Đáp án cuộc thi An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai năm học 2017-2018 dành cho Giáo viên THPT
Đáp án cuộc thi An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai năm học 2017-2018 dành cho Giáo viên THPT Đáp án cuộc thi tìm hiểu an toàn giao thông 2017 Đáp án cuộc thi An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai ...
Đáp án cuộc thi An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai năm học 2017-2018 dành cho Giáo viên THPT
Đáp án cuộc thi An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai 2017
VnDoc.com mời các bạn tham khảo đề thi và đáp án tham khảo cuộc thi An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai của giáo viên THPT năm học 2017-2018 trong bài viết này.
Cuộc thi An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai nằm trong khuôn khổ chương trình giáo dục an toàn giao thông dành cho lứa tuổi học sinh THPT do Honda Việt Nam, Bộ Giáo dục & Đào tạo phối hợp cùng Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia, Cục Cảnh sát giao thông – Bộ Công An và các Cửa hàng Bán xe và Dịch vụ do Honda Ủy nhiệm (HEAD) tổ chức.
Tài liệu tập huấn An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai
Mẫu bìa bài dự thi An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai năm 2017-2018
Đáp án cuộc thi An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai cấp THPT dành cho học sinh năm học 2017-2018
Đáp án cuộc thi tìm hiểu an toàn giao thông 2017 dành cho giáo viên THPT
CUỘC THI TÌM HIỂU AN TOÀN GIAO THÔNG
"An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai" cấp THPT
Dành cho giáo viên
Năm học 2017-2018
(Bài thi gồm 02 phần: Trắc nghiệm và tự luận)
Họ và tên: ……………………….……….....Giới tính: ..................................................
Giáo viên bộ môn: ……………..……………………………….…...…..….….................
Số điện thoại di động: ……………..………………….....Nhà riêng.....…...…..…..........
Email: ……………..……………………………….…...…..….…....................................
Trường: ………………..…………………….…...…..…...………..................................
Địa chỉ nhà trường: ……..…………………….............Tỉnh………......….....................
PHẦN 1: CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
(Thầy/Cô hãy khoanh tròn vào 01 phương án đúng nhất)
Câu 1. Việc làm nào sau đây người tham gia giao thông phải thực hiện?
A. Điều khiển xe cơ giới không có giấy phép lái xe theo quy định.
B. Giao xe cơ giới, xe máy chuyên dùng cho người không đủ điều kiện để điều khiển xe tham gia giao thông đường bộ.
C. Chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của người điều khiển giao thông; nhường đường cho người đi bộ, người già, trẻ em, người khuyết tật.
D. Điều khiển xe đi trên phần đường, làn đường có ít phương tiện tham gia giao thông, đội mũ bảo hiểm ở nơi có biển báo bắt buộc đội mũ bảo hiểm.
Câu 2. Tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt chỉ có đèn tín hiệu hoặc chuông báo hiệu; khi đèn tín hiệu màu đỏ đã bật sáng hoặc có tiếng chuông báo hiệu, người tham gia giao thông phải dừng lại ngay và giữ khoảng cách tối thiểu bao nhiêu mét tính từ đường ray gần nhất?
A. 2 mét. B. 3 mét.
C. 4 mét. D. 5 mét.
Câu 3. Khái niệm “phương tiện giao thông thô sơ đường bộ” gồm những phương tiện nào dưới đây?
A. Gồm xe đạp (kể cả xe đạp máy), xe xích lô, xe lăn dùng cho người khuyết tật, xe súc vật kéo và các loại xe tương tự.
B. Gồm xe ô tô, máy kéo, xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy, xe cơ giới dùng cho người khuyết tật và xe máy chuyên dùng.
C. Gồm xe ô tô, xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy, xe máy điện và các loại xe tương tự.
D. Gồm xe đạp, xe gắn máy, xe mô tô hai bánh, xe ô tô và các xe thô sơ khác do súc vật kéo.
Câu 4. Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) đi không đúng phần đường quy định thì bị xử phạt với mức phạt nào dưới đây?
A. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng.
B. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng.
C. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng.
D. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 500.000 đồng.
Câu 5. Người điều khiển phương tiện khi dừng xe, đỗ xe trên đường phố phải tuân theo các quy định nào sau đây?
A. Phải cho xe dừng, đỗ sát theo lề đường, hè phố phía bên trái theo chiều đi của mình.
B. Chỉ được dừng, đỗ phương tiện tại nơi cho phép và bánh xe gần nhất không được cách xa lề đường, hè phố quá 0,25 mét và không gây cản trở, nguy hiểm cho giao thông.
C. Được phép dừng xe, đỗ xe trên miệng cống thoát nước, chỗ dành riêng cho xe chữa cháy lấy nước.
D. Trường hợp đường phố hẹp, phải dừng xe, đỗ xe ở vị trí cách xe ô tô đang đỗ bên kia đường tối thiểu 10 mét.
Câu 6. Lựa chọn các từ theo thứ tự ở các phương án dưới đây để điền vào chỗ ............. sao cho đúng về nội dung "Một số quy định sử dụng làn đường khi tham gia giao thông".
"Trên đường có nhiều làn đường cho xe đi cùng chiều được phân biệt bằng ............., người điều khiển phương tiện phải cho xe đi trong một làn đường và chỉ được chuyển làn đường ở những nơi cho phép; khi chuyển làn đường phải có tín hiệu báo trước và .....................
Trên đường một chiều có vạch kẻ phân làn đường, ..................... phải đi trên làn đường bên phải trong cùng, xe cơ giới, xe máy chuyên dùng đi trên làn đường bên trái.
Phương tiện tham gia giao thông đường bộ di chuyển với ..................... phải đi về bên phải".
A. cọc tiêu – đèn chiếu xa – xe cơ giới – khoảng cách an toàn.
B. vạch kẻ phân làn đường – bảo đảm an toàn – xe thô sơ – tốc độ thấp hơn.
C. dải phân cách – đèn chiếu xa – xe máy chuyên dùng – tốc độ nhanh hơn.
D. đèn tín hiệu giao thông – bảo đảm an toàn – người đi bộ – tốc độ quy định.
Câu 7. Người điều khiển xe mô tô trên 50 phân khối bắt buộc phải có đầy đủ giấy tờ nào sau đây?
A. Giấy phép lái xe phù hợp với loại xe điều khiển, giấy khám sức khỏe định kì của cơ quan y tế cấp.
B. Giấy phép lái xe phù hợp với loại xe điều khiển, bảo hiểm tài sản cá nhân và căn cước công dân.
C. Giấy phép lái xe phù hợp với loại xe điều khiển, giấy chứng nhận đăng kí xe và giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.
D. Giấy phép lái xe phù hợp với loại xe điều khiển và giấy kiểm định an toàn kĩ thuật và bảo vệ môi trường.
Câu 8. Theo Nghị định 46/2016/NĐ-CP, người đang điều khiển xe mô tô, xe gắn máy kể cả xe máy điện sử dụng điện thoại di động thì bị xử phạt với mức phạt nào dưới đây?
A. Phạt từ 50.000 đồng đến 100.000 đồng.
B. Phạt từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng.
C. Phạt từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng.
D. Không bị phạt tiền.
Câu 9. Biển nào báo hiệu phải giảm tốc độ, nhường đường cho xe cơ giới đi ngược chiều qua đường hẹp?
A. Biển 1. B. Biển 2.
C. Biển 3. D. Biển 4.
Câu 10. Theo hướng mũi tên, xe nào được phép đi?
A. Xe mô tô và xe tải. B. Xe mô tô và xe con.
C. Xe con và xe tải. D. Cả ba xe.
PHẦN 2: CÂU HỎI TỰ LUẬN
Câu 1. Để nâng cao hiệu quả đối với việc giáo dục an toàn giao thông trong trường học, Thầy/Cô hãy xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện giáo dục an toàn giao thông cho học sinh THPT của trường mình.
Gợi ý trả lời:
- Tiếp tục bổ sung thành viên cho đội tình nguyện trịu trách nhiệm quản lí học sinh lúc tan trường theo mô hình "Cổng trường ATGT". Đặc biệt là học sinh chờ nhau ở cổng trường gây ùn tắc giao thông.
- Tổ chức phát động phong trào "Học sinh gương mẫu thực hiện và vận động gia đình chấp hành nghiêm túc luật ATGT". Đoàn thanh niên CSHCM, đội TNTPHCM gương mẫu thực hiện cuộc vận động "Nói không với vi phạm trật tự ATGT".
- Đưa giảng dạy ATGT vào trong các tiết học theo nội khóa, ngoại khóa. Giúp cho học sinh và giáo viên nâng cao nhận thức và thực hiện tốt về thực hiện ATGT, phòng chống tai nạn, thương tích, giáo dục ý thức chấp hành luật lệ an toàn giao thông cũng như các quy định khác của pháp luật. Hàng tuần trong các tiết sinh hoạt lớp, giờ chào cờ đầu tuần nhất thiết phải có nội dung về giáo dục về trật tự ATGT, có nhận xét đánh giá về kết quả thực hiện quy định luật ATGT, thông báo xử lí các cá nhân vi phạm.
- Tuyên truyền và phổ biến cho giáo viên và học sinh tất cả các chỉ thị và công văn có liên quan đến thực hiện luật ATGT. Cung cấp cho giáo viên và học sinh về tình hình vi phạm ATGT, tình hình thương tích, tai nạn...
- Phân công nhiệm vụ cụ thể rõ ràng cho các thành viên trong trường để tổ chức các hoạt động công tác đảm bảo trật tự ATGT , tăng cường công tác quản lí, nâng cao tinh thần trách nhiệm, vận động CBGV gương mẫu chấp hành luật ATGT.
- Dán các Panô, áp phích, khẩu hiệu ở những nơi dễ quan sát đảm bảo tính giáo dục ATGT.
- Không đùa nghịch khi tham gia giao thông, không đá bóng và tổ chức các trò chơi trên đường, giáo dục ý thức đi vào lề bên phải đường.
- Xây dựng thời khoá biểu hợp lý để bố trí học sinh đến và khi tan trường, không gây ùn tắc khu vực cổng trường và trên đường về.
- Khen thưởng động viên kịp thời những cá nhân, tập thể, lớp có thành tích trong việc giáo dục TTATGT và thực hiện nghiêm túc TTATGT để làm gương cho các cá nhân, tập thể khác noi theo.
Kế hoạch từng tháng
Tháng |
Nội dung |
Biện pháp |
Ghi chú |
8, 9 |
- Thành lập Ban an toàn giao thông, phòng chống tai nạn, thương tích . - Xây dựng kế hoạch chỉ đạo và thực hiện. - Phát động tháng cao điểm về ATGT -Chuẩn bị tủ thuốc, các phương án cứu nạn, hoả hoạn, ngộ độc. - Tuyên truyền với khẩu hiệu “Mỗi thầy cô giáo là tấm gương sáng về Văn hoá giao thông cho học sinh noi theo” |
- HT ra quyết định, - Tổ chức Lễ phát động vào giờ chào cờ. - Phối hợp với NV ytế của nhà trường |
|
10 |
- Tập trung giải quyết hiện tượng ùn tắc giao thông tại cổng trường khi tan học. -Phổ biến các hoạt động thực hiện trật tự ATGT, phòng chống tai nạn, thương tích. (Chú ý đề phòng tai nạn trong các giờ TD, ra chơi, trên đường…). - Đưa ra những quy định về ATGT. |
Đội ATGT đứng tại cổng để giải toả.Phê bình, nhắc nhở những học sinh đứng ở cổng trường tan học. |
|
11 |
-Thi tìm hiểu kiến thức về ATGT, phòng chống tai nạn, thương tích, Phòng chống cháy nổ, hoả hoạn … - Giáo dục an toàn giao thông trong các môn học. |
- Tổ chức vào giờ chào cờ. - Kiểm tra giảng dạy ATGT trong môn GDCD. |
|
12 |
- Tập trung giải quyết dứt điểm hiện tượng ùn tắc giao thông tại cổng trường. - Sơ kết, đánh giá tình hình thực hiện an toàn giao thông trong học sinh. |
- Tích cực tuyên truyền giáo dục + kết hợp với địa phương. + kiểm tra thông qua đội tự quản của học sinh. |
|
1 |
- Thi tìm hiểu kiến thức ATGT. - Tiếp tục quán triệt về ATGT. - Tập hợp tình hình thực hiện ATGT. |
- Phối hợp các đoàn thể ở địa phương để tổ chức. |
|
2 |
- Quán triệt tình hình ATGT trong địa bàn trong dịp tết,ký cam kết. - Sơ kết, đánh giá ATGT học kỳ 1 của các lớp. - Tuyên dương, khen thưởng những cá nhân, tập thể thực hiện tốt, xử lý nghiêm khắc những trường hợp vi phạm. - Phối hợp với các ban ngành đoàn thể ở địa phương, công an xã, đài phát thanh để thông tin, tuyên truyền giáo dục. - Tổng hợp kết quả sau tết nguyên đán báo cáo về phòng giáo dục. |
- Tích cực tuyên truyền giáo dục + kết hợp với địa phương. + kiểm tra thông qua đội tự quản của học sinh . + Tổng hợp đánh giá, xếp loại các khối lớp. |
|
3 |
- Kiểm tra ATGT trước và sau buổi học. - Tích cực tuyên truyền giáo dục TTATGT trong tháng thông qua giờ chào cờ, giờ sinh hoạt lớp. |
- Tích cực tuyên truyền, giáo dục kiểm tra theo dõi việc thực hiện TTATGT. |
|
4 |
+ Phát động thi viết vẽ về ATGT đường bộ cho toàn thể học sinh trong trường. + Kiểm tra 1 số khối lớp về hiểu biết, nhận thức về pháp luật TTATGT đường bộ. |
+ Đoàn đội, giáo viên môn Mỹ thuật trực tiếp tổ chức. |
|
5 |
Tổng kết công tác ATGT, phòng chống tai nạn, thương tích trong năm học. - Tuyên dương, khen thưởng những cá nhân, tập thể thực hiện tốt, xử lý nghiêm khắc những trường hợp vi phạm. |
+ Tổng hợp đánh giá, xếp loại các khối lớp. |
|
6, 7 |
- Quán triệt học sinh nghỉ hè thực hiện nghiêm túc TTATGT. - Duy trì đội tự quản theo thôn xóm. - Bàn giao học sinh về địa phương. |
Phối hợp Đoàn thanh niên, chính quyền địa phương. |
Câu 2. Để học sinh vận dụng được kiến thức, kĩ năng đã học vào tham gia giao thông an toàn, theo Thầy/Cô cần đưa ra những giải pháp nào? Tại sao?
Gợi ý trả lời:
1/ Triển khai Tháng an toàn giao thông:
- Thông qua các tổ chức Đoàn thể trong trường: Công đoàn, Đoàn thanh niên và Đội thiếu niên triển khai đến CBGV-NV và ĐVTTN-HS toàn trường ngay từ đầu năm học.
- Phối hợp Đoàn thanh niên và Đội thiếu niên tổ chức lễ phát động “Tháng an toàn giao thông” trong sinh hoạt dưới cờ tuần đầu tháng 9/2017.
2/ Kế hoạch thực hiện giáo dục an toàn giao thông trong trường đến hết năm học:
- Đoàn thanh niên và Đội thiếu niên tổ chức cho học sinh đăng ký cam kết thực hiên tốt pháp luật về an toàn giao thông cùng với đăng ký cam kết đầu năm; Đồng thời đưa vào nội dung giao ước thi đua học sinh giữa các lớp việc chấp hành Luật giao thông đường bộ trong học sinh toàn trường:
- Học sinh không đi xe gắn máy khi chưa đủ tuổi.
- Học sinh không sử dụng xe phân khối lớn mà không có giấy phép lái xe;
- Đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy, xe đạp điện để bảo vệ chính mình.
- Tổ chức cho đội Thanh thiếu niên tình nguyện của Đoàn - Đội thường xuyên ổn định trật tự học sinh trong giờ tan học buổi sáng và buổi chiều.
- Thường xuyên nhắc nhở trong sinh hoạt dưới cờ và trong sinh hoạt Đoàn – Đội về “Văn hóa giao thông”.
- Triển khai đến các tổ bộ môn GDCD, tổ chủ nhiệm việc đưa nội dung tuyên truyền Luật giao thông đường bộ cho học sinh vào chương trình bộ môn, hoạt động giáo dục NGLL.
- Ngoài ra, đưa nội dung về việc chấp hành Luật GTĐB đối với học sinh vào nội dung sinh hoạt nội quy Nhà trường để tuyên truyền đến các bậc Cha mẹ học sinh trong phiên họp CMHS đầu năm.
- Sinh hoạt với bảo vệ về việc không giữ xe những học sinh không đủ điều kiện sử dụng (yêu cầu học sinh đi xe phân khối lớn phải nộp bản photo giấy phép lái xe), đồng thời kiểm tra đầu năm và đột xuất xử lý kịp thời các trường hợp học sinh không chấp hành.