Cà độc dược là gì?
Cà độc dược là loại cà chúng ta ít nghe thấy, thậm chí khi nghe tên cũng đã có ấn tượng không tốt. Nhưng tại sao loại cà này vẫn được liệt kê là 1 trong 50 vị thuốc dân gian trong chữa bệnh? Bài viết tổng hợp dưới đây sẽ giúp bạn đọc biết cách nhận dạng, công dụng và những lưu ý của loại cây này. ...
Cà độc dược là loại cà chúng ta ít nghe thấy, thậm chí khi nghe tên cũng đã có ấn tượng không tốt. Nhưng tại sao loại cà này vẫn được liệt kê là 1 trong 50 vị thuốc dân gian trong chữa bệnh? Bài viết tổng hợp dưới đây sẽ giúp bạn đọc biết cách nhận dạng, công dụng và những lưu ý của loại cây này.
Nội Dung Chính Gồm:
Cà độc dược là gì?
Có tên gọi khác là cà diên, cà lục dược, mạn đà la, hìa kía phiếu, sùa tùa,… Tên khoa học là Datura mele, thuộc họ Cà Solanaceae.
Mô tả
Là cây thuốc quý, thuộc cây thảo cao đến 1-2m, sống hằng năm. Phần gốc của thân cây hóa thân gỗ. Thân và cành non có màu xanh lục hay tím, có nhiều lông mịn và sẹo lá. Lá đơn mọc so le, phiến lá nguyên có hình trứng nhọn, phần gốc không đều, cả hai mặt lá đều có lông.
Hoa to, mọc đứng, có hình giống hoa loa kèn, mọc đơn ở kẽ lá. Cánh hoa có màu trắng, đài hoa hình ống màu xanh, phía trên có 5 răng. Quả hình cầu, có gai, màu xanh, khi chín quả nở thành 4 mảnh. Hạt nhiều, nhăn nheo, màu nâu vàng.
Ở nước ta có 3 loại cà là:
Phân bố và thu hái
Cây có nguồn gốc từ Mexico và Peru. Ở Việt Nam, cây mọc hoang và được trồng ở nhiều nơi vừa làm cảnh vừa làm thuốc như các tỉnh Tiền Giang, Đồng Tháp, Bến Tre, Kiên Giang, Hậu Giang…
Bộ phận sử dụng là lá và hoa. Lá bánh tẻ được thu hái lúc cây sắp và đang ra hoa, còn hoa thường hái vào màu thu, sau đó đem cả hai sấy nhẹ hoặc phơi khô.
Thành phần hóa học
Trong cây có chứa nhiều ancaloid: trong rễ cây là 0,10-0,20%, trong lá là 0,10-0,50%, trong hoa 0,25-0,60%, trong quả 0,12%. Ancaloid chủ yếu là scopolaminn, atropin, norhyosyamin, hyoscyamin, vitamin C.
Theo đông y, hoa cà độc dược có vị cay, tính ôn, có độc, có tác dụng ngăn suyễn, giảm ho, chống đau.
Công dụng của cà độc dược
1. Chữa viêm xoang: Dùng một lon sữa trống, cho 1 ít lá cà độc dược cắt nhỏ vào và đậy kín nắp. Cho ống lên bếp đun dưới lửa nhỏ, cho đến khi khói bay ra. Lấy 1 mảnh giấy lớn đem cuộn hình phễu để hứng khói bằng vào mũi. Hít bằng mũi và thở ra miệng từ 3-6 phút, mỗi ngày 2 lần và làm liên tục trong 1 tháng. Khói sẽ diệt khuẩn bên trong hốc xoang để chống viêm.
2. Điều trị ho, hen suyễn: Lá cà độc dược thái nhỏ, phơi khô. Cuộn vào giấy thành điếu thuốc lá, mỗi ngày hút khoảng 1g. Tuy nhiên, nếu có hiện tượng ngộ độc phải dừng lại, không tiếp tục dùng.
3. Chữa đau nhức xương khớp: Lấy rễ, cành, lá và hoa cà độc dược ngâm với rượu. Dùng rượu cà độc dược làm thuốc xoa bóp những chỗ bị đau. Sau thời gian kiên trì sử dụng sẽ thấy hiệu quả giảm đau rõ rệt.
4. Điều trị đau thần kinh tọa: Lấy lá cà độc dược tươi hơ nóng trên lửa và đắp vào vùng bị đau nhức. Mỗi ngày đắp 1 lần, làm liên tục trong 1 tuần.
5. Chữa nôn mửa: Lá cà độc dược tươi ngâm rượu, mỗi ngày uống khoảng 10-15 giọt.
6. Chữa mụn nhọt sưng đau: Dùng rượu ngâm lá cà độc dược đắp lên nốt mụn sẽ giảm sưng đau.
Tác dụng phụ khi sử dụng cà độc dược
Do trong cà độc dược có độc, vì vậy khi uống cà nên lưu ý:
1. Phụ nữ có thai và cho con bú: cà độc dược có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi và làm giảm lượng sữa, vì vậy trong trường hợp này không an toàn khi uống.
2. Suy tim: Cà độc dược có thể làm nhịp tim nhanh dẫn đến suy tim trầm trọng.
3. Ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa như: Cà độc dược làm chậm quá trình rỗng ruột, tạo điều kiện cho vi khuẩn và virus tấn công gây nhiễm trùng. Ngoài ra còn làm tắc nghẽn đường tiêu hóa, khiến tình trạng bị táo bón nghiêm trọng hơn.
4. Gây rối loạn tâm thần và mất trí nhớ tạm thời: Dùng một lượng lớn cà độc dược có thể làm tăng huyết áp đột ngột gây nguy hiểm đặc biệt là những người bị bệnh huyết áp cao.
5. Đối tượng không dùng cà đôc dược: Những người đang bị sốt cũng không nên dùng cà gai leo vì sẽ làm tăng nhiệt độ cơ thể. Và những người có thể lực yếu được khuyên tuyệt đối không dùng cà độc dược.
6. Tương tác với thuốc: Cà độc dược có thể tương tác với một số loại thuốc kháng sinh và thuốc điều trị bệnh trầm cảm.
Cách giải độc cà độc dược
Khi phát hiện bị ngộ độc phải nhanh chóng loại bỏ chất độc ra khỏi cơ thể. Dùng nước chè đặc (đối với người lớn) để gây nôn, rửa dạ dày, sau đó giữ ấm và yên tĩnh cho người bệnh.
Đối với trường hợp bị ngộ độc nhẹ, bệnh nhân còn tỉnh táo hoặc bệnh nhân sau cấp cứu qua cơn nguy hiểm thì có thể áp dụng bài thuốc sau: Lấy 400g vỏ đậu xanh, 200g kim ngân hoa, 100g liên kiều và 10g cam thảo, sắc cùng 3 bát nước, cho đến khi còn 1 bát. Cho bệnh nhân uống từng ngụm nhỏ nhiều lần để giải hết độc.
Cà độc dược có nhiều tác dụng về dược lý nhưng sẽ trở nên rất nguy hiểm nếu không biết cách dử dụng đúng cách. Vì vậy, người bệnh nên hỏi ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng.