Bình giảng khổ thơ “Con gặp lại nhân dân như nai về suối …” trong bài Tiếng hát con tàu
Đề bài: Bình giảng khổ thơ sau trong bài Tiếng hát con tàu của Chế Lan Viên: Con gặp lai nhân dân như nai về suối cũ Cỏ đón giêng hai, chim én gặp mùa Như đứa trẻ thơ đói lòng gặp sữa Chiếc nôi ngừng bỗng gặp cánh tay đưa. Tiếng hát con tàu là một trong nhiều bài thơ hay của nhà thơ Chế Lan Viên. ...
Đề bài: Bình giảng khổ thơ sau trong bài Tiếng hát con tàu của Chế Lan Viên: Con gặp lai nhân dân như nai về suối cũ Cỏ đón giêng hai, chim én gặp mùa Như đứa trẻ thơ đói lòng gặp sữa Chiếc nôi ngừng bỗng gặp cánh tay đưa. Tiếng hát con tàu là một trong nhiều bài thơ hay của nhà thơ Chế Lan Viên. Ra đời vào những năm đất nước đang hồ hởi xây dựng xã hội chủ nghĩa, tiếng hát con tàu là tiếng thơ, là giai điệu cổ vũ những con người Việt Nam ...
Đề bài: Bình giảng khổ thơ sau trong bài Tiếng hát con tàu của Chế Lan Viên:
Con gặp lai nhân dân như nai về suối cũ
Cỏ đón giêng hai, chim én gặp mùa
Như đứa trẻ thơ đói lòng gặp sữa
Chiếc nôi ngừng bỗng gặp cánh tay đưa.
Tiếng hát con tàu là một trong nhiều bài thơ hay của nhà thơ Chế Lan Viên. Ra đời vào những năm đất nước đang hồ hởi xây dựng xã hội chủ nghĩa, tiếng hát con tàu là tiếng thơ, là giai điệu cổ vũ những con người Việt Nam không quản ngại khó khăn gian khổ lên đường đến với những miền đất xa xôi của tổ quốc để xây dựng một cuộc sống mới ấm no, hạnh phúc. Bài thơ cũng thể hiện tấm lòng ân tình thủy chung của những người con cách mạng khi về với nhân dân. Tình cảm thiêng liêng đó được thể hiện thành công trong khổ thơ:
Con gặp lai nhân dân như nai về suối cũ
Cỏ đón giêng hai, chim én gặp mùa
Như đứa trẻ thơ đói lòng gặp sữa
Chiếc nôi ngừng bỗng gặp cánh tay đưa.
Khổ thơ hàm chứa một tiền giả định. Khi nhà thơ viết “Con gặp lai nhân dân…” tức là giữa nhân vật chữ tình và nhân dân vốn đã có một mối quan hệ nhất định. Phải là những người đã gặp nhau đã sống cùng nhau thì mới có thể diễn tả như vậy.
Đại từ xưng hô "Con" với nhân dân đã xác định được tính chất, mức độ của mối quan hệ đó. Vậy là với nhân dân, nhân vật trữ tình có một quan hệ khăng khít, máu thịt. Họ đã từng có những ngày tháng gắn bó yêu thương, đã từng chia ngọt sẻ bùi. Khổ thơ của Chế Lan Viên gợi nhắc những câu thơ ân tình thủy chung của nhà thơ Tố Hữu trong bài Việt Bắc khi nhà thơ và những người kháng chiến chia tay với những người dân chiến khu Việt Bắc yêu thương:
Mình đây ta đó đắng cay ngọt bùi…
Thương nhau chia củ sắn lùi
Bát cơm sẻ nửa chăn sui đắp cùng.
Chim én gặp mùa
Trẻ thơ đói lòng gặp sữa .
Nôi ngừng gặp cánh tay đưa
Miệng cười như thể hoa ngâu
Cái khăn đội đầu như thể hoa sen
(Ca dao)