Ca trực đêm ở viện tâm thần quân đội
Singapore kì quái- Như tôi đã nói lúc trước, tại Singapore tất cả công dân nam có đủ điều kiện sức khỏe đều phải thực hiện nghĩa vụ quân sự trong vài năm; cho dù là phục vụ trong quân đội, lực lượng cảnh sát như làm bộ đội , công an hay dân quân tự vệ. Tôi từng là lính cứu thương trong một tiểu ...
Singapore kì quái-
Như tôi đã nói lúc trước, tại Singapore tất cả công dân nam có đủ điều kiện sức khỏe đều phải thực hiện nghĩa vụ quân sự trong vài năm; cho dù là phục vụ trong quân đội, lực lượng cảnh sát như làm bộ đội , công an hay dân quân tự vệ. Tôi từng là lính cứu thương trong một tiểu đoàn bộ binh. Hiện giờ thì do lý do gì đó mà ông sĩ quan quân y quyết định tôi phù hợp với vị trí hạ sĩ quan và thế nên tôi được gửi đi tập huấn Chuyên gia quân y cấp bậc 2 ( tương đương với nhân viên y tế cấp hai trong hệ thống dịch vụ cấp cứu y tế của Toronto – cơ sở của hệ thống huấn luyện quân y của chúng tôi). Sau khi huấn luyện hai tháng tôi sẽ trở lại đơn vị làm Trung sĩ. Việc này cũng chả khác biệt mấy, như tôi đã mô tả trước đó, chúng tôi khá mềm dẻo trong việc chức vụ. Thế nên giữa chúng tôi không có phiền hà về vấn đề cách thức giao thiệp giữa Trung sĩ hay hạ sĩ quân y hay hộ lý cả. Tuy rằng cũng có nghĩa là, nểu trở thành Trung sĩ thì tôi sẽ đáng tin cậy hơn và phải có trách nhiệm trong nhiều việc hơn.
Một trong những việc tôi đảm trách đó là phải luân phiên trực đêm tại Viện Tâm thần Quân đội. Ban ngày ở đó có các nhân viên y tế tâm thần tận tụy nhưng đến đêm thì họ giao hết việc lại cho ai có ca trực. Có hai chuyên gia quân y và một sĩ quan quân y đang túc trực thường xuyên tất cả các tối, được phân công luân phiên theo từng đơn vị trong quân đội. Thực tế thì là mấy ông Sĩ quan quân y sẽ khóa mình trong văn phòng để ngủ , còn lại để cho hai ông chuyên gia quân y giải quyết công chuyện tại lễ tân và thay phiên nhau thức để trực. Chúng tôi phải theo dõi bệnh nhân, đảm bảo chắc rằng bất kì ai cần phải uống thuốc thì phải uống thuốc, và thông thường thì phải đảm bảo mọi việc đều ổn. Nhiệm vụ trực đêm bắt đầu lúc 7 giờ tối và kéo dài đến tận 7 giờ tối hôm sau.
Ngay cả mấy cái viện tâm thần hiện nay, trong thời kì tốt đẹp này đã thấy đủ chán chường rồi nhưng vào thời điểm tôi làm nhiệm vụ thì Viện tâm thần Quân y lại ở trong 1 bệnh viện cũ tiền chiến. Bệnh viện này đã từng là bệnh viện quân y chính của Anh tại Singapore và là nơi diễn ra vụ thảm sát kinh hoàng lúc Nhật tràn sang quốc đảo này. Chúng đã giết chết hết tất cả các nhân viên y tế và hầu hết tất cả các bệnh nhân ở đây.
Và chúng tôi phải ngồi trực ở đây cả đêm.
Nói thực ra thì hầu hết mọi lúc, nhiệm vụ trực cũng không nặng nề đến thế. Cái bệnh viện này tuy có rùng rợn nhưng một khi ra khỏi phía cánh quân sự và vào khu vực dân sự thì trông các thứ thực chất đều được tân trang làm mới và thắp sáng đầy đủ. Điều chủ yếu phải cẩn trọng để ý ở đây xem có bệnh nhân tâm thần nào cố chạy trốn không. Phòng của họ thực ra không được khóa nên thỉnh thoảng lại phải đuổi theo một gã nào đó cố gắng chạy trốn chẳng hạn. Ý tôi là phải đuổi theo bắt theo nghĩa đen ấy. Một ông bạn của tôi trong lúc đang làm nhiệm vụ trực thì có một ông Lính biệt kích được đem vào Viện tâm thần để theo dõi bỗng nhiên lên cơn điên. Lão chạy nhanh như gió và không tài nào mà hai ông Trung sĩ quân y có thể đuổi theo bắt lại. May mắn thay lão ta lại không chạy ra khỏi bệnh viện mà rẽ nhầm hướng rồi bị dồn vào cùng đường trong 1 cái toa lét. Vẫn phải có cả hai ông Trung sĩ và một vài hộ lý dân sự mới có thể giữ chặt ông ta lại để ông Sĩ quan quân y tiêm thuốc mê cho ông ta.
Mấy tháng trời trôi qua, tôi càng ngày càng thấy tự mãn hơn với công việc này. Trong giờ nghĩ của mình lúc ông Trung sĩ kia còn đang làm công việc giấy tờ thì tôi đã tự tin lẻn ra một cầu thang bộ tối tăm để hút thuốc. Tôi thấy khá thoải mái với công việc vì sự thật là mỗi tối trực ở Viện tâm thần tức nghĩa là được nghỉ hời thêm nửa ngày nữa hôm sau.
Có lúc, bệnh nhân cũng sẽ xin phép để ra hút thuốc và nếu họ quan hệ đủ thân với chúng tôi cũng như chúng tôi có thể kiểm soát được họ; một trong số chúng tôi sẽ đi theo họ tới cái cầu thang bộ kể trên và đưa cho họ 1 điếu thuốc để hút.
Chuyện xảy ra lúc tôi đang đi cùng 1 ông bệnh nhân. Chúng tôi đang hút thuốc ở cái cầu thang tối đó, ánh sáng duy nhất chiếu vào là từ ô kính của cánh cửa từ hành lang ra cầu thang. Phía trên chúng tôi là cầu thang bộ dẫn lên hai tầng lầu nữa và bên dưới chúng tôi có 1 tầng và 1 cánh cửa dẫn ra ngoài. Cánh cửa này được đóng vít chặt và khóa lại từ lúc nào tôi không rõ, và các cánh cửa ở cầu thang phía trên cũng đều được khóa lại cả. Chúng tôi không có chìa khóa để mở bất kì cánh cửa nào.
Tôi chợt thấy gã bệnh nhân trông có vẻ như đang nghĩ ngợi vẩn vơ điều gì. Điếu thuốc lá trên tay hắn vẫn còn cầm lửng lơ và hắn bắt đầu nhìn xa xăm vào khoảng không.
“Này, anh bạn ổn chứ?” Tôi hỏi hắn. Tôi không muốn bị bắt tội đưa thuốc lá cho 1 bệnh nhân và để hắn bị căng trương lực (triệu chứng co giật, động kinh) trong lúc tôi giám sát hắn.
Hắn cứ tiếp tục nhìn chằm chằm vào khoảng không và thì thầm “Lải lơ”(lái le – 来了), trong ngôn ngữ thông tục Sing-Trung có nghĩa là “nó/hắn/cô ta đang tới”.
Tôi nghe tiếng cửa tầng trên mở cái rầm và rồi một tiếng động ma quái, như thể có ai đó rơi từ trên tầng xuống dưới đất. Tiếng động kết thúc bằng một cú rình như cái vật đó vừa chạm đất, gần cái cánh cửa bắt vít và bắt đầu rên rỉ như tiếng người bị đau. Tôi cuống cuồng mò mẫm công tắc đèn và may là dò trúng rồi mở được nó. Khi ánh sáng lan tỏa khu cầu thang bộ, tôi nhìn xuống dưới đất nhưng chả thấy gì cả. Tôi chạy vội lên cái tầng phía trên nhưng cửa vẫn khóa. Phía dưới tôi gã bệnh nhân tâm thần xem ra đã tỉnh cơn mê và đang hút nốt điếu thuốc của hắn như thể không có chuyện gì xảy ra. Cánh cửa dẫn ra hành lang khu tâm thần bật mở và rồi ông Trung sĩ đang trực thò đầu ra chỗ cầu thang hỏi chúng tôi đang làm cái quái gì và bảo chúng tôi im im dùm cái.
Tôi thuật lại cho ông ấy những gì tôi nghe được. Ông ấy cũng đã nghe thấy cùng 1 thứ tiếng lách cách và tiếng rơi độp1 phát từ chỗ ngồi của mình ở phía lễ tân. Vì thế nên ông ấy mới ra đây kiểm tra, ông ấy còn nghĩ gã bệnh nhân kia đang cố giằng co với tôi và định phá cánh cửa dẫn ra ngoài. Ông Trung sĩ đó cũng đi kiểm tra cái cầu thang, nhưng cũng như tôi ông ấy không thấy gì cả- tất cả các cửa đều được khóa trừ cánh cửa dẫn ra hành lang chỗ chúng tôi, cửa thoát hiểm ở tầng trệt cũng vẫn còn vít.
Chúng tôi đưa gã bệnh nhân tâm thần (xem ra hắn chả nhận ra là có chuyện gì cả) quay trở lại phòng và ngồi trực cạnh nhau suốt cả đêm.
Tôi chưa từng nghe gì thêm về điều tương tự trong suốt quãng thời gian còn lại làm nhiệm vụ trực ở Viện tâm thần của tôi. Tuy nhiên tôi nhớ loáng thoáng đã từng được nghe kể về 1 vụ việc cách đây rất lâu, về một bệnh nhân đã tự lao mình xuống khỏi lan can để thoát khỏi lưỡi lê của lính Nhật.
Nguồn : taladaica từ topic truyện ma voz