14/01/2018, 20:21

Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 7

Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 7 Đề kiểm tra giữa học kì II môn Ngữ văn lớp 7 có đáp án . Tài liệu tổng hợp nhiều đề thi giữa học kì 2 của các trường THCS trên cả nước, nội dung đề thi bám ...

Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 7

. Tài liệu tổng hợp nhiều đề thi giữa học kì 2 của các trường THCS trên cả nước, nội dung đề thi bám sát chương trình học theo yêu cầu và quy định của Bộ GD&ĐT. Mời các bạn tham khảo để làm quen với cấu trúc đề thi, các dạng bài tập, mỗi đề thi kèm theo đáp án và hướng dẫn giải chi tiết giúp các bạn dễ dàng hơn trong việc ôn tập cũng như rèn luyện kỹ năng giải đề. Chúc các bạn thi tốt!

Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 7

Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 6

Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 8

Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 8

ĐỀ SỐ 1

PHÒNG GD&ĐT NAM TRỰC
ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG GIỮA HỌC KÌ II
Năm học 2015 - 2016
Môn: Ngữ văn 7
(Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian giao đề)

Câu 1: (1,0 điểm)

Phân biệt ca dao và tục ngữ.

Câu 2: (1,0 điểm)

Thế nào là câu đặc biệt? Trong đoạn trích sau đây những câu nào là câu đặc biệt?

"Mọi người lên xe đã đủ. Cuộc hành trình tiếp tục. Xe chạy giữa cánh đồng hiu quạnh. Và lắc. Và xóc".

Câu 3: (3,0 điểm)

Cho đoạn văn: "Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quí báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xăm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và cướp nước"

(Ngữ văn 7 - tập 2)

a, Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Tác giả là ai? Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn là gì?

b, Viết đoạn văn khoảng 17 đến 20 dòng trình bày cảm nhận của em về đoạn văn đó

Câu 4: (5,0 điểm)

Nhân dân ta thường nhắc nhở nhau: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. Hãy chứng minh lời nhắc nhở đó là nét đẹp truyền thống đạo lí của dân tộc Việt Nam.

ĐÁP ÁN ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 2 MÔN NGỮ VĂN LỚP 7

Câu 1: (1,0 điểm) Học sinh phân biệt được sự khác nhau giữa ca dao và tục ngữ trên các phương diện sau:

  • Về hình thức: Tục ngữ là những câu nói ngắn gọn còn ca dao là những lời thơ dân ca...( 0,25 điểm)
  • Về phương thức biểu đạt: Tục ngữ - Nghị luận; Ca dao - Biểu cảm (0,25 điểm)
  • Về nội dung: Tục ngữ thể hiện kinh nghiệm của nhân dân lao động về thiên nhiên, lao động sản xuất về con người và xã hội... (0,5 điểm)

Câu 2: (1,0 điểm)

  • Học sinh nêu được khái niệm về câu đặc biệt: Là loại câu không cấu tạo theo mô hình chủ ngữ - vị ngữ (0,5 điểm)
  • Học sinh xác định đúng 2 câu đặc biệt trong đoạn văn
    • Và lắc. (0,25 điểm)
    • Và xóc. (0,25 điểm)

Câu 3: (3,0 điểm)

a. (0,75 điểm)

  • Đoạn văn được trích trong tác phẩm: "Tinh thần yêu nước của nhân dân ta". (0,25 điểm)
  • Tác giả Hồ Chí Minh. (0,25 điểm)
  • Phương thức biểu đạt: Nghị luận. (0,25 điểm)

b. (2,25 điểm)

  • Về hình thức: Đảm bảo yêu cầu về đoạn văn (0,25 điểm)
  • Về nội dung: Cần đảm bảo những yêu cầu sau:
    • Giới thiệu đoạn văn trích trong văn bản "Tinh thần yêu nước của nhân dân ta" của Hồ Chí Minh (0,5 điểm)
    • Đoạn văn nêu ra vấn đề ngắn gọn xúc tích và là lời khẳng định: Truyền thống yêu nước là tài sản tinh thần vô giá của nhân dân ta. (0,5 điểm)
    • Tác giả sử dụng câu văn dài, giọng văn khúc triết sôi nổi, hình ảnh so sánh, những động từ mạnh "kết thành, lướt qua, nhấn chìm" trong cùng một câu .... thể hiện rõ niềm tự hào, xúc động và đầy kiêu hãnh của người viết ... (0,5 điểm)
    • Lòng yêu nước là một khái niệm trừu tượng thông qua cách diễn tả người đọc hiểu và cảm nhận nó một cách cụ thể rõ ràng, từ đó mỗi người nhận thức rõ trách nhiệm của mình là phải biết giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp đó của dân tộc. (0,5 điểm)

Câu 4: (5,0 điểm)

I. Yêu cầu chung:

  • Cơ bản làm đúng kiểu bài văn nghị luận chứng minh.
  • Xây dựng được bố cục ba phần: Mở bài, thân bài, kết bài; lời văn lôi cuốn thể hiện được quan điểm, thái độ, những tình cảm, cảm xúc chân thành, trong sáng rõ ràng.

II. Yêu cầu cụ thể: Học sinh có thể làm nhiều cách khác nhau nhưng cơ bản theo định hướng sau:

1. Mở bài: (0,5 điểm)

  • Giới thiệu về lòng biết ơn của con người.
  • Dẫn câu tục ngữ.
  • Khẳng định: Là nét đẹp truyền thống đạo lý của dân tộc Việt Nam.

2. Thân bài: (4,0 điểm)

* Giải thích: (0,5 điểm)

  • Nghĩa đen: Khi ăn quả phải biết ơn người trồng cây,
  • Nghĩa bóng: Người được hưởng thành quả phải nhớ tới người tạo ra thành quả đó. Thế hệ sau phải ghi nhớ công ơn của thế hệ trước.

* Chứng minh: Dân tộc Việt Nam sống theo đạo lí đó. (3,5 điểm)

  • Học sinh trình bày được những dẫn chứng phù hợp, sắp xếp hợp lý thể hiện truyền thống Ăn quả nhớ kẻ trồng cây của dân tộc ta. (Học sinh cơ bản phải biết kết hợp dẫn chứng và lý lẽ) (2,0 điểm)
  • Các thế hệ sau không chỉ hưởng thụ mà còn phải biết gìn giữ, vun đắp, phát triển những thành quả do các thế hệ trước tạo dựng nên. (1,5 điểm)

3. Kết bài: (0,5 điểm)

  • Khẳng định lại đó là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
  • Nêu ý nghĩa của câu tục ngữ đối với ngày hôm nay.
  • Liên hệ bản thân.

* Lưu ý: Trên đây là những gợi ý cơ bản, khi chấm, giáo viên căn cứ vào bài làm cụ thể của HS để đánh giá cho phù hợp, trân trọng những bài viết sáng tạo, lời văn giàu hình ảnh, cảm xúc...

ĐỀ SỐ 2

TRƯỜNG THCS TAM HƯNG ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2015 - 2016
MÔN: NGỮ VĂN LỚP 7
Thời gian làm bài: 90 phút

Câu 1 (3,0 điểm) Đọc kĩ đoạn văn sau và thực hiện các yêu càu bên dưới:

"Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày. Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công cuộc yêu nước, công việc kháng chiến"

a) Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? Tác giả là ai? Và được viết theo phương thức biểu đạt chính nào? (0,75 điểm)

b) Xác định các câu rút gọn có trong đoạn trích và cho biết rút gọn thành phần nào? (1,0 điểm)

c) Xác định phép liệt kê được sử dụng trong đoạn trích? (0,5 điểm)

d) Tìm cụm chủ - vị dùng để mở rộng câu và phân tích cụ thể mở rộng thành phần gì trong câu sau? (0,75 điểm)

"Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày"

Câu 2 (2,0 điểm) So sánh 2 câu tục ngữ sau:

- Không thầy đố mày làm nên.

- Học thầy không tày học bạn.

Theo em, những điều khuyên răn trong hai câu tục ngữ trên mâu thuẫn với nhau hay bổ sung cho nhau? Vì sao?

Câu 3 (5,0 điểm)

Nhân dân ta thường nhắc nhở nhau: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. Hãy chứng minh lời nhắc nhở đó là nét đẹp truyền thống đạo lí của dân tộc Việt Nam bằng một bài văn nghị luận ngắn.

ĐÁP ÁN ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 2 MÔN NGỮ VĂN LỚP 7

Câu 1: (3,0 điểm)

a.

  • Xác định được đúng văn bản: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta. (0,25 điểm)
  • Nêu đúng tác giả: Hồ Chí Minh (0,25 điểm)
  • Xác định đúng phương thức biểu đạt chính: Nghị luận (0,25 điểm)

b.

  • Xác định đúng ba câu rút gọn. Mỗi câu đúng (0,25 điểm)
    • Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy.
    • Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm.
    • Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công cuộc yêu nước, công việc kháng chiến.
  • Xác định đúng thành phần được rút gọn trong 3 câu là: Chủ ngữ (0,25 điểm)

c. Xác định đúng phép liệt kê trong câu: Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo,... (0,5 điểm)

d.

  • Xác định được cụm C - V dùng để mở rộng câu (0,5 điểm)
  • Phân tích: (0,25 điểm)

Bổn phận của chúng ta/là làm cho những của quý kín đáo ấy/đều được đưa ra trưng bày.
                                       ĐT                            C                                      V

=> Mở rộng phần phụ sau cụm động từ (bổ ngữ)

Câu 2 (2,0 điểm)

  • Nội dung ý nghĩa hai câu tục ngữ trên không mâu thuẫn mà bổ sung cho nhau (0,5 điểm)

Vì:

  • Câu thứ nhất: Đề cao vai trò của người thầy, nhắc nhở mọi người về lòng kính trọng biết ơn thầy. Thầy là người đi trước có kiến thức vững vàng, ta học ở thầy tri thức, kinh nghiệm sống, đạo đức. Sự thành công của trò ít nhiều đều có dấu ấn của người thầy. (0,5 điểm)
  • Câu thứ hai: Nhắc nhở mọi người cần phải tranh thủ học hỏi bạn bè: Bạn bè đồng trang lứa nên dễ học, dễ trao đổi vì vậy học bạn cũng có kết quả tốt. (0,5 điểm)
  • Hai câu tục ngữ khuyên chúng ta cần phải biết học hỏi cả ở thầy và ở bạn để trở thành người có văn hoá, giỏi giang. (0,5 điểm)

Câu 3: (5,0 điểm)

1. Mở bài (0,5 điểm)

  • Giới thiệu về lòng biết ơn của con người.
  • Dẫn câu tục ngữ.
  • Khẳng định: Là nét đẹp truyền thống đạo lý của dân tộc Việt Nam.

2. Thân bài (4,0 điểm)

* Giải thích: (1,0 điểm)

  • Nghĩa đen: Khi ăn quả phải biết ơn người trồng cây.
  • Nghĩa bóng: Người được hưởng thành quả phải nhớ tới người tạo ra thành quả đó. Thế hệ sau phải ghi nhớ công ơn của thế hệ trước.

* Chứng minh: Dân tộc Việt Nam sống theo đạo lí đó. (3,0 điểm)

  • Học sinh trình bày được những dẫn chứng phù hợp, sắp xếp hợp lý thể hiện truyền thống Ăn quả nhớ kẻ trồng cây của dân tộc ta. (Học sinh cơ bản phải biết kết hợp dẫn chứng và lý lẽ) (2,0 điểm)
  • Các thế hệ sau không chỉ hưởng thụ mà còn phải biết gìn giữ, vun đắp, phát triển những thành quả do các thế hệ trước tạo dựng nên. (1,0 điểm)

3. Kết bài: (0,5 điểm)

  • Khẳng định lại đó là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
  • Nêu ý nghĩa của câu tục ngữ đối với ngày hôm nay.
  • Liên hệ bản thân.
0