượng ( Hình 13 - 1 ) và các sơ đồ nối ống ( Hình 13 - 2 ) lập cho trạm có các máy bơm cùng đường đặc tính
Hình 13 - 1. Các biểu đồ lưu lượng của trạm.
Hình 13 - 2. Các sơ đồ nối ống đẩy của trạm bơm.
- Biểu đồ a và sơ đồ a:
qp.t=Q(t1+2t2+t3)/(3T)3 size 12{ { size 24{q} } rSub { size 8{p "." t} } =Q nroot { size 8{3} } { ( { size 24{t} } rSub { size 8{1} } +2 { size 24{t} } rSub { size 8{2} } + { size 24{t} } rSub { size 8{3} } ) / ( 3T ) } } {}( 13 - 7 )
- Biểu đồ a và sơ đồ :
qp.t=Q(t1+8t2+t3)/T3 size 12{ { size 24{q} } rSub { size 8{p "." t} } =Q nroot { size 8{3} } { ( { size 24{t} } rSub { size 8{1} } +8 { size 24{t} } rSub { size 8{2} } + { size 24{t} } rSub { size 8{3} } ) /T} } {}( 13 - 8 )
- Biểu đồ và sơ đồ b :
qp.t=Q(t1+2t2+3t3+2t4+t5)/(4T)3 size 12{ { size 24{q} } rSub { size 8{p "." t} } =Q nroot { size 8{3} } { ( { size 24{t} } rSub { size 8{1} } +2 { size 24{t} } rSub { size 8{2} } +3 { size 24{t} } rSub { size 8{3} } +2 { size 24{t} } rSub { size 8{4} } + { size 24{t} } rSub { size 8{5} } ) / ( 4T ) } } {}( 13 - 9 )
- Biểu đồ và sơ đồ :
qp.t=Q(t1+2t2+9t3+2t4+t5)/(2T)3 size 12{ { size 24{q} } rSub { size 8{p "." t} } =Q nroot { size 8{3} } { ( { size 24{t} } rSub { size 8{1} } +2 { size 24{t} } rSub { size 8{2} } +9 { size 24{t} } rSub { size 8{3} } +2 { size 24{t} } rSub { size 8{4} } + { size 24{t} } rSub { size 8{5} } ) / ( 2T ) } } {}( 13 - 10 )
- Biểu đồ và sơ đồ :
qp.t=Q2t1+8t2+27t3+8t4+t5T3 size 12{ { size 24{q} } rSub { size 8{p "." t} } = { {Q} over {2} } nroot { size 8{3} } { { { { size 24{t} } rSub { size 8{1} } + { size 24{8t} } rSub { size 8{2} } +"27" { size 24{t} } rSub { size 8{3} } +8 { size 24{t} } rSub { size 8{4} } + { size 24{t} } rSub { size 8{5} } } over {T} } } } {}( 13 - 11 )
- Biểu đồ b và sơ đồ e :
qp.t=Q2t1+8t2+27t3+64t4+27t5+8t6+t7T3 size 12{ { size 24{q} } rSub { size 8{p "." t} } = { {Q} over {2} } nroot { size 8{3} } { { { { size 24{t} } rSub { size 8{1} } +8 { size 24{t} } rSub { size 8{2} } +"27" { size 24{t} } rSub { size 8{3} } +"64" { size 24{t} } rSub { size 8{4} } +"27" { size 24{t} } rSub { size 8{5} } +8 { size 24{t} } rSub { size 8{6} } + { size 24{t} } rSub { size 8{7} } } over {T} } } } {}( 13 - 12 )
Việc tính toán đường kính kinh tế ống tiến hành theo các bước sau:
+ Định ra một số phương án đường kính ống đẩy có thể;
+ Tính toán lưu lượng qp.t size 12{ { size 24{q} } rSub { size 8{p "." t} } } {}trong ống, và theo đó đối với mỗi phương án tiến hành xác định điện năng tổn thất trong ống theo công thức ( 13 - 5 );
+ Tính chi phí quy dẫn đối với từng phương án theo công thức ( 13 - 3 );
Chọn ra đường kính ống kinh tế là đường kính có chi phí quy dẫn nhỏ nhất.
Đặc trưng dẫn nước : kênh dẫn ( khi lấy nước từ kênh chính và từ hồ ) hoặc không có kênh dẫn ( khi lấy nước từ sông ) có ảnh hưởng đến việc chọn vị trí đặt nhà máy của trạm bơm.
Khi lấy nước từ sông, nhà máy có thể được bố trí ở lòng sông, trên bờ hoặc cắt vào bờ ( khi điều kiện địa chất thuận lợi và lượng bùn cát trên sông ít ). Khi cắt nhà máy vào bờ sẽ giảm được chiều dài của đường ống áp lực, nhưng lại làm tăng kích thước của kênh dẫn.
Khi trạm có kênh dẫn thì vị trí đặt nhà máy được chọn phụ thuộc vào điều kiện địa chất nơi đặt nhà máy, phụ thuộc kết cấu kênh , vào vật liệu xây tường , vào điều kiện lắp đặt và làm việc của đường ống áp lực. Trên tuyến cấp nước cần đưa ra vài phương án bố trí nhà máy để tính toán so sánh.
Vị trí sơ bộ của trạm có thể nhận theo độ sâu khối đào của kênh dẫn, độ sâu nhà máy phụ thuộc vào tổng lưu lượng cần bơm. Ví dụ khi lưu lượng của trạm là 10 m3/s thì chiều sâu khối đào nhà máy có thể lấy chừng 10 m.
Đối với mỗi phương án, tính ra đầu tư xây dựng kênh dẫn và đường ống áp lực, giá thành điện năng để bơm nước tương ứng với biểu đồ yêu cầu dùng nước và tính chi phí quy dẫn. Cuối cùng phương án nào có chi phí quy dẫn nhỏ nhất sẽ là phương án được chọn và vị trí đặt nhà máy của phương án đó là có lợi.
Tính toán thủy năng của trạm bơm nhằm xác định ra lượng nước ( tính m3 hoặc T-m)
bơm được trong một năm và năng lượng cần dùng để bơm lượng nước đó cũng như xác định điều kiện làm việc kinh tế nhất của trạm bơm.
Tổng lượng nước cần bơm trong một năm và năng lượng dùng để bơm nước có thể xác định là tổng lượng nước và năng lượng của các thời đoạn làm việc ở các chế độ khác
nhau của máy bơm. Tài liệu để tính toán thủy năng là:
- Biểu đồ lưu lượng yêu cầu của trạm và biểu đồ cột nước địa hình theo các thời đoạn bơm, cùng vẽ chung trên một biểu đồ ( Hình 13 - 3,a ).
- Các đường đặc tính của máy bơm và của đường ống, dựa vào các đường đặc tính này để xác định điểm công tác của của máy bơm từng thời đoạn bơm ( Hình13- 3,b)
Hình 13 - 3. Các biểu đồ số liệu để tính toán thủy năng.
a - Biểu đồ lưu lượng và cột nước địa hình của các thời đoạn bơm ;
b - Các đường đặc tính của máy bơm: H - Q; N - Q; - Q và các đường
phụ thuộc : H - Q; H - 1,5Q ; H - 2Q.
Biểu đồ Hình (13 - 3,b) là một ví dụ xây dựng với sơ đồ đường ống nối như Hình (13 - 2,e ): trường hợp một đường ống áp lực nối với 2,5 máy bơm ; khả năng vận hành của một ống là chạy 1 máy, chạy 1,5 máy và chạy 2 máy, do vậy trên Hình (13 - 3,b) ta xây dựng ba đường phụ thuộc H - Q; H - 1,5Q ; H - 2Q ( xem cách vẽ các đường ở chương VI ) cho ba trường hợp làm việc tương ứng.
Việc tính toán thủy năng thường làm ở dạng lập bảng. Theo chiều cao cột nước địa hình ứng với mỗi thời đoạn làm việc của trạm bơm ta xác định được điểm công tác của máy bơm, nghĩa là xác định được lưu lượng bơm thực tế Q , cột nước H và hiệu suất của trạm . Tính ra công suất thực tế sử dụng của trạm N = 9,81QH / , sau đó nhân công suất với thời gian tương ứng T tìm ra điện lượng sử dụng của thời đoạn , lượng nước W ( m3 ) và HW ( T - m ) ....
Tính kinh tế của trạm bơm tưới và tiêu được đặc trưng bởi các chỉ tiêu tuyệt đối và chỉ tiêu đơn vị. Chỉ tiêu tuyệt đối là đầu tư K và chi phí vận hành năm C ( xem mục B ), còn các chỉ tiêu đơn vị là:
- Đầu tư đơn vị KN và chi phí vận hành năm cho 1 kW công suất lắp máy CN :
KN = K/N và CN = C/N
Trong đó N là tổng công suất lắp máy của các động cơ điện trong trạm bơm, kW.
- Đầu tư đơn vị KF và chi phí vận hành CF cho một héc ta diện tích tưới hoặc tiêu:
KF = K/F và CF = C/F
Trong đó F là diện tích tưới hoặc tiêu thật mà trạm bơm đảm nhận, héc ta.
- Giá thành bơm 1 m3 nước C' và 1 T- m nước C' :
C' = C/W và C' = C/(HW)
Trong đó: W và HW xác định theo kết quả tính toán thủy năng ở trên.
- Hệ số sử dụng công suất lắp máy:
= NTB/NLM
Trong đó NTB là công suất trung bình của trạm bơm trong năm, kW; NTB = /T
với và T được xác định qua tính toán thủy năng ở trên.
- Hệ số diện tích xây dựng : n' = FHI/ FTB
Trong đó FHI là diện tích hữu ích mà công trình chiếm chỗ, hécta;
FTB là tổng diện tích của trạm bơm, héc ta.
- Hệ số sử dụng lãnh thổ: n' = FXD/FTB
Trong đó FXD là diện tích xây dựng bao gồm diện tích FHI và diện tích kho bãi, đường ô tô, diện tích lắp ráp, héc ta.
Các công trình của trạm bơm được coi là kinh tế nếu các chỉ tiêu tuyệt đối và chỉ tiêu đơn vị của chúng nhỏ hơn hoặc bằng các chỉ tiêu định mức tương ứng.
Trạm bơm chỉ có thể làm việc có hiệu quả cao và an toàn khi:
- Chất lượng thiết kế và xây lắp cao. Sự khiếm khuyết trong xây dựng và thiết kế càng lớn thì dẫn đến kết quả xấu và tăng giá thành vận hành và cần phải thay đổi lại công trình và trang thiết bị, một số trường hợp thậm chí còn làm hỏng công trình.
- Thỏa mãn đầy đủ nhất các yêu cầu của hệ thống công trình về số và chất lượng nước cũng như khả năng làm việc ở mọi chế độ mà không tiêu thụ điện quá mức mà vẫn đảm bảo năng suất cao. Yêu cầu này còn rất khắc khe đối với trạm bơm cấp nước cho hệ thống ống kín và hệ thống trạm bơm nhiều bậc thang.
- Cơ cấu tổ chức quản lý và sản xuất của trạm bơm tưới cần phải hợp lý.
Cơ cấu tổ chức phục vụ khai thác
Các nhân viên vận hành và sản xuấ t - sữa chữa, nhân viên hành chính - điều hành là những người có tác dụng đảm bảo khai thác trạm bơm an toàn và hiệu quả
Nhân viên hành chính - điều hành được liệt vào biên chế của công tác quản lý hệ
thống tưới. Họ có chức năng vạch ra kế hoạch và áp dụng kế hoạch chiến lượt vào khai thác, lập biểu đồ sữa chữa thường xuyên và sữa chữa lớn, lập kế hoạch trang bị lại kỹ thuật cho trạm bơm, cung cấp vật tư, lựa chọn và đào tạo kỹ thuật cán bộ, kiểm tra chất lượng vận hành.
Nhân viên vận hành hoặc trực ban cần đảm bảo vận hành trạm an toàn theo biểu đồ kế hoạch cấp nước và theo lệnh của phòng điều độ hệ thống tưới và thường xuyên có mặt ở trạm bơm. Ngoài ra, nhân viên vận hành cần kiểm tra khả năng hoạt động của thiết bị và công trình, trong trường hợp cần thiết tự mình có thể xử lý loại bỏ những hỏng hóc của thiết bị hoặc có sự trợ giúp của đội sữa chữa chuyên nghiệp. Trường hợp nếu tiếp tục hoạt động thiết bị có thể bị sự cố thì cần ngắt các tổ máy hoặc ngắt toàn bộ trạm và thông báo cho nhân viên hành chính - điều hành và những bộ phận có liên quan.
Nhân viên sản xuất - sữa chữa của các trạm bơm gần nhau thường đóng ở trung tâm sữa chữa chung của các trạm. Trung tâm này có xưởng cơ khí, kho, phòng thí nghiệm, có phương tiện vận tải và có một vài đội chuyên nghiệp. Năng lực của trung tâm sữa chữa phụ thuộc vào số lượng và quy mô của trạm bơm, phụ thuộc vào đặc tính kỹ thuật và thành phần của thiết bị.
Công tác sữa chữa.
Công tác sữa chữa trạm bơm có những loại sữa chữa sau:
1. Sữa chữa dự phòng định kỳ
Công việc sữa chữa này bao gồm những nội dung sau : kiểm tra và siết các bu lông liên kết ; kiểm tra tình trạng làm việc của trục ở những chỗ dễ quan sát mà không phải tháo dỡ máy bơm; đo độ rung ở những chỗ mà tài liệu vận hành sữa chữa đã hướng dẫn; đo lưu lượng nước rỉ qua các vòng chống rò của ổ trục định hướng ( loại bôi trơn bằng nước ) và đo nhiệt độ dầu ( đối với máy bơm có ổ định hướng bôi trơn bằng dầu ); thay thế vòng bít và loại bỏ những vòng lót bảo vệ bị mòn; với máy bơm hướng trục trục đứng còn tiến hành kiểm tra trạng thái của cơ cấu quay cánh bơm. Nếu thời gian tiến hành công tác sữa chữa này trùng hợp với khi trạm nghĩ làm việc thì nên làm tháo khô máy bơm, xác định khe hở trong ổ định hướng , trong các vòng chống rò và theo dõi các cơ cấu công tác của máy bơm;
2. Sữa chữa thường xuyên:
Sữa chữa thường xuyên thường tiến hành khi máy dừng và đã được tháo hết nước. Nội dung sữa chữa này là thay thế bạc của ổ định hướng, các phần tử bị hỏng của vòng chống rò của ổ hướng và của trục, xác định sự mòn trục ở khu vực ổ hướng và vòng chống rò, các khe hở giữa BXCT và buồng ( bơm hướng trục trục đứng ) và khe hở của vòng chống rò ( bơm li tâm trục đứng ); kiểm tra độ thẳng của trục tổ máy. Sữa chữa này thực hiện không cần phải tháo toàn bộ tổ máy ;
3. Sữa chữa lớn:
Sữa chữa lớn để dự kiến khôi phục thiết bị gần trạng thái ban đầu. Sữa chữa này tiến hành khi tổ máy được tháo rời hoàn toàn. Khối lượng công việc này bằng khối lượng công việc sữa chữa thường xuyên cộng với sữa chữa cánh và bầu BXCT bằng cách hàn
đắp thép không rĩ bằng que hàn điện, hàn các chỗ rỗ bằng cách trát epôxít, thay thế các vòng bảo vệ và vòng chống rò trong BXCT. Sữa chữa lớn khác với sữa chữa khác bởi đặc trưng thay thế những chi tiết máy chính như BXCT, trục, ổ định hướng; loại bỏ những hư hỏng của cơ cấu hướng và thân máy bơm.
Tính định kỳ của sữa chữa thường xuyên và sữa chữa lớn của tất cả các dạng thiết bị và công trình cũng như việc trang bị lại trạm bơm cần phải tuân theo tương ứng với kết cấu của nhà máy chế tạo và của những số liệu đo đạt kiểm tra ( việc giảm lưu lượng và hiệu suất vượt quá gía trị cho phép không được làm tăng độ rung động máy ..v.v.. ) và vận hành thực tế trong các điều kiện tương tự. Thường sữa chữa thường xuyên và sữa chữa bảo dưỡng tiến hành cả năm, còn sữa chữa lớn được tiến hành vào giữa các giai đoạn tưới, việc trang bị lại kỹ thuật hoặc thay đổi kết cấu chỉ tiến hành khi việc sữa chữa lớn không thể cải thiện hơn được các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật của đối tượng và không bảo đảm vận hành an toàn tiếp theo. Tính chu kỳ của sữa chữa lớn có thể thay đổi trong giới hạn rất lớn và phụ thuộc vào hai yếu tố cơ bản: số lượng các hạt mài mòn chứa trong nước được bơm và chất lượng trang thiết bị.
Công tác vận hành trạm bơm
Trong quá trình khai thác trạm bơm có thể có bốn giai đoạn cơ bản sau:
Sau khi kết thúc công việc lắp ráp thiết bị cần tiến hành công tác mở máy hiệu chỉnh. Tiến hành kiểm tra độ chính xác của thiết bị và hệ thống thiết bị phụ, kiểm tra tính an toàn chịu kéo của bu lông nối ghép mặt bích và tấm móng, kiểm tra khe hở giữa BXCT và các phần tĩnh của thân máy, cân bằng các góc quay cánh BXCT của bơm trục, chất lượng lắp ổ trục, độ đồng trục giữa máy bơm và động cơ, kiểm tra dầu trong ổ trục và trong hệ thống điều chỉnh.
Sau khi kết thúc công tác chuẩn bị, cần mở máy thử nghiệm. Để làm điều này cần đưa vào hoạt động các hệ thống phụ trợ: hệ thống chân không, hệ thống cấp nước kỹ thuật khi cần thiết bôi trơn vòng bít và làm mát ổ trục, hệ thống điều chỉnh, sau đó là các tổ máy. Thời gian mở máy thử nghiệm lần đầu thường xảy ra vài giây. Sau khi dừng máy, cần kiểm tra cẩn thận và loại bỏ các khuyết tật được phát hiện. Sau đó ta mở máy lại ( chạy rà ). Trong giai đoạn chạy rà tiến hành xác định mực dầu và nhiệt độ dầu trong hộp dầu ổ định hướng, kiểm tra sự làm việc của vòng bít, kiểm tra sự đốt nóng các cuộn dây động cơ điện, mức độ rung của tổ máy, đôi khi còn kiểm tra kết cấu phần công trình xây dựng. Thời gian kiểm tra chạy thử có thể mất 2 đến 3 giờ.
Sau khi ngắt, kiểm tra lặp lại và loại bỏ những khuyết tật của tổ máy thì tiến hành đóng máy vào chạy phụ tải công tác, trong thời gian này còn tiến hành kiểm tra nhiệt độ ổ trục và cuộn dây của động cơ điện một lần nữa, kiểm tra lưu lượng nước làm mát, xác định các thông số máy ( như lưu lượng nước khi bơm với các cột nước khác nhau, công suất, hiệu suất, mức rung động, hiện tượng khí thực ). Thời gian chạy với phụ tải công tác tiến hành 8 đến 10 giờ. Sau khi dừng và kiểm tra lặp lại thì ban nghiệm thu và đơn vị khai thác sẽ kiểm tra lần cuối. Trong quá trình tiến hành thử nghiệm kiểm tra tổ hợp thiết bị cần theo chỉ tiêu của nhà máy chế tạo và thông số thiết kế. Thời gian thử nghiệm thường quá 20 giờ đối với máy bơm nhỏ và trung bình, 12 giờ đối với máy bơm lớn.
Những công việc chính về vận hành trạm bơm do nhân viên vận hành thực hiện tuân theo quy định của nhà máy chế tạo và theo đúng quy tắc an toàn kỹ thuật. Yêu cầu về mà nhân viên vận hành phải theo phụ thuộc nhiều vào chức năng và mức độ tự động của trạm. Đối với trạm bơm tự động thường nhân viên vận hành không phải thường xuyên có mặt ở trạm, chỉ cần định kỳ kiểm tra công trình và thiết bị. Trên các trạm bơm tưới bơm nước từ kênh sang kênh khác nhân viên vận hành cần có mặt thường xuyên để đóng ngắt máy theo chỉ huy của bộ phận điều độ và theo dõi sự làm việc của thiết bị và công trình, loại bỏ kịp thời những hỏng hóc.
Kiểm tra trạng thái công trình gồm: trạng thái các tấm lát, xác định thấm qua công trình đất, các khớp biến dạng, khớp lún và độ dịch chuyển công trình, kiểm tra độ rung động của kết cấu xây dựng, độ hạ thấp mực nước trên lưới chắn rác, sự biến dạng bờ ở vùng công trình lấy nước.
Trong quá trình trạm làm việc bình thường nhờ có dụng cụ đo tiến hành theo dõi phụ tải của tổ máy, nhiệt độ ổ trục và các cuộn dây của động cơ điện, hiệu chỉnh hệ thống thiết bị phụ và mức rung của máy. Kiểm tra trạng thái của trục, ổ trục , vòng tiếp xúc, vòng góp, các khung và các các áp tô mát, các thiết bị cao áp, khớp bù, van phá chân không, hệ thống điều chỉnh và các van.
Công tác sữa chữa chính trên trạm bơm tiến hành vào giai đoạn kết thúc tưới. Thời gian này tiến hành sữa chữa thay thế các hư hỏng công trình và thiết bị cần sữa, Xác định giá thành và thời gian sữa chữa. Sau khi sữa chữa lớn trang thiết bị cần tiến hành công tác mở máy hiệu chỉnh như đã đề cập ở trên.
Sau khi kết thúc tưới và sữa chữa, tiến hành công tác bảo dưỡng. Cần tháo nước trong các vỏ bơm, trong đường ống và những bể chứa. Tiến hành phủ lớp dầu để bảo vệ thiết bị cơ khí theo quy định của nhà máy chế tạo, chống ẩm các thiết bị điện ..v..v..