Bình luận lời dạy sau đây của bác Hồ: Điều gì phải thì cố làm cho bằng được, dù là việc khó. Điều gì trái thì hết sức tránh dù là điều trái nhỏ
– Bài làm 1 Chủ tịch Hồ Chí Minh là vị lãnh tụ thành kính của dân tộc Việt Nam, cả cuộc đời của bác hy sinh cho dân tộc Việt Nam, bác là người có đức và có tài với những điều đó bác luôn dồn hết tâm sức của mình cho dân tộc, có nhiều những câu nói của bác để lại ...
– Bài làm 1
Chủ tịch Hồ Chí Minh là vị lãnh tụ thành kính của dân tộc Việt Nam, cả cuộc đời của bác hy sinh cho dân tộc Việt Nam, bác là người có đức và có tài với những điều đó bác luôn dồn hết tâm sức của mình cho dân tộc, có nhiều những câu nói của bác để lại ý nghĩa giáo dục sâu sắc đến với dân tộc ta bác luôn dạy chúng ta: điều gì phải làm cho dù khó cũng phải cố làm bằng được còn việc gì sai trái thì dù sai trái nhỏ cũng không làm.
Bác Hồ là một con người rất chân chính, chính vì vậy những câu nói của bác mang một ý nghĩa giáo dục rất sâu sắc, nó đã được bác trải nghiệm và đúc kết thành kinh nghiệm sống, với tài năng và sự đức độ của bác nên cả đời chỉ biết cống hiến và phục vụ sức lực của mình cho đất nước, không mưu cầu đòi hỏi quyền lợi cho riêng mình, bác đại diện cho một con người rất tài năng và những điều bác làm và đã làm thì đều có ý nghĩa mang lại quyền lợi cho cả dân tộc Việt Nam, bác dạy chúng ta việc khó dù đúng thì chúng ta cố mà làm điều đó đã khích lệ cho chúng ta có một tinh thần tựu lực tự cường vươn lên vượt qua tất cả những dào càn để đạt được mục đích của chính mình, nhưng ngược lại những điều trái dù nhỏ nhưng tuyệt đối chúng ta không được làm đó là những lời dậy vô cùng ý nghĩa.
Nó không chỉ để lại bài học cho mỗi con người mà nó là một lời nhắc nhở mỗi thế hệ cần phải phấn đấu để hoàn thành những điều tốt đẹp mà chúng ta đã có dự định để làm, không có việc gì khó nếu chúng ta đủ sức mạnh để vượt qua nó, những điều đó luôn được những con người đức độ như bác dạy dỗ trong cuộc sống không phải lúc nào chúng ta cũng biết vươn lên nhưng chính những câu dạy dỗ của những người đi trước lại tiếp thêm sức lực cho chúng ta, luôn cố gắng nổ lực về phía trước, điều đó có thể sẽ gặp rất nhiều những khó khăn nhưng nếu chúng ta đủ sức mạnh và sự kiên trì chúng ta sẵn sàng có thể vượt qua nó một cách đơn giản hơn, những điều đúng đó là những việc làm tốt không ảnh hưởng đến lợi ích của người khác mà chỉ đem lại niềm tin và quyền lợi cho mình hoặc cho cả xã hội nó không trái với xã hội.
Những điều sai trái đó là những việc làm làm sai chuẩn mực xã hội, chúng ta không nên làm bất cứ một việc gì cho dù nó là nhỏ, những việc nhỏ đó tích tụ từng ngày nếu chúng ta không ý thức được nó sẽ trở thành việc lớn, vì vậy chúng ta cần quyết tâm bảo vệ nó không nên làm những điều xấu vẫn có ảnh hưởng mạnh mẽ đến con người Việt Nam. Những lời nhắc nhở đó cũng là những bài học kinh nghiệm quý và nó xuất phát từ con người chân chính như chủ tịch Hồ Chí Minh, một người đức độ và tài năng, chúng ta cần phải học hỏi và coi đó là những bài học quý báu nên học hỏi và phát triển nó ngày càng mạnh mẽ hơn, những điều đó không chỉ đem lại những điều tốt đẹp cho con người, mà đó là niềm tin và sự chiến thắng của chính bản thân mình với những cạm bẫy.
Những câu nói của chủ tịch Hồ chí Minh mang một ý nghĩa sâu sắc và nó tác động đến tất cả mọi người trong xã hội, nếu chúng ta ý thức được những điều đó thì nó đã góp phần tạo nên những điều cực kì tốt và nó ảnh hưởng đến con người không chỉ trong tiềm thức mà luôn hiện diện trong tâm trí của con người trong mọi thời điểm không chỉ ảnh hưởng đến những suy nghĩ thấu đáo mà nó hiện lên trên những lời dậy của người, những điều đo đã tạo nên những suy nghĩa thấu đáo và mang con người đi tới những con người có ích cho mình và xã hội hơn.
Câu nói của Hồ Chí Minh vừa có ý nghĩa khích lệ những người hiền tài luôn phải phấn đấu về đất nước, và cần có một thái độ sâu sắc hơn, khi những điều này có ảnh hưởng lớn lao đến con người, và nó góp phần xây dựng một đất nước văn minh và giàu đẹp hơn, mỗi chúng ta đều phải cố gắng để tạo nên những điều đó từ trong tiềm thức của mình, không ai có thể tạo nên chính mình bằng việc luôn phải trau dồi và rèn luyện bản thân từng ngày một, cần phấn đấu để góp phần tạo nên một con người văn minh lịch sự, những con người đức độ đó đã làm cho chúng ta thêm vững bước trên con đường phía trước.
Chúng ta cần cương trực và làm những điều có ích cho xã hội, khó khăn nào chúng ta vẫn có thể vượt qua, thử thách nào chúng ta cũng có thể đối đầu với nó, không chỉ vì những điều đó mà nhân dân ta luôn phải ý thức được chính bản thân mình để làm những điều có ích và điều tốt. Những điều trái với lương tâm, trái với chuẩn mực xã hội dù nhỏ chúng ta vẫn quyết tâm không làm đó là những sự cương trực cương quyết trong con người, nó đem lại một niềm tin tươi sáng rằng mình sẽ có thể trở thành một con người tốt và vô cùng đức độ, những điều đó làm nên một con người cương trực, giống với những điều mà bác đã dạy.
– Bài làm 2
Trong thời điểm đất nước đang chiến tranh, nhân dân đang chìm trong khổ cực, Bác phải lo trăm nghìn công việc lớn lao cho dân tộc, nhưng Bác vẫn dành nhiều thời gian quan tâm đến thể hệ trẻ. Trong bài nói chuyện tại buổi lễ khai mạc trường Đại học Nhân dân ngày 19/05/1955 Bác nói:"Điều gì phải thì cố làm cho kì được, dù là việc nhỏ. Điều gì trái thì hết sức tránh dù là điều trái nhỏ".
Lời căn dặn của Bác luôn luôn đúng, nó trở thành lí tưởng, chân lí sống cho toàn thể dân tộc Việt, nhất là thế hệ trẻ. Đó là quan niệm đúng đắn, là điều tốt được nhiều người công nhận, phù hợp với quy luật đời sống, với đạo đức xã hôi, trở thành đường mòn trong nếp nghĩ, việc làm chung của toàn dân ta. Có những điều phải lớn lao mang tầm vóc xã hội, đất nước. Có những điều phải nhỏ bé bình thường xảy ra trong đời sống hằng ngày, trong quan hệ giữa người với người và quan hệ giữa cá nhân và xã hội. Dù là việc to hay việc nhỏ chúng ta cũng phải hết sức cẩn trọng trước khi hành động.
Những con người có lí tưởng cao cả, đúng đắn sẽ gạt những điều trái, điều sai, điều xấu ra khỏi nếp nghĩ, lối sống của mình. Thay vào đó là những điều tốt đẹp cho cuộc sống cho dân tộc. Có những điều trái rất lớn dẫn đến tác hại lớn, đi ngược lại đời sống của xã hội, của cộng đồng như hành động phản bội Tổ quốc. Chà đạp lên lợi ích của nhân dân. Lại có những điều trái nhỏ bé như con sâu lẫn trong cành lá, làm tổn thương đến người khác, đến nhiều người như hành vi không đúng ở nơi công cộng, làm sai nội quy trật tự chung. Tác hại của những điều trái ấy tuy nhỏ nhưng không phải là không tổn hại đến người khác, không ảnh hưởng đến người khác.
Trong lời dạy của Bác, Bác nói rằng chúng ta phải "cố làm cho kì được" điều phải, dù là điều phải nhỏ. Đã thấy điều phải thì làm như một bản năng tự nhiên, như một ý thức tự giác, như một sự đóng góp nhặt tạo nên việc lớn. Thời kì Cách mạng tháng Tám mới thành công, hưởng ứng lời kêu gọi của Bác và Chính phủ, nhân dân ta người có tiền thì góp tiền, người có vàng thì góp vàng ủng hộ Cách mạng. Rồi tiếp đến thời kì đầu kháng chiến, nhân dân ta đã thực hiện phong trào hũ gạo tiết kiệm. Những cố gắng nhỏ bó đã tạo nên sức mạnh to lớn của dân tộc, vượt qua khó khăn thử thách trong những ngày đầu của nhà nước Việt Nam non trẻ. Trong công cuộc xây dựng đất nước, thiếu nhi chúng ta đã hưởng ứng phong trào "việc nhỏ nghĩa lớn", góp từng cân giấy, mảnh gang xây dựng nhà máy nhựa "Tiền phong"…
Nếu tất cả những việc nhỏ nhưng cần thiết mà chúng ta làm cho kì được thì kết quả cũng to lớn. Suy ra, ý nghĩa câu nói của Bác là nhắc nhở chúng ta phải thường xuyên có ý thức làm những điều tốt, việc tốt theo tinh thần "góp gió thành bão". Đối với những điều trái thì hết sức tránh, dù là một điều trái nhỏ. Đã là điều trái nhỏ. dù nhỏ mà không tránh thì nhất định sẽ làm tổn hại đến danh dự, đến lợi ích của người khác và của chung. Ra đường thấy chiếc vòi nước công cộng chạy mà không khóa lại, mỗi người vứt một vật nhỏ ra đường, nói năng ồn ào nơi công cộng, đi trái đường thì trật tự nơi công cộng sẽ ra sao? Một học sinh tự ý nói chuyện riêng trong lớp, quay cóp bà của người khác, vẽ bẩn ra bàn ghế thì liệu có trở thành con ngoan, trò giỏi được không?
Nếu tất cả mọi người đều cố gắng làm việc tốt, làm điều phải, cố tránh những điều trái, điều xấu dù là nhỏ thì xã hội sẽ phát triển, chúng ta sẽ được sống trong một xã hội công bằng dân chủ văn minh. Chúng ta không được coi thường những cái nhỏ nhặt, phải thận trọng trong những cử chủ, việc làm và lời nói hằng ngày, cố gắng tránh làm điều trái, làm thật nhiều điều tốt dù là nhỏ bé để tạo nên thói quen tốt, tạo nên việc lớn có ý nghĩa và tác dụng cho bản thân và xã hội.
"Tuổi nhỏ làm việc nhỏ" theo Năm điều Bác Hồ dạy, là điều kiện tốt nhất để chúng ta làm theo lời chỉ bảo chân tình của Bác. Góp nhặt, gìn giữ những điều phải, cố gắng tránh làm điều trái chính là tạo nên phẩm chất tốt và năng lực tốt cho tương lai của bạn thân và xã hội.
Trong suốt cuộc đời mình, tất cả mọi lời căn dặn của Bác đều được Bác thực hiện trước và là tấm gương cho chúng ta noi theo. Mỗi người dân Việt, mỗi bạn học sinh hãy rèn luyện học tập và tu dưỡng đạo đức thật tốt theo gương Bác Hồ kinh yêu để dân tộc ta phát triển toàn diện về mọi mặt, sánh vai với các cường quốc trên thế giới.
– Bài làm 3
Albert Einstein- nhà vật lý lý thuyết người Đức đã từng nói: “Cuộc sống giống như lái một chiếc xe đạp, để giữ thăng bằng ta phải liên tục tiến lên”. Con người ai cũng muốn cuộc sống mình sẽ trở nên tươi đẹp, ít nhất là cuộc sống của chính họ. Và cũng không ai có thể phủ nhận rằng cuộc sống này quá rộng lớn, quá nhiều thử thách. Để làm chủ được cuộc sống, để thành công, đạt được ước vọng quả là một việc không hề dễ dàng đối với bất kì ai. Thành công bắt đầu từ những việc nhỏ. Vậy nên, chính những điều nhỏ ấy là yếu tố quan trọng cho ta nếu muốn chạm đến đích vinh quang. Việc nhỏ ấy có thể mang đến cho ta thành công, nhưng cũng có thể nó gây ra hậu quả “ sai một li đi một dặm”. Dù là điều phải hay điều trái thì việc nhỏ ấy thực sự quan trọng với cuộc đời của mỗi người. Bác Hồ có dặn: “ Điều gì phải thì cố làm cho kì được dù là điều phải nhỏ. Điều gì trái thì hết sức tránh, dù là một điều trái nhỏ”. Đây là một lời dạy thiết thực của Bác đối với nhân dân Việt Nam ta.
Lời khuyên trên của Bác là hết sức đúng đắn và luôn được khắc cốt ghi tâm trong lòng người bao lâu nay. Điều phải là điều tốt, đúng với lẽ phải, phù hợp với chuẩn mực đạo đức xã hội. Có những việc làm tốt mang tầm vóc lớn lao đối với xã hội, cộng đồng và lợi ích to lớn vô cùng, đây là điều phải lớn. Và cũng có những việc làm mang tầm vóc nhỏ, diễn ra hàng ngày, xung quanh ta, có thể ít ai để ý trong quan hệ cộng đồng, đây là điều phải nhỏ. Điều phải nhỏ diễn ra phổ biến xung quanh ta như thấy giấy rác thì nhặt bỏ thùng rác, thấy trẻ lạc thì giúp đỡ, bảo vệ động vật đáng thương, trồng cây nơi đất hoang hay trong thơ ca xa xưa, Lục Vân Tiên cứu người bị nạn trên đường.… Ngược lại, điều trái là việc làm sai trái, không phù hợp với chuẩn mực đạo đức xã hội và bị đánh giá tiêu cực. Việc trái lớn được xem như những hành động gây tác hại xấu cho cả một cộng đồng, đất nước như phản bội tổ quốc, bán nước, tham nhũng của chung…. Còn việc trái nhỏ nhặt có thể là ăn cắp vặt, hỗn hào với người lớn, nói chuyện trong giờ học…Như vậy, lời khuyên của Bác có ý nghĩa là: “Đối với điều phải, dù nhỏ, chúng ta phải cố sức làm cho kì được, tuyệt đối không được có thái độ coi thường những điều nhỏ. Bác cũng bảo chúng ta đối với điều trái nhỏ phải hết sức tránh, tuyệt đối không làm.
Vì sao Bác Hồ lại khuyên chúng ta như vậy?
Cuộc sống của chúng ta thực sự rất cần những hành động nhỏ tích cực dù cho sức ảnh hưởng của nó không là bao. Những việc làm đúng đắn tuy nhỏ bé nhưng nó không hề đơn giản thực hiện. Nếu mọi việc nhỏ đều đơn giản hoàn toàn thì con đường thành công cũng nhẹ nhàng biết bao. Nhưng sự thực không là thế! Với vấn đề quen thuộc là chấp hành luật an toàn giao thông, khi thấy đèn đỏ, những lúc dù cho có vội vã đến đâu thì ta cũng phải “ cố” chấp hành theo luật, đó là dừng lại. Hay khi thấy có người đi đường cần sự giúp đỡ, ta cũng “cố” đến để giúp đỡ chứ không phải là một cái thoảng và bỏ đi. Trong Thời kì cách mạng, chiến tranh đã khiến cho cuộc sống nhân dân ta trở nên cơ cực hơn bao giờ hết, thậm chí một thời kì khủng hoảng 1945, nạn đói hoành hành khắp mọi nơi, hơn hai triệu đồng bào ta phải chết đói. Chính lúc ấy, những việc tuy nhỏ nhưng đã mang đến điều ý nghĩa hết sức lớn lao. “Một nắm khi đói bằng một gói khi no” là khẩu hiệu hưởng ứng nhân dân tham gia góp gạo cứu đói. Ai cũng thiếu thốn, ai cũng cơ cực nhưng mọi người ai cũng biết rằng “đó là điều phải nhỏ cần làm”. Vậy nên, kẻ khổ giúp đỡ kẻ cơ cực hơn, thắt lưng buộc bụng bớt đi từng nắm gạo để “góp gió thành bão”. Nhờ đó, biết bao mạng người được cứu và làm cho sức người, sức của tăng lên, giúp cho cuộc chiến đấu dành độc lập dân tộc ngày một thắng lợi. Tóm lại, nhiều việc nhỏ tốt sẽ tạo nên việc lớn tốt và điều đó còn phản ánh đạo đức của con người đối với cộng đồng.
Còn đối với điều trái nhỏ, hậu quả mà nó gây ra có thể không đáng kể hoặc không ảnh hưởng đến người khác trong phạm vi nhỏ. Nhưng điều trái nhỏ ấy gây hậu quả vô cùng lớn nếu nó trở thành một thói quen khó bỏ hay lây lan nhau sang mọi phần tử trong cộng đồng người. Điều đó có thể gây nên những tệ nạn xã hội nghiêm trọng. Ma túy được xem là một trong những tệ nạn nguy hiểm nhất và được tuyên truyền tránh xa rộng rãi. Sẽ là một việc nhỏ nếu như chỉ có một người “thử” dùng nó nhưng đó là việc nhỏ rất trái mà tuyệt đối không ai nên làm theo, phải” tránh” xa nó ra. Thói ăn cắp vặt trong nhà, trong xóm, trong phạm vi nhỏ sẽ không gây mất mác, hậu quả lớn nhưng nếu thói xấu đó vẫn diễn ra nhiều lần và trở thành thói quen không thể gỡ bỏ thì từ ăn cắp những thứ giá trị ít, ta có thể trộm những thứ có giá trị đáng quý hơn, thậm chí là giết người cướp của. Những vụ án thảm sát, giết người cướp của liên tiếp xảy ra hàng năm với các hung thủ dã tâm gần đây nhất Lê Văn Luyện, Nguyễn Hải Dương… gây chấn động xã hội là lời cảnh báo hết sức hệ trọng đối với chúng ta khi xem nhẹ cái việc trái nhỏ.
Có thể thấy, điều trái nhỏ gây hậu quả lớn theo thời gian là vấn đề gây nhức nhối đối với cả dộng đồng. Rất nhiều người biết được kết cục xấu đối với những hành động sai trái đó nhưng nhiều người vẫn không nhận ra được điều trái nhỏ gây thiệt hại to tát thế nào. Kết quả không chỉ tổn hại đến chính người làm theo điều sai mà còn ảnh hưởng đến những người vô tội, cả cộng đồng, cả một tương lai đất nước. Do đó, rất cần sự chung tay của công đồng để giúp cho những nguoichưa nhận ra cái sai trái trong hành động nhỏ sẽ sớm ngộ nhận và đi theo con đượng đúng đắn- những việc tốt nhỏ. Đây cũng sẽ là một việc nhỏ tốt nếu như chúng ta cùng nhau tuyên truyền lời khuyên của Bác, đồng thời mỗi cá nhân có ý thức thực hiện đúng lời bác dặn, góp phần rạng rỡ cho tương lai tổ quốc.
Nói chung, “Điều gì phải thì cố làm cho kì được dù là điều phải nhỏ. Điều gì trái thì hết sức tránh, dù là một điều trái nhỏ ”là lời khuyên đúng đắn mà Bác muốn thế hệ trẻ chúng ta và mai sau sẽ luôn thực hiện theo. Tuy đất nước chúng ta chưa là một quốc gia cường mạnh về kinh tế lẫn xã hội nhưng với niềm tin và lòng quyết tâm, những việc tốt nhỏ sẽ luôn được xây dựng và một ngày không xa, đất nước chúng ta sẽ có thể sánh vai cũng các nước bạn trong khu vực và thế giới.