Bộ đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Ngữ văn - Số 1
Bộ đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Ngữ văn - Số 1 Đề thi thử Đại học môn Văn có đáp án Bộ đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Ngữ văn Cập nhật Đáp án - Đề thi chính thức THPT Quốc gia môn Ngữ ...
Bộ đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Ngữ văn - Số 1
Bộ đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Ngữ văn
Cập nhật Đáp án - Đề thi chính thức THPT Quốc gia môn Ngữ văn năm 2016 tại đây
được VnDoc.com sưu tầm và tuyển chọn, là tài liệu tổng hợp hay dành cho các bạn học sinh lớp 12, các bạn thí sinh tự do luyện đề, chuẩn bị bước vào kì thi THPT Quốc gia 2016, giúp các bạn củng cố và nâng cao kiến thức hiệu quả. Đề thi có đáp án đi kèm, mời các bạn tham khảo.
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn lần 1 năm 2016 trường THPT Việt Yên 2, Bắc Giang
Bộ đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Ngữ văn - Số 2
Bộ đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Ngữ văn - Số 3
Bộ đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Ngữ văn - Số 4
Tuyển tập 20 đề thi thử THPT Quốc gia môn Toán năm 2016
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn lần 1 năm 2016 trường THPT Yên Lạc, Vĩnh Phúc
SỞ GD & ĐT VĨNH PHÚC TRƯỜNG THPT YÊN LẠC
|
ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG LẦN 1 LỚP 12 NĂM HỌC 2015 - 2016 ĐỀ THI MÔN: NGỮ VĂN Thời gian làm bài: 150 phút, không kể thời gian giao đề |
I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 3
MÙA XUÂN XANH
Mùa xuân là cả một mùa xanh
Giời ở trên cao, lá ở cành
Lúa ở đồng tôi và lúa ở
Đồng nàng và lúa ở đồng anh.
Cỏ nằm trên mộ đợi thanh minh
Tôi đợi người yêu đến tự tình
Khỏi lũy tre làng tôi nhận thấy
Bắt đầu là cái thắt lưng xanh.
(Nguyễn Bính, theo Thơ Nguyễn Bính, NXB Giáo dục, 2002)
Câu 1: Bài thơ trên được viết theo thể thơ nào?
Câu 2: Bài thơ đã gợi tả những sắc xanh gì? Qua đó tác giả đã thể hiện vẻ đẹp của mùa xuân như thế nào?
Câu 3: Hình ảnh cái thắt lưng xanh gợi cho anh/chị suy nghĩ gì?
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 4 đến câu 6
Từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII, người châu Âu vẫn chưa phân biệt rõ sự khác nhau giữa quần đảo Trường Sa với quần đảo Hoàng Sa. Cho đến năm 1787-1788, đoàn khảo sát Kergariou Locmaria mới xác định rõ vị trí của quần đảo Paracel (là quần đảo Hoàng Sa hiện nay) và từ đó người phương Tây mới bắt đầu phân biệt quần đảo Hoàng Sa ở phía bắc với một quần đảo khác ở phía nam, tức quần đảo Trường Sa. Đến năm 1791, Henry Spratly, người Anh, du hành qua quần đảo và đặt tên cho đá Vành Khăn là Mischief. Năm 1843 Richard Spratly đặt tên cho một số thực thể địa lý thuộc Trường Sa, trong đó có Spartly's Sandy Island cho đảo Trường Sa. Kể từ đó, Spartly dần trở thành tên tiếng Anh của cả quần đảo. Đối với người Việt, thời nhà Lê các hải đảo ngoài khơi phía đông được gọi chung là Đại Trường Sa đảo. Đến thời nhà Nguyễn triều vua Minh Mạng thì tên Vạn Lí Trường Sa xuất hiện trong bản đồ Đại Nam nhất thống toàn thổ của Phan Huy Chú. Bản đồ này đặt nhóm Vạn Lí Trường Sa ở phía nam nhóm Hoàng Sa. Về mặt địa lí thì cả hai nhóm đều nằm dọc bờ biển miền trung nước Đại Nam...
Theo Wikipedia
Câu 4: Đoạn văn trên viết về vấn đề gì? Đặt tiêu đề cho đoạn văn.
Câu 5: Đoạn văn trên có những cơ sở nào chứng tỏ quần đảo Trường Sa và quần đảo Hoàng Sa là của Việt Nam?
Câu 6: Đọc đoạn văn trên trong không khí chính trị - xã hội hiện nay, em có suy nghĩ gì về chủ quyền biển đảo Tổ quốc? (Viết đoạn văn 5-7 câu)
II. PHẦN LÀM VĂN
Câu 1 (3,0 điểm)
Nghề nghiệp không làm nên sự cao quí cho con người mà chính con người mới làm nên sự cao quí cho nghề nghiệp.
Anh/chị hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 400 từ) trình bày suy nghĩ của mình về ý kiến trên.
Câu 2 (4,0 điểm)
Cảm nhận của anh/chị về hai đoạn thơ sau:
Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!
Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi
Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi
Mường Lát hoa về trong đêm hơi.
(Trích Tây Tiến – Quang Dũng)
Nhớ gì như nhớ người yêu
Trăng lên đầu núi nắng chiều lưng nương
Nhớ từng bản khói cùng sương
Sớm khuya bếp lửa người thương đi về.
(Trích Việt Bắc – Tố Hữu)
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn lần 2 năm 2016 trường THPT Ngô Sĩ Liên, Bắc Giang
SỞ GD&ĐT BẮC GIANG TRƯỜNG THPT NGÔ SĨ LIÊN ĐỀ CHÍNH THỨC (Đề thi gồm có 02 trang) |
ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA - LẦN 2 Năm học: 2015 - 2016 Môn: NGỮ VĂN 12 Thời gian làm bài: 120 phút |
Phần I: Đọc - hiểu (3,0 điểm)
Em hãy đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi nêu dưới:
Những mùa quả mẹ tôi hái được
Mẹ vẫn trông vào tay mẹ vun trồng
Những mùa quả lặn rồi lại mọc
Như mặt trời, khi như mặt trăng.
Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên
Còn những bí và bầu thì lớn xuống
Chúng mang dáng giọt mồ hôi mặn
Rỏ xuống lòng thầm lặng mẹ tôi.
Và chúng tôi, một thứ quả trên đời
Bảy mươi tuổi mẹ mong ngày được hái
Tôi hoảng sợ, ngày bàn tay mẹ mỏi
Mình vẫn còn một thứ quả non xanh.
(Mẹ và Quả - Nguyễn Khoa Điềm)
Câu 1 (0.5 điểm): Bài thơ trên chủ yếu sử dụng phương thức biểu đạt nào?
Câu 2 (0.5 điểm): Nêu nội dung chính của bài thơ?
Câu 3 (1.0 điểm): Xác định biện pháp tu từ được tác giả sử dụng trong hai câu thơ sau và nêu tác dụng nghệ thuật của biện pháp tu từ đó:
"Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên
Còn những bí và bầu thì lớn xuống"
Câu 4 (1.0 điểm): Viết khoảng 5 đến 7 dòng bộc lộ cảm xúc của em khi đọc hai câu thơ cuối bài?
Phần II: Làm văn (7,0 điểm)
Câu 1 (3,0 điểm):
Em sẽ chọn nghề gì trong tương lai? Trình bày quan điểm của em về việc lựa chọn nghề nghiệp cho bản thân?
Câu 2 (4,0 điểm):
Cảm nhận về vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên và con người qua đoạn thơ sau:
Ta về, mình có nhớ ta
Ta về, ta nhớ những hoa cùng người.
Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi
Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng.
Ngày xuân mơ nở trắng rừng
Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang.
Ve kêu rừng phách đổ vàng
Nhớ cô em gái hái măng một mình
Rừng thu trăng rọi hòa bình
Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung.
(Trích Việt Bắc - Tố Hữu - SGK Ngữ Văn 12 tập 1)
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn lần 1 năm 2016 trường THPT Ngô Sĩ Liên, Bắc Giang
SỞ GD&ĐT BẮC GIANG TRƯỜNG THPT NGÔ SĨ LIÊN
|
ĐỀ THI THỬ KỲ THI THPT QUỐC GIA LẦN 1 Năm học: 2015 - 2016 Môn: NGỮ VĂN LỚP 12 Thời gian làm bài: 120 phút (Không kể thời gian phát đề) |
PHẦN I. ĐỌC - HIỂU (3.0 điểm)
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi bên dưới, từ câu 1 đến câu 4:
(1) Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) vừa đưa ra dự báo, Việt Nam sẽ mất hơn 40 năm nữa để vượt qua mốc thu nhập trung bình. 40 năm nữa nghĩa là chúng ta, những người đang đọc bài viết này đều đã già, rất già. Thậm chí, có những người có thể đã ở thế giới bên kia. Nhưng điều nguy hiểm là không chỉ từng cá nhân, mà ngay cả đất nước này khi ấy cũng đã già nua.
...(2) Cũng giống như một đời người, thời điểm dân số già là lúc quốc gia sẽ phải tiêu tốn tiền bạc đã tích lũy được trong suốt "thời trẻ khỏe" để phục vụ cho giai đoạn không còn hoặc suy giảm khả năng sản xuất. Chẳng hạn, năm 2009 cứ hơn bảy người đi làm mới phải "nuôi" một người già. Nhưng đến năm 2049, cứ hai người làm việc đã phải gánh một người già (chưa kể còn trẻ em). Khi ấy, nếu chúng ta chưa tạo dựng được một nền kinh tế đủ mạnh, cùng nền tảng khoa học kỹ thuật phát triển thì gánh nặng an sinh xã hội cũng như nguy cơ tụt hậu là rất lớn.
(3) Hành động vì tương lai ngay từ lúc này theo tôi, là điều cần thiết với cả xã hội. Với những người có thẩm quyền, cần cân nhắc và trân trọng từng đồng tiền ngân sách. Nợ công được khẳng định vẫn trong giới hạn an toàn. Nhưng cần tính toán trước rằng, 10 -20 năm nữa, khoản nợ ấy sẽ dồn lên vai một cộng đồng dân số đã già, chưa chắc nuôi nổi bản thân, huống hồ là trả nợ. Từng giọt dầu, từng mẩu tài nguyên... cũng cần được tiết kiệm. Bởi đó chính là "của để dành" khi đất nước về già, năng suất lao động đã sụt giảm.
(4) Trong bối cảnh đó, tôi nhận thấy, với một bộ phận thế hệ trẻ, nỗi sợ thời gian dường như vẫn còn rất mơ hồ. Họ vẫn dành thì giờ buôn chuyện, chém gió thay vì tranh thủ từng phút, từng giờ để học hỏi, phấn đấu, làm việc. Tôi e, nếu tiếp tục lãng phí tuổi xuân, chúng ta, đất nước chúng ta có thể sẽ già trước khi kịp giàu.
(Phan Tất Đức, Già trước khi giàu, Vn.Express,Thứ sáu, 26/9/2014 )
Câu 1: Đoạn trích trên sử dụng phương thức biểu đạt nào? (0,5 điểm)
Câu 2: Trong đoạn (2), tác giả chủ yếu sử dụng thao tác lập luận nào? Tác dụng? (0,5 điểm)
Câu 3: Theo tác giả, chúng ta, đất nước chúng ta cần làm gì để không rơi vào hoàn cảnh già trước khi kịp giàu? (0,5 điểm)
Câu 4: Hãy viết một đoạn văn (từ 5- 10 dòng) nhận xét thái độ, quan niệm của tác giả thể hiện trong câu: Tôi e, nếu tiếp tục lãng phí tuổi xuân, chúng ta, đất nước chúng ta có thể sẽ già trước khi kịp giàu. (1,5 điểm)
PHẦN II. LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1 (3,0 điểm)
Cái mạnh của con ngườì Việt Nam là sự thông minh và nhạy bén với cái mới ... nhưng bên cạnh cái mạnh đó vẫn còn tồn tại không ít cái yếu. Ấy là những lỗ hổng về kiến thức cơ bản do thiên hướng chạy theo những môn học "thời thượng", nhất là khả năng thực hành và sáng tạo bị hạn chế do lối học chạy theo học vẹt nặng nề.
(Theo Vũ Khoan, Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới)
Viết một bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến trên.
Câu 2 (4,0 điểm)
Đoạn mở đầu bản Tuyên ngôn Độc lập của Chủ Tịch Hồ Chí Minh được viết rất cao tay: vừa khéo léo vừa kiên quyết lại hàm chứa nhiều ý nghĩa sâu sắc. Hãy phân tích để làm sáng tỏ điều đó.
Hỡi đồng bào cả nước,
"Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được: trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc".
Lời bất hủ ấy trong bản Tuyên ngôn Độc lập năm 1776 của nước Mĩ. Suy rộng ra, câu ấy có nghĩa là: tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do.
Bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Cách mạng Pháp năm 1791 cũng nói:
"Người ta sinh ra bình đẳng về quyền lợi; và phải luôn luôn được bình đẳng về quyền lợi".
Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được.
(Trích Tuyên ngôn Độc lập – Hồ Chí Minh)
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn lần 2 năm 2016 trường THPT Yên Lạc, Vĩnh Phúc
SỞ GD & ĐT VĨNH PHÚC TRƯỜNG THPT YÊN LẠC Đề thi có 02 trang |
ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG LẦN 2 - LỚP 12 NĂM HỌC: 2015 - 2016 ĐỀ THI MÔN: NGỮ VĂN Thời gian làm bài: 150 phút, không kể thời gian giao đề |
I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi từ 1 đến 4:
Đánh giá đời sống của mỗi người cao hay thấp hãy nhìn vào thời gian nhàn rỗi của họ. Có người làm việc "đầu tắt mặt tối" không có lấy chút nhàn rỗi. Có người phung phí thời gian ấy vào các cuộc nhậu nhẹt triền miên. Có người biết dùng thời gian ấy để phát triển chính mình. Phải làm sao để mỗi người có thời gian nhàn rỗi và biết sử dụng hữu ích thời gian ấy là một vấn đề lớn của xã hội có văn hóa.
Đánh giá đời sống một xã hội cũng phải xem xã hội ấy đã tạo điều kiện cho con người sống với thời gian nhàn rỗi như thế nào. Công viên, bảo tàng, thư viện, nhà hát, nhà hàng, câu lạc bộ, sân vận động, điểm vui chơi,...là những cái không thể thiếu. Xã hội càng phát triển thì các phương tiện ấy càng nhiều, càng đa dạng và càng hiện đại. Xã hội ta đang chăm lo các phương tiện ấy, nhưng vẫn còn chậm, còn sơ sài, chưa có sự quan tâm đúng mức, nhất là ở các vùng nông thôn.
Thời gian nhàn rỗi chính là thời gian của văn hóa và phát triển. Mọi người và toàn xã hội hãy chăm lo thời gian nhàn rỗi của mỗi người.
(Phỏng theo Hữu Thọ, dẫn theo SGK Ngữ văn 11 Nâng cao, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2011, tr.94)
Câu 1. Đoạn trích trên chủ yếu sử dụng thao tác lập luận nào? (0,25 điểm)
Câu 2. Nêu ngắn gọn nội dung của đoạn trích trên? (0,5 điểm)
Câu 3. Đặt nhan đề cho đoạn trích? (0,25 điểm)
Câu 4. Nêu ít nhất 03 biện pháp để sử dụng thời gian nhàn rỗi của bản thân một cách hợp lí. Viết một đoạn văn ngắn 5 -7 dòng. (0,5 điểm).
Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi từ 5 đến 7:
Năm 20 của thế kỷ 20
Tôi sinh ra. Nhưng chưa được làm người
Nước đã mất. Cha đã làm nô lệ.
Ôi những ngày xưa... Mưa xứ Huế
Mưa sao buồn vậy, quê hương ơi!
Ngẩng đầu lên, không thấy mặt trời
Ðất lai láng những là nước mắt...
Có lẽ vậy thôi... Tôi đã trôi như con thuyền lay lắt
Trên dòng sông mù sương
Tôi đã khô như cây sậy bên đường
Ðâu dám ước làm hoa thơm trái ngọt
Tôi đã chết, lặng im, như con chim không bao giờ được hót
Một tiếng ca lảnh lót cho đời
Nếu chậm mùa xuân ấy, em ơi!
(Một nhành xuân – Tố Hữu)
Câu 5. Trong đoạn thơ trên tác giả đã sử dụng những phương thức biểu đạt nào? (0,5 điểm)
Câu 6. Nêu ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh mặt trời và nước mắt trong đoạn thơ. (0,5 điểm)
Câu 7. Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp nghệ thuật đặc sắc nhất được thể hiện trong 7 dòng thơ cuối? (0,5 điểm)
II. PHẦN LÀM VĂN
Câu 1 (3,0 điểm)
Nghịch cảnh không chỉ là một phép thử của tình cảm mà còn là thước đo của trí tuệ và bản lĩnh của con người (Danh ngôn Pháp)
Anh/chị hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 400 từ) trình bày suy nghĩ của mình về ý kiến trên.
Câu 2 (4,0 điểm)
Khi bàn về hình tượng âm thanh tiếng đàn trong bài thơ Đàn ghi ta của Lorca- Thanh Thảo có ý kiến cho rằng: "Tiếng đàn là thân phận của Lorca, cũng là thân phận của nghệ thuật nói chung trong một thực tại mà cái ác ngự trị". Lại có ý kiến khẳng định: "Tiếng đàn là sức sống và cũng là nghệ thuật bất tử của Lorca".
Qua việc cảm nhận về hình tượng âm thanh tiếng đàn trong bài thơ anh/ chị hãy bình luận hai ý kiến trên.
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn lần 1 năm 2016 tỉnh Vĩnh Phúc
SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC |
ĐỀ KTCL ÔN THI THPT QUỐC GIA LẦN 1 NĂM HỌC 2015 - 2016 MÔN: NGỮ VĂN Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề. |
PHẦN I: ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi từ 1 đến 4:
Tiếng mẹ gọi trong hoàng hôn khói sẫm
Cánh đồng xa cò trắng rủ nhau về
Có con nghé trên lưng bùn ướt đẫm
Nghe xạc xào gió thổi giữa cau tre.
...
Chưa chữ viết đã vẹn tròn tiếng nói
Vầng trăng cao đêm cá lặn sao mờ
Ôi tiếng Việt như đất cày, như lụa
Óng tre ngà và mềm mại như tơ.
...
Ôi tiếng Việt suốt đời tôi mắc nợ
Quên nỗi mình quên áo mặc cơm ăn
Trời xanh quá môi tôi hồi hộp quá
Tiếng Việt ơi tiếng Việt ân tình.
(Tiếng Việt, Lưu Quang Vũ - Thơ tình, NXB Văn học 2002)
1. Các phương thức biểu đạt của đoạn thơ trên là gì?
2. Chỉ ra và nêu hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ:
Ôi tiếng Việt như đất cày, như lụa
Óng tre ngà và mềm mại như tơ.
3. Nêu ngắn gọn nội dung của đoạn thơ.
4. Viết một đoạn văn (5 đến 7 dòng) bày tỏ suy nghĩ của anh (chị) sau khi đọc câu thơ: Tiếng Việt ơi tiếng Việt ân tình.
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi từ 5 đến 8:
(1) Có thể sẽ có nhiều, rất nhiều người không tin. Làm sao để tin được bởi vì chữ "nghề" được hiểu là công việc để kiếm sống, tức là có thu nhập để chăm lo cho cuộc sống bản thân, gia đình. Nên nói làm từ thiện là "đi cho" chứ ai lại "cá kiếm" bao giờ.
(2) Chuyện tưởng nghe chừng vô lý, là khó xảy ra, nhưng nó lại là sự thật, thậm chí xuất hiện nhan nhản cứ như "nấm mọc sau mưa" trên... mạng xã hội Facebook. Mạng thì tưởng là ảo, nhưng chuyện là thật và tiền là thật của trò kiếm sống bằng nghề "làm từ thiện" online.
... (3) Ăn chặn tiền từ thiện của các nhà hảo tâm dành cho những số phận, những mảnh đời kém may mắn là một trong những điều độc ác. Thế nên ai đang nghĩ, đang suy tính hay đang lọc lừa bằng cách "lấy từ thiện làm nghề mưu sinh", ắt hẳn chưa bao giờ có được một giấc ngủ trọn vẹn. Họ mới chính là những người đáng thương hơn cả những người có số phận không may, kém may mắn, phải không các bạn?
(Theo Blog - Dantri.com.vn, 18/12/2015)
5. Văn bản trên thuộc kiểu phong cách ngôn ngữ nào?
6. Chỉ ra giọng điệu và thái độ của tác giả trong đoạn (1).
7. Thao tác lập luận trong đoạn (3) là gì?
8. Phân tích cấu tạo ngữ pháp và xác định kiểu câu của câu văn sau: Ăn chặn tiền từ thiện của các nhà hảo tâm dành cho những số phận, những mảnh đời kém may mắn là một trong những điều độc ác.
PHẦN II: LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1. (3,0 điểm)
Viết một bài văn ngắn (khoảng 600 từ) bày tỏ quan điểm của anh/chị về ý kiến sau: Gập máy tính lại, tắt điện thoại đi. Hãy giao tiếp nhiều hơn với xã hội và tận hưởng cuộc sống thực tại.
Câu 2. (4,0 điểm)
Về hình tượng sông Hương trong bút kí Ai đã đặt tên cho dòng sông của Hoàng Phủ Ngọc Tường, có ý kiến cho rằng:
Sông Hương mang vẻ đẹp đầy nữ tính và rất mực đa tình.
Bằng hiểu biết về tác phẩm, anh (chị) hãy làm sáng tỏ nhận xét trên.