Cá thể phát sinh của lá
Đặt vấn đề : Sự tăng trưởng của các chồi xảy ra như thế nào? Vảy chồi có nhiệm vụ gì trong sự tăng trưởng của chồi ? Sự hình thành và phát triển của lá Lá phát triển ở đỉnh sinh trưởng. Các u khởi ...
Đặt vấn đề: Sự tăng trưởng của các chồi xảy ra như thế nào? Vảy chồi có nhiệm vụ gì trong sự
tăng trưởng của chồi?
Sự hình thành và phát triển của lá
Lá phát triển ở đỉnh sinh trưởng. Các u khởi sinh được hình thành trong quá trình phát triển của mầm lá ở mô phân sinh ngọn. Sau khi lá đã được hình thành trên đỉnh chồi thì sự sinh trưởng tiếp tục về sau phụ thuộc vào sự phân chia tế bào và sự tăng cường kích thước của chúng. Ở một số loài cỏ, một số cây gỗ, sự sinh trưởng tiến hành liên tục cho đến khi cây có kích thước cuối cùng.
Sự sinh trưởng của lá cây thuốc lá (Nicotiana tabacum) qua các giai đoạnLá cây song tử diệp
Sự phát triển của lá cây thuốc lá qua các giai đoạn A-C. Lát cắt ngang qua mép phiến lá non; D. Lát cắt dọc giữa mầm lá.Sự sinh trưởng của lá có giới hạn trừ ở ráng Lygodium và Gleichenia là có sự sinh trưởng vô hạn định. Lá cây STD có hình phiến rộng và gốc tương đối hẹp, có hoặc không có cuống; có thể chia làm ba giai đoạn thành lập liên tiếp nhau như sau:
* Khối sơ khởi của lá được hình thành trên mô phân sinh ngọn sẽ lần lần cao lên và tách ra khỏi vùng phôi. Vùng nầy sẽ cho ra một khối nguyên thủy rồi một khối sơ khởi khác. Lá có chổ đính hẹp, sự phân chia xảy ra ở vùng dưới mô phân sinh; gốc lá rộng hoặc hoàn toàn ôm lấy thân thì sự phân chia theo hai hướng vòng quanh.
* Mầm lá thẳng kéo dài ra hình thành trục của lá non, có thể xem đó là phần gân giữa. Cuống lá mang mầm phân sinh của phiến ở ngọn. Trục lá phát triển ở gốc mầm và lớn dần lên về chiều dày, nếu có hai u nhỏ hai bên, trục sẽ cho ra bẹ lá. Ở lá kép, trục sẽ cho ra trục phụ và cho ra thứ diệp.
* Phiến lá được hình thành ở những giai đoạn sớm khi trục lá kéo dài ra từ hai phần mô phân sinh ở hai bên mép. Lá non đã được thành lập sẽ lớn lên và nở ra, diện tích lá to ra và diện tích tế bào to ra. Đó là do ảnh hưởng của auxin A.I.A.
Lá cây đơn tử diệp
Lá được xem là có sự sinh trưởng ngọn và mép lá cũng có sự sinh trưởng giống như sự sinh trưởng ở mép của lá cây song tử diệp. Tuy nhiên, sự phát triển về sau thay đổi tùy theo tính chất phức tạp của nó.
2.2. Sự rụng lá
Lá có đời sống giới hạn và thường chỉ tồn tại trong một mùa dinh dưỡng. Ở các cây thường xanh, cây thay lá liên tục, sự rụng lá có thể tiến hành dần dần theo sự già của lá; còn cây có lá rụng theo mùa thì lá sẽ rụng định kỳ hàng năm hay rụng trước khi mùa đông hay mùa khô đến. Sau một thời gian hoạt động, lá già và rụng đi.
Sự rụng lá xảy ra do một tượng tầng được thành lập ở giữa đáy cuống lá và thân cho ra một lớp sube nhu bì (còn gọi là lớp phân cách hay vùng tầng rời); sau đó đáy cuống hóa nhày (lớp bảo vệ) và lá rơi khi gặp gió. Hiện tượng rụng lá định kỳ được xem là tính chất thứ sinh, xuất hiện trong quá trình tiến hóa do thích nghi với khí hậu khô lạnh hàng năm. Trước khi vùng gây rụng được thành lập, các chất quan trọng của lá đã bị thủy giải và được chuyên chở vào thân, như vậy lá rụng không làm cây mất nhiều sinh chất
Lớp phân cách ở gốc cuống lá .
Sự thành lập vùng gây rụng cũng do A.I.A. khi nồng độ thấp, và khi nồng độ A.I.A. cao sẽ ngăn cản sự rụng lá. Sự phun A.I.A. vào lá được áp dụng để giữ cho lá trên cây thêm một thời gian nhằm nuôi trái tốt hơn.