07/07/2018, 23:08

Cà rốt là gì?

Cà rốt là thực phẩm không còn xa lạ gì với chúng ta, và là một trong những loại rau quý có giá trị dinh dưỡng cao. Ngoài ra, cà rốt còn được dùng như một vị thuốc dân gian chữa bệnh hiệu quả và an toàn. Sau đây, caythuocdangian.com sẽ giúp bạn đọc tìm hiểu rõ hơn công dụng của cà rốt. Nội ...

Cà rốt là thực phẩm không còn xa lạ gì với chúng ta, và là một trong những loại rau quý có giá trị dinh dưỡng cao. Ngoài ra, cà rốt còn được dùng như một vị thuốc dân gian chữa bệnh hiệu quả và an toàn. Sau đây, caythuocdangian.com sẽ giúp bạn đọc tìm hiểu rõ hơn công dụng của cà rốt.

Nội Dung Chính Gồm:

Cà rốt là gì?

Còn có tên gọi khác là củ cải đỏ, tên khoa học là Daucus carota L., thuộc họ Hoa Tán (Apiaceae).

cà rốt

Mô tả

Là cây thân cỏ, sống từ 1-2 năm, có rễ trụ phình to lên thành củ chứa nhiều chất dự trữ, màu sắc, hình dạng và kích thước phụ thuộc vào giống. Lá kép mọc so le, không có lá kèm, bẹ phát triển, phiến lá xẻ lông chim, càng về phía đầu càng hẹp.

Hoa hợp thành tán kép, tán nhỏ mang hoa trắng hồng hay tía, lá bắc xẻ của tổng bao xẻ chim, lá bắc của tiểu bao đơn hay xẻ ba, đế hoa khum lõm. Lá đài nhỏ ba cạnh, cánh tràng, mọc so le. Quả bế, mỗi đôi gồm hai nửa, mỗi nửa dài 2-3mm, hình trứng. Hạt có vỏ gỗ và lớp lông cứng che phủ.

cây cà rốt

Phân bố và thu hái

Cà rốt mọc hoang ở châu Âu, Bắc Phi và châu Á. Và được nhập trồng ở nước ta vào cuối thế kỷ 19, các tỉnh vùng núi cao phía Bắc như Lào Cai, Lai Châu, Hà Giang hay vùng núi cao ở Lâm Đồng, Đà Lạt, do ảnh hưởng của độ cao nên khí hậu thích hợp để trồng cà rốt quanh năm.

Thời vụ gieo trồng vào tháng 9, thu hoạch củ từ tháng 11, không nên thu hoạch muộn quá, củ sẽ xốp và nhiều xơ. Củ sẽ được đào lên cắt rời lá.

Thành phần hóa học

Trong 100g củ cà rốt tươi có: nước 88,5%; protid 1,5; glucid 8,8%; cenlulose 1,2%; tro 0,8%. Chứa các vitamin như vitamin A (beta-caroten) 77%, Vitamin B1. B2. B3, B6, vitamin C và các chất khoáng như: canxi, sắt, magie, natri, kali, photpho, đồng, mangan,… Đường trong cà rốt chủ yếu là đường đơn, chiếm tới 50% tổng lượng đường có trong củ, là loại đường dễ bị oxy hóa dưới các enzym trong cơ thể.

Trong đông y, củ cà rốt có vị cay, tính hơi ấm, có tác dụng kích thích tiêu hóa, hạ khí bổ trung. Hạt cà rốt có vị đắng cay, tính bình có tác dụng sát trùng, tiêu tích.

Tác dụng và một số bài thuốc chữa bệnh từ cây cà rốt

1. Chữa giun sán: Lấy 12-18g bột cà rốt nấu thành súp dùng trong ngày.

2. Trị ho gà: Lấy 200g củ cà rốt, 12 quả đại táo, sắc với 1,5 lít nước cho đến khi còn 500ml, hòa thêm chút đường phèn cho dễ uống. Mỗi ngày uống 3 lần, uống liên tục trong vòng 10 ngày.

3. Trị ho han: Lấy củ cà rốt rửa sạch, ăn sống, nhai nuốt dần, ăn nhiều lần trong ngày.

4. Chữa ỉa chảy ở trẻ: Dùng 50g bột cà rốt khô hoặc 500g cà rốt tươi nấu với 1 lít nước thành súp. Những ngày đầu mới bị thì ăn từ 100-150ml trên 1kg cân nặng của cơ thể, ăn trong 6 bữa. Những ngày sau cho ăn kèm với sữa mẹ, lượng súp cà rốt giảm dần.

5. Bồi bổ cơ thể: Dùng 150g cà rốt, 150g táo, 15ml nước cốt chanh, 10ml mật ong, đem thái miếng rồi ép lấy nước, cho mật ong vào nước chanh quấy thật kĩ và uống hàng ngày.

6. Phòng chống bệnh huyết áp cao: Lấy 150g cà rốt, rửa sạch, cạo vỏ, thái miếng rồi dùng mấy ép lấy nước, cho mật ong và thêm nước vừa đủ, quấy đều rồi uống.

7. Dùng cho người bị tiểu đường, táo bón: Lấy 250g cà rốt cạo vỏ, thái miếng và 250g dâu tây bỏ cuống, dùng máy ép lấy nước, thêm 5ml nước cốt chanh cà 2-3 miếng đường phèn, quấy đều, rồi chia uống vài lần trong ngày.

8. Làm đẹp da: Nước ép cà rốt có tác dụng chống vết nhăn và bảo vệ da khỏi tác hại của các tia cực tím. Các chất chống oxy hóa trong cà rố làm chậm sự lão hóa của các tế bào.

công dụng của cà rốt

9. Giúp xương và răng chắc khỏe: Nước ép cà rốt rất giàu canxi nên rất tốt cho răng, xương. Uống một nước ép từ 9 củ cà rốt sẽ cung cấp một lượng canxi bằng một ly sữa.

10. Tốt cho mắt: Cà rốt có chứa beta-carotene được chuyển hóa thành vitamin A khi vào cơ thể, chính vì thế nước ép cà rốt là một nước uống dinh dưỡng rất dưỡng cho mắt.

11. Bảo vệ tim mạch: Không chỉ có hàm lượng cao beta-carotene mà còn chứa alpha-carotene và lutein, có tác dụng làm giảm nguy cơ đột quỵ và ngăn ngừa các bệnh về tim mạch.

12. Chữa bệnh sởi ở trẻ: Dùng 150-200g củ cà rốt và 150g củ mã thầy, 100g rau mùi, sắc lấy nước uống trong ngày (áp dụng vào thời kì cuối của bệnh, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc).

13. Trị sau khi ốm uể oải kém ăn, cơ thể suy yếu: Lấy 30g cà rốt khô, thái mỏng, tẩm mật sao, 24g hoài sơn(sao), 24g cây vú bò, thái mỏng, phơi khô, tẩm mật sao. 12g mạch môn, 12g ngưu tấc, 12g nam truật. Tất cả đem sắc lấy nước uống trong ngày.

14. Giải độc thanh nhiệt: Cà rốt chứa khoảng 88% nước và có khả năng giải độc mạnh mẽ, giúp làm giảm nguy cơ hình thành sỏi thận và đào thải các chất độc ra khỏi cơ thể.

15. Phòng ung thư: Lấy 500g cà rốt, 500g lê tươi, cả hai đem rửa sạch, thái miếng, dùng máy ép lấy nước, thêm vào 20ml mật ong quấy đều rồi chia uống vài lần trong ngày.

17. Làm giảm chứng khó tiêu và giảm cân: Lấy 5 củ cà rốt, 3 quả cam (vắt lấy nước), 5g gừng băm, 50ml mật ong, xay nhuyễn cà rốt, sau đó thêm nước gừng và nước cam vắt rồi trộn đều và cho thêm mật ong. Uống trước khi ăn hoặc giữa bữa ăn để có tinh thần sảng khoái.

18. Chữa ho có đờm: Lấy 500g cà rốt rửa sach, gọt vỏ, thái nhỏ và cho vào nồi đun sôi cho đến khi mềm. Nghiền cà rốt và thêm 3-4 thìa café mật ong vào hỗn hợp có cả nước, trộn đều. Mỗi ngày uống 3-4 thìa.

Một số công thức làm đẹp da:

Bớt nhờn, trị mụn: Lấy 1 thìa nước ép cà rốt và 2 thìa nước cốt chanh trộn đều, rồi đắp hỗn hợp lên da trong 15 phút, rồi rửa lại bằng nước ấm.

Giúp da trắng hồng và tươi trẻ: Cà rốt luộc chín và nghiền nhỏ cùng 2 thìa mật ong, đắp hỗn hợp lên mặt trong 20 phút, sau đó rửa mặt lại bằng nước ấm.

Da mềm mịn: Lấy nước ép cà rốt trộn với sữa tươi không đường rồi đắp lên mặt và massage trong 20 phút, sau đó rửa mặt bằng nước ấm.

Lưu ý

Nếu lạm dụng cà rốt quá nhiều sẽ gây nên những tác hại đối với sức khoe như:

Một số trường hợp áp dụng cà rốt để chữa bệnh nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc.


0