15/01/2018, 17:01

Bộ đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 3 năm học 2017 - 2018

Bộ đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 3 năm học 2017 - 2018 Đề kiểm tra học kì 1 lớp 1 môn Tiếng Việt có đáp án theo Thông tư 22 Bộ đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 3 Bộ đề thi học kì 1 môn Tiếng ...

Bộ đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 3 năm học 2017 - 2018

Bộ đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 3

Bộ đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 3 năm 2017 - 2108 có đáp án và bảng ma trận đề thi theo Thông tư 22 kèm theo giúp các em học sinh ôn tập, nắm chắc kiến thức cơ bản ôn tập chuẩn bị cho bài thi cuối học kì I, đồng thời cũng là tài liệu để các thầy cô giáo tham khảo ra đề kiểm tra học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 3. Sau đây mời thầy cô cùng các em cùng tham khảo, tải về xem bản đầy đủ.

Đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 3 - Đề số 1

Phần I: Kiểm tra đọc (10 điểm):

1. Đọc thành tiếng (4 điểm):

* Nội dung: Bốc thăm, đọc và trả lời câu hỏi về nội dung đoạn đọc.

+ Giọng quê hương

+ Đất quý, đất yêu.

+ Nắng phương Nam.

+ Người con của Tây Nguyên.

+ Người liên lạc nhỏ.

+ Hũ bạc của người cha.

+ Đôi bạn.

+ Mồ Côi xử kiện.

* Thời lượng: Khoảng 60 tiếng/ phút.

2. Đọc thầm bài văn sau và trả lời câu hỏi (6 điểm): 35 phút

Cây gạo

Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim. Từ xa nhìn lại, cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ. Hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hồng tươi. Hàng ngàn búp nõn là hàng ngàn ánh nến trong xanh. Tất cả đều lóng lánh lung linh trong nắng. Chào mào, sáo sậu, sáo đen…đàn đàn lũ lũ bay đi bay về. Chúng nó gọi nhau, trêu ghẹo nhau, trò chuyện ríu rít. Ngày hội mùa xuân đấy.

Cây gạo già mỗi năm lại trở lại tuổi xuân, càng nặng trĩu những chùm hoa đỏ mọng và đầy tiếng chim hót.

Hết mùa hoa, chim chóc cũng vãn. Cây gạo trở lại với dáng vẻ xanh mát hiền lành. Cây đứng im lìm cao lớn, làm tiêu cho những con đò cập bến và cho những đứa con về thăm quê mẹ.

(Theo Vũ Tú Nam)

Câu 1: Bài văn tả cây gạo vào mùa nào trong năm?

Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng:

A. Mùa xuân.

B. Mùa hạ.

C. Mùa thu

D. Mùa đông.

Câu 2: Từ xa nhìn lại, cây gạo trông giống cái gì?

Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng:

A. Ngọn lửa hồng.

B. Ngọn nến trong xanh.

C. Tháp đèn.

D. Cái ô đỏ

Câu 3: các loài chim làm gì trên cậy gạo?

Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng:

A. Làm tổ.

B. Bắt sâu.

C. Ăn quả.

D. Trò chuyện ríu rít.

Câu 4: Những chùm hoa gạo có màu sắc như thế nào?

Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng:

A. Đỏ chon chót

B. Đỏ tươi.

C. Đỏ mọng.

D. Đỏ rực rỡ.

Câu 5: Hết mùa hoa, cây gạo như thế nào?

Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng:

A. Trở lại tuổi xuân.

B. Trở nên trơ trọi.

C. Trở nên xanh tươi.

D. Trở nên hiền lành.

Câu 6: Em thích hình ảnh nào trong bài văn nhất? Vì sao?

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..…………..

Câu 7: Câu “Cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ” được viết theo mẫu câu nào?

Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng:

A. Ai là gì?

B. Ai làm gì?

C. Ai thế nào?

Câu 8: Bộ phận in đậm trong câu: “Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim” trả lời cho câu hỏi nào?

Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng:

A. Là gì?

B. Làm gì?

C. Thế nào?

D. Khi nào?

Câu 9: Em hãy đặt 1 câu theo mẫu “Ai là gì?” để nói về cây gạo

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

PHẦN II: KIỂM TRA VIẾT (10 điểm)

A. Chính tả nghe - viết (5 điểm) – 15 phút : Bài "Vàm Cỏ Đông" (TV3 - Tập 1 / Tr.106)

Viết 2 khổ thơ cuối của bài.

B. Tập làm văn (5 điểm) – 25 phút.

Viết một đoạn văn (từ 7-10 câu) kể những điều em biết về nông thôn (hoặc thành thị).

ĐÁP ÁN - THANG ĐIỂM:

Phần I:

1. Đọc thành tiếng (4 điểm):

- Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng; tốc độ đạt yêu cầu: 1 điểm

- Đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng): 1 điểm

- Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 1 điểm

- Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm

2. Đọc hiểu:

Câu 1: A. Mùa xuân.(0,5 điểm)

Câu 2: C. Tháp đèn.(0,5 điểm)

Câu 3: D. Trò chuyện ríu rít. (0,5 điểm)

Câu 4: C. Đỏ mọng.(0,5 điểm)

Câu 5: D. Trở nên hiền lành. (0,5 điểm)

Câu 6: (1 điểm) Nêu được hình ảnh mình thích: 0, 5 điểm; Giải thích được lý do: 0, 5 điểm.

Câu 7: C. Ai thế nào? (1 điểm)

Câu 8: B. Làm gì? (1 điểm)

Câu 9: (1 điểm) Đặt đúng câu theo mẫu. Đầu câu viết hoa, cuối câu có dấu chấm.

Ví dụ: Cậy gạo là loại cây cho bóng mát

Phần II: (10đ)

1. Chính tả: 4 điểm

- Tốc độ đạt yêu cầu: 1 điểm

- Chữ viết rõ ràng, viết đúng chữ, cỡ chữ: 1 điểm.

- Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi): 1 điểm

- Trình bày đúng quy định, viết sạch đẹp: 1 điểm

2. Tập làm văn: 6 điểm

- Nội dung (ý) (3 điểm): Học sinh viết được đoạn văn gồm các ý theo đúng yêu cầu nêu trong đề bài.

- Kỹ năng (3 điểm):

+ Điểm tối đa cho kỹ năng viết chữ, viết đúng chính tả: 1 điểm.

+ Điểm tối đa cho kỹ năng dùng từ, đặt câu: 1 điểm

+ Điểm tối đa cho phần sáng tạo: 1 điểm

MA TRẬN CÂU HỎI ĐỀ KIỂM TRA MÔN TIẾNG VIỆT CUỐI KỲ I - LỚP 3

PHẦN ĐỌC HIỂU - NĂM HỌC 2017 – 2018

TT

Chủ đề

Mức 1

Mức 2

Mức 3

Mức 4

Cộng

   

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

 

1

Đọc hiểu văn bản

Số câu

3

 

2

   

1

   

6 câu

   

Câu số

1,3,4

 

2,5

   

6

     

2

Kiến thức Tiếng Việt

Số câu

     

1

 

1

 

1

3 câu

   

Câu số

     

7

 

8

 

9

 

Tổng số

TS câu

3 câu

3 câu

2 câu

1 câu

9 câu

 

TS điểm

1.5 điểm

1.5 điểm

2 Điểm

1 điểm

6 điểm

Đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 3 - Đề số 2

A. Kiểm tra đọc: (10 điểm)

1. Kiểm tra đọc thành tiếng (4 điểm): có đề riêng (bốc thăm).

2. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra từ và câu (6 điểm) khoảng 35 phút

Cửa Tùng

Thuyền chúng tôi đang xuôi dòng Bến Hải – con sông in đậm dấu ấn lịch sử một thời chống Mĩ cứu nước. Đôi bờ thôn xóm mướt màu xanh luỹ tre làng và những rặng phi lao rì rào gió thổi.

Từ cầu Hiền Lương, thuyền xuôi khoảng sáu cây số nữa là đã gặp biển cả mênh mông. Nơi dòng Bến Hải gặp sóng biển khơi ấy chính là Cửa Tùng. Bãi cát ở đây từng được ngợi ca là “ Bà chúa của các bãi tắm”. Diệu kì thay, trong một ngày, Cửa Tùng có ba sắc màu nước biển. Bình minh, mặt trời như chiếc thau đồng đỏ ối chiếu xuống mặt biển, nước biển nhuộm màu hồng nhạt. Trưa, nước biển xanh lơ và khi chiều tà thì đổi sang màu xanh lục.

Người xưa đã ví bờ biển Cửa Tùng giống như một chiếc lược đồi mồi cài vào mái tóc bạch kim của sóng biển.

Theo Thuỵ Chương

Em thực hiện các yêu cầu câu hỏi bên dưới theo sự hướng dẫn của thầy (cô):

Câu 1. (0,5 điểm) Cảnh hai bên bờ sông Bến Hải có gì đẹp?

A. Thôn xóm mướt màu xanh luỹ tre làng và những rặng phi lao rì rào gió thổi.

B. Đồng lúa xanh mướt, vườn cây trái xum xuê.

C. Luỹ tre làng toả bóng mát soi bóng xuống dòng sông.

D. Là những hàng cây chạy dài thẳng tắp.

Câu 2. (0,5 điểm) Trong một ngày, Cửa Tùng có mấy sắc màu nước biển?

A. Một sắc màu.

B. Hai sắc màu.

C. Ba sắc màu.

D. Bốn sắc màu.

Câu 3. (0,5 điểm) Người xưa đã ví bờ biển Cửa Tùng giống như gì?

A. Bờ cát trắng.

B. Chiếc lược đồi mồi cài vào mái tóc bạch kim của sóng biển.

C. Bà chúa của các bãi tắm.

D. Tấm vải lụa đào.

Câu 4. (0,5 điểm) Câu nào dưới đây có hình ảnh so sánh?

A. Thuyền chúng tôi đang xuôi dòng bến Hải.

B. Nơi dòng Bến Hải gặp sóng biển khơi ấy chính là Cửa Tùng.

C. Con sông in đậm dấu ấn lịch sử một thời chống Mĩ cứu nước.

D. Bình minh, mặt trời như chiếc thau đồng đỏ ối chiếu xuống mặt biển.

Câu 5. (0,5 điểm) Trong các từ dưới đây, từ nào là từ chỉ đặc điểm?

A. Con thuyền.

B. Dòng sông.

C. Gió thổi.

D. Nước xanh lơ.

Câu 6. (0,5 điểm) Em hiểu thế nào là “Bà chúa của các bãi tắm”?

A. Bãi tắm đẹp nhất.

B. Bãi tắm sâu nhất.

C. Bãi tắm rộng nhất.

D. Bãi tắm dài nhất.

Câu 7. (1 điểm) Em hãy viết tiếp những từ còn thiếu vào chỗ chấm?

- Trưa, nước biển ........................ và khi chiều tà thì............................................

Câu 8. (1 điểm) Viết 1 câu theo mẫu Ai làm gì?

…………………………………………………………………………………...

Câu 9. (1 điểm) Viết cảm nghĩ của em về biển Cửa Tùng?

…………………………………………………………………………………...

B. Kiểm tra viết: (10 điểm)

1. Chính tả (4 điểm), khoảng 15 phút.

Nghe viết bài: Nhà rông ở Tây Nguyên (Sách hướng dẫn học trang 77). Viết từ: Gian đầu nhà rông... dùng khi cúng tế.

………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………..

2. Viết đoạn văn, văn bản (6 điểm), khoảng 25 phút.

Đề bài: Em hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 6 đến 8 câu) nói về vùng quê em đang ở theo các gợi ý sau:

- Quê em ở đâu?

- Là vùng thành thị hay nông thôn?

- Quê em có đẹp không?

- Cảnh vật quê em có những gì?

- Con người ở đây thế nào?

- Em thích nhất điều gì ở quê em?

………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………….

Hướng dẫn chấm và đáp án môn Tiếng Việt lớp 3 học kì 1

A. Kiểm tra đọc:

1. Kiểm tra đọc thành tiếng (4 điểm)

Cho học sinh bốc thăm và đọc 01 trong 03 đoạn văn của văn bản Nhà rông ở Tây Nguyên, sách hướng dẫn học trang 77 và trả lời câu hỏi về nội dung đoạn vừa đọc.

Nhà rông ở Tây Nguyên

1. Nhà rông thường được làm bằng các loại gỗ bền chắc như lim, gụ, sến, táu. Nó phải cao để đàn voi đi qua mà không đụng sàn và khi múa rông chiêng trên sàn, ngọn giáo không vướng mái.

Câu hỏi: Vì sao nhà rông phải chắc và cao?

Nhà rông ở Tây Nguyên

2. Gian đầu nhà rông là nơi thờ thần làng, trên vách treo một giỏ mây đựng hòn đá thần. Đó là hòn đá mà già làng nhặt lấy khi chọn đất lập làng. Xung quanh hòn đá thần, người ta treo những cành hoa đan bằng tre, vũ khí, nông cụ của cha ông truyền lại và chiêng trống dùng khi cúng tế.

Câu hỏi: Gian đầu của nhà rông được trang trí như thế nào?

Nhà rông ở Tây Nguyên

3. Gian giữa với bếp lửa là trung tâm của nhà rông. Các già làng thường họp tại đây để bàn những việc lớn. Đây cũng là nơi tiếp khách của làng.

4. Từ gian thứ ba là nơi ngủ của thanh niên. Theo tập quán của nhiều dân tộc, trai làng từ 16 tuổi chưa lập gia đình đều ngủ tập trung ở nhà rông để bảo vệ buôn làng.

Câu hỏi: Vì sao nói gian giữa là trung tâm của nhà rông?

Giáo viên cho điểm dựa vào các yêu cầu sau:

– Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng; tốc độ đọc đạt yêu cầu: 1 điểm.

– Đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng): 1 điểm.

– Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ: 1 điểm.

– Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm.

* Đáp án câu hỏi đọc thành tiếng:

- Đoạn 1: Nhà rông phải chắc để dùng lâu dài, chứa được nhiều người khi hội họp, tụ tập nhảy múa. Sàn cao để voi đi qua mà không đụng sàn, mái cao để khi múa ngọn giáo không vướng mái.

- Đoạn 2: Trên vách treo một giỏ mây đựng hòn đá thần, xung quanh hòn đá thần treo những cành hoa đan bằng tre, vũ khí, nông cụ, chiêng trống dùng khi cúng tế.

- Đoạn 3: Vì gian giữa là nơi có bếp lửa, nơi các già làng thường tụ họp để bàn việc lớn, nơi tiếp khách của làng.

2. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra từ và câu (6 điểm).

Câu 1: A (0,5 điểm)

Câu 2: C (0,5 điểm)

Câu 3: B (0,5 điểm)

Câu 4: D (0,5 điểm)

Câu 5: D (0,5 điểm)

Câu 6: A (0,5 điểm).

Câu 7: (xanh lơ; đổi sang màu xanh lục) (1 điểm).

Câu 8: Ví dụ: Em viết bài vào vở (1 điểm).

Câu 9: Ví dụ: Biển Cửa Tùng rất đẹp... (1 điểm).

B. Kiểm tra viết (10 điểm)

1. Chính tả (4 điểm). Giáo viên cho điểm dựa vào các yêu cầu sau:

– Tốc độ đạt yêu cầu: 1 điểm.

– Chữ viết rõ ràng, viết đúng chữ, cỡ chữ: 1 điểm.

– Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi): 1 điểm.

– Trình bày đúng quy định, viết sạch, đẹp: 1 điểm.

ĐOẠN CHÍNH TẢ (Nghe viết)

Gian đầu nhà rông là nơi thờ thần làng, trên vách treo một giỏ mây đựng hòn đá thần. Đó là hòn đá mà già làng nhặt lấy khi chọn đất lập làng. Xung quanh hòn đá thần, người ta treo những cành hoa đan bằng tre, vũ khí, nông cụ của cha ông truyền lại và chiêng trống dùng khi cúng tế.

2. Viết đoạn văn, văn bản (6 điểm). Giáo viên cho điểm dựa vào các yêu cầu sau:

- Nội dung (ý): 3 điểm.

+ Học sinh viết được đoạn văn gồm các ý theo đúng yêu cầu nêu trong đề bài.

- Kĩ năng: 3 điểm.

+ Điểm tối đa cho kĩ năng viết chữ, viết đúng chính tả: 1 điểm.

+ Điểm tối đa cho kĩ năng dùng từ, đặt câu: 1 điểm.

+ Điểm tối đa cho phần sáng tạo: 1 điểm.

Ngoài ra, các em học sinh hoặc quý phụ huynh còn có thể tham khảo thêm đề thi học kì 1 lớp 3 các môn Toán, Tiếng Việt, Tiếng Anh theo thông tư 22 qua chuyên mục đề thi học kì 1 của chúng tôi và những bộ đề thi học kì 1 lớp 3 mới nhất. Những đề thi này được VnDoc.com sưu tầm và chọn lọc từ các trường tiểu học trên cả nước nhằm mang lại cho học sinh lớp 3 những đề ôn thi học kì 1 chất lượng nhất. Mời các em cùng quý phụ huynh tải miễn phí đề thi về và ôn luyện.

0