Bình luận ý kiến Khoa học mà không có lương tâm chỉ là sự tàn lụi của tâm hồn của Rabelais
– Bài làm 1 I. MỞ BÀI – Nhân loại như một con người sống mãi và càng ngày càng mở rộng tri thức, nhất là tri thức khoa học, đời sống. Khoa học đã giúp cho loài người đạt đến trình độ văn minh như ngày nay. Đó là điều khẳng định. – Nhưng ngay từ thế ...
– Bài làm 1
I. MỞ BÀI
– Nhân loại như một con người sống mãi và càng ngày càng mở rộng tri thức, nhất là tri thức khoa học, đời sống. Khoa học đã giúp cho loài người đạt đến trình độ văn minh như ngày nay. Đó là điều khẳng định.
– Nhưng ngay từ thế kỉ XVI, một nhà văn, nhà tư tưởng nhân văn chủ nghĩa đã lên tiếng cảnh giác:
"Khoa học mà không có lương tâm chỉ là sự tàn lụi của tâm hồn" (Ra-bơ-le).
II. THÂN BÀI
A. GIẢI THÍCH
1. Khoa học ở thế kỉ XVI có nghĩa là tri thức thuộc mọi lĩnh vực, nhất là trong lĩnh vực văn chương, triết học. Từ đó, câu nói có ý nghĩa: người học nhiều, biết rộng mà không có lương tâm hướng dẫn tư tưởng, hành động sẽ sa dần đến chỗ băng hoại tâm hồn.
2. Khoa học (thực nghiệm) ngày nay là môn học có hệ thống nhằm khám phá ra những định luật, giải thích các hiện tượng, sự vật, là cơ sở của những sáng chế kĩ thuật.
3. Đạo đức là nền gốc của khoa học vì đạo đức hướng những phát minh khoa học vào mục đích tốt đẹp, phục vụ đời sống con người. Nếu không có ý thức đạo đức soi rọi, khoa học sẽ trở thành phương tiện thỏa mãn những tham vọng ích kỉ, đen tối của một số người và cuối cùng có thể đẩy nhân loại đến chỗ tàn rụi, diệt vong.
B. BÌNH
1. Nếu hiểu theo nghĩa thứ nhất, giá trị câu nói của Ra-bơ-le được khẳng định.
Những kẻ có học thức mà thiếu ý thức đạo đức thường trở nên kiêu căng ích kỉ, thamlam, hành động sai lệch, đưa đến sự sa đọa về tinh thần. Họ có thể sử dụng học thức của mình để thỏa mãn những dục vọng thấp hèn.
Trần ích Tắc trong vương tộc nhà Trần, học cao hiểu rộng, nhưng phản bội lại đất nước, phản lạidòng họ chỉ vì tham ngôi vị An Nam quốc vương mà giặc hứa sẽ ban cho.
2. Nếu hiểu theo nghĩa thứ hai, câu nói càng có giá trị.
Khoa học kĩ thuật ngày càng tiến bộ sẽ dần giải phóng sức lao động cho con người. Nhưng một số thế lực của các nước tư bản lợi dụng kĩ thuật, cơ khi để bóc lột sức lao động của công nhân một cách tinh vi. Trong một số nhà máy, thợ thuyền biến thành một loại mấy móc khô cằn trong dây chuyền sản xuất.
Ngồi giữa máy móc, lúc nào cũng tính toán lợi nhuận, con người ngày càng trở nên ích kỉ, thậm chí khô cạn lòng nhân ái vốn là một nhân tốchủ yếu của đạo đức con người.
Từ giữa thế kỉ XX, những phát minh về nguyên tử, hạt nhân, thay vì nâng cao đời sống vật chất cho loài người, lại dẫn đến việc chế tạo những loại vũ khí giết người hàng loạt. Thật đúng như lời cảnh báo của Ra-bơ-le: "Khoa học mà không có lương tâm chỉ là sự tàn rụi của tâm hồn".
C. LUẬN
1. Nhân loại cũng đã nhận rõ những hiểm họa của khoa học không có lương tâm. Cho nên, trước tiến bộ nhanh chóng của khoa học kĩ thuật, nhất là việc ứng dụng khoa học vào lĩnh vực chiến tranh, các nhà tư tưởng, những đoàn thể ưa chuộng hòa bình, những tổ chức quốc tế đấu tranh bảo vệ con người trên hành tinh của chúng ta đã kêu gọi lương tâm con người, nhất là các trung tâm quyền lực hãy cố gắng ngăn chặn sự phát triển khoa học theo hướng xấu. Găng-đi – nhà tư tưởng lớn của Ấn Độ – đã từng kêu gọi nhân loại hãy đấu tranh vì hòa bình của chính loài người. G. G. Mác-két, trong Thanh gươm Đa-mô-clét, vào tháng 8 — 1986, đã cảnh báo nguy cơ tàn khốc của chiến tranh hạt nhân:… tiêu diệt tất cả hành tinh đang xoay quanh mặt trời, cộng thêm bốn hành tinh nữa…, làm biến hết thảy… mười hai lẫn mọi dấu vết của sự sống trên trái đất.
2. Con người đang dần dần chinh phục thiên nhiên. Ngày nay, những phi thuyền không gian đổ bộ lên mặt trăng, sao hoả và những hành tinh khác để tìm cách làm chủ vũ trụ, toàn là nhờ ở khoa học. Nhưng điều quan trọng nhất là con người phải luôn luônsoi sáng tâm hồn mình, đừng sử dụng khoa học như một công cụ giúp nhân loại thoát khỏi nạn nghèo đói, bệnh tật, chiến tranh. Khoa học có lương tâm được phát triển không ngừng sẽ giúp con người đạt tới một cuộc sống tốt đẹp về vật chất lẫn tinh thần.
III. KẾT BÀI
Lịch sử phát triển của loài người ghi nhận sự tiến bộ không ngừng của tri thức con người, nhất là sự tiến bộ vượt bậc của khoa học từ mấy thế kỉ nay. Nhưng trong lĩnh vực đạo đức, con người dường như giẫm chân một chỗ, tiến về trí mà không tiến về tâm.
Cần khắc phục sự mất quân bình này đểkhoa học luôn luôn là một nhân tố quan trọng cho sự phát triển nền văn minh vật chất lần tinh thần của nhân loại.
– Bài làm 2
Khoa học kĩ thuật phát triển gắn liền với sự phát triển và vận động của xã hội. Chúng ta đã từng chứng kiến nhiều sự đổi thay đáng ngạc nhiên. Con người, từ thuở sơ khai, đã biết sử dụng công cụ đồ đá để bắt lửa, săn bắt thú dữ. Ngày nay, họ đã biết sử dụng công cụ hiện đại của khoa học kĩ thuật. Lịch sử phát triển của loài người ghi nhận những thành tự to lớn, không thể nào kể hết của khoa học công nghệ. Đối với xu thế hiện nay, chúng ta cần thấy rõ được mối quan hế giữa khoa học và nhân văn. Ngay từ thế kỉ XXI, Rabelais – một nhà văn đã lên tiếng cảnh giác:: Khoa học mà không có lương tâm chỉ là sự tàn lụi của tâm hồn.
Chúng ta điều biết rằng, khoa học là một lĩnh vực rộng lớn bao gồm nhiều lĩnh vực khác nhau như: toán học, thiên văn học, sinh học, văn học,… Khoa học ngày nay nhằm khám phá ra các quy luật, hiện tượng tồn tại trong tự nhiên, sáng chế, phát minh ra các công cụ hiện đại nhằm phục vụ đời sống tinh thần của con người. Đạo đức là nền tảng cho sự phát triển của khoa học kĩ thuật, khoa học phát triển nhằm phục vụ mục đích tốt đẹp của con người. Nếu không có đạo đức, phát minh khoa học sẽ chỉ thỏa mãn được tham vọng tham lam ích kỉ của con người. Từ đó, loài người sẽ bị rơi xuống bờ vực diệt vong, bị đẩy tới chỗ hủy hoại tâm hồn mình. Một người sở hữu trí tuệ siêu phàm, xuất sắc trong nhiều lĩnh vực khoa học, hiểu biết sâu rộng mà không có lương tâm, không bồi dưỡng nhân cách bản thân thì cũng sẽ dẫn đến chỗ băng hoại, lụi tàn của tâm hồn. Vậy là, bằng những lời lẽ ngắn ngọn mà khúc triết, Rabelais đã cho chúng ta bài học thấy được mỗi quan hệ chặt chẽ giữa khoa học và nhân văn. Câu nói nhắc nhở chúng ta rằng: khoa học phát triển luôn luôn phải hướng tới mục đích tốt đẹp để phục vụ đời sống vật chất, tinh thần của con người. Đồng thời, nó cũng là phát súng hiệu, cảnh tình đối với những người con người đang sử dụng thứ khoa học vì mục đích phi nghĩa, làm lụi tàn tâm hồn của con người. Mỗi người chúng ta, không chỉ trau dồi cho mình về mặt kiến thức mà còn phải bồi đắp, hoàn thiện vẻ đẹp của nhân cách, của tâm hồn.
Từ trước tới nay, lịch sử phát triển của nhân loại, biết bao lần đã chứng kiến sự phát triển và thay đổi đáng ngạc nhiên của khoa học kĩ thuật. Từ thời những thời sử dụng điện thoại chỉ vì mục đích giao tiếp cho đến ngày nay, việc sử dụng điện thoại còn vì những mục đích cao hơn như tiếp cận thông tin, giao lưu kết bạn với mọi người ở khắp nơi trên thế giới,… Thế rồi hàng ngàn, hàng vạn những phát minh khoa học ra đời như: máy hơi nước, máy vi tính, cừu dolly nhân bản vô tính, tàu vũ trụ,.. Và cũng đã rất nhiều lợi ích to lớn mà khoa học mang lại. Ví dụ như, việc phát minh ra máy tính có thể giúp con người tiếp cận với kho tri thức khổng lồ của nhân loại để làm phong phú vồn sống, vốn kiến thức của mình. Hay việc nhân bản vô tính cừu Dolly cũng có thể nhân bản vô tính nhiều loài khác đã cứu sống các loài sinh vật khác đang đứng trên bờ vực tuyệt chủng. Sự phát minh ra nhiều loại thuốc mới trong ý học cũng đã trị khỏi nhiều căn bệnh nguy hiểm. Khoa học kĩ thuật ngày càng tiến bộ thì sức lao động của con người sẽ dân được giải phóng. Nhờ những máy móc, thiết bị hiện đại, phần nào việc lao động của con người cũng sẽ trở nên ít vất vả hơn. Đồng thời, khoa học cũng làm cho con người hiểu sâu, học rộng, có thêm nhiều kiến thức để phục vụ cho những mục đích chính đáng của cá nhân mỗi người.
Tuy nhiên, hầu hết mọi thứ trong cuộc sống đều như một con dao hai lưỡi, có cả mặt lợi và cả mặt hại. Khoa học kĩ thuật cũng không nằm ngoài điều này. Bên cạnh những phát minh vĩ đại phục vụ mục đích tốt đẹp của con người, phát minh khoa học vì mục đích vụ lợi cá nhân, làm lụi tàn tâm hồn, đẩy nhân loại tới bờ diệt vong cũng không ít. Ví dụ, phát minh ra bom nguyên tử, Mĩ đã thả hai quả bom xuống thành phố Hirosima và Nagasaki của Nhật Bản làm hơn 8000 người chết vào năm 1945. Việc phát minh ra thuốc trừ sâu cũng đã làm ảnh hưởng không ít tới môi trường thiên nhiên và sức khỏe của con người. Các hóa chất độc hại được phát minh ra nhằm mục đích vụ lợi như hóa chất tạo nạc cho thịt lợn mà ngày nay chúng ta vẫn thường hay gặp và gọi đó là thực phẩm bẩn. Rất nhiều những con người đang lạm dụng khoa học nhằm những mục đích xấu xa, chỉ biết đến lợi ích bản thân mà không biết đến lợi ích của người khác. Rồi có cả những con người chỉ lo làm giàu vốn kiến thức bản thân mà không trau dồi, làm đẹp tâm hồn mình. Đó là những hiện tượng xấu và đáng trê trách, lên án.
Như vậy, tất cả chúng ta đều đã nhận thức rõ được hiểm họa khôn lường của khoa học không có lương tâm. Trước sự phát triển không ngừng của khoa học kĩ thuật, mỗi chúng ta hãy tự nhận thức đầy đủ và rõ ràng rằng: khoa học phát triển là để phục vụ cho mục đích tốt đẹp, đáp ứng nhu cầu vật chất và tinh thần của con người. Chỉ khi chúng ta chịu thay đổi nhận thức, suy nghĩ và hành động của chúng ta sẽ thay đổi và nhờ đó, chúng ta sẽ không sự dụng khoa học vào những mục đích xấu xa, làm lụi tàn tâm hồn con người. Thêm vào đó, chúng ta hãy tuyên truyền và kêu gọi lương tâm con người, ngăn trặn sự phát triển của hoa học theo hướng tiêu cực, lên tiếng đấu tranh bảo vệ nền hòa bình thế giới. Khoa học dù có phát triển như thế nào thì việc bồi dưỡng nhân cách, tâm hồn mình vẫn là điều vô cùng quan trọng. Vì vậy, chúng ta hãy cố gắng tận dụng thành tựu của khoa học kĩ thuật để làm cho cuộc sống ngày càng trở nên tốt đẹp hơn.