Bình luận câu nói: Tinh thần khoa học phải đi đôi với dũng khí
Người ta thường nói: Tinh thần khoa học phải đi đôi với dũng khí. Em hãy giải thích và bình luận ý kiến trên. Khoa học là một chân trời rộng mở với bao điều kì diệu, hấp dẫn, cuốn hút lạ lùng. Song con đường đến với khoa học không bao giờ bằng phẳng mà đầy chông gai, gian khổ. Đó là con đường không ...
Người ta thường nói: Tinh thần khoa học phải đi đôi với dũng khí. Em hãy giải thích và bình luận ý kiến trên. Khoa học là một chân trời rộng mở với bao điều kì diệu, hấp dẫn, cuốn hút lạ lùng. Song con đường đến với khoa học không bao giờ bằng phẳng mà đầy chông gai, gian khổ. Đó là con đường không phải ai cũng dám đi. Để trở thành một nhà khoa học chân chính, con người cần phải có rất nhiều phẩm chất và một trong những phẩm chất không ...
Người ta thường nói: Tinh thần khoa học phải đi đôi với dũng khí. Em hãy giải thích và bình luận ý kiến trên.
Khoa học là một chân trời rộng mở với bao điều kì diệu, hấp dẫn, cuốn hút lạ lùng. Song con đường đến với khoa học không bao giờ bằng phẳng mà đầy chông gai, gian khổ. Đó là con đường không phải ai cũng dám đi. Để trở thành một nhà khoa học chân chính, con người cần phải có rất nhiều phẩm chất và một trong những phẩm chất không thể thiếu được đó là lòng dũng cảm. Có ý kiến cho rằng: Tinh thần khoa học phải đi đôi với dũng khí. Chúng ta hãy cùng nhau bàn luận ý kiến trên.
Vai trò to lớn của khoa học đối với đời sống con người là điều đã được khẳng định từ lâu. Khoa học đem lại nhiều lợi ích cho nhân loại, khoa học làm thay đổi bộ mặt của trái đất. Những lí thuyết của Galilê, Côpecnic về vũ trụ học, Niutơn về toán học, Anhxtanh về vật lí học, Đácuyn về sinh học…, phát minh ra chất nổ của Nôben, phát minh ra điện của Êđixơn… đã làm đảo lộn thế giới, thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của các ngành khoa học kĩ thuật tiên tiến.
Trong thời đại mới, khoa học làm nên bao điều kì diệu ngoài sức tưởng tượng của chúng ta, nhưng những thành tựu ấy dù kì diệu đến đâu thì cũng chỉ là sản phẩm trí tuệ của con người. Để đạt được đỉnh cao vinh quang, các nhà khoa học không thể thiếu tinh thần khoa học và dũng khí.
Mọi công trình khoa học đều xuất phát từ cái tâm trong sáng. Người cán bộ khoa học phải luôn luôn nghĩ đến lợi ích của đất nước, dân tộc và nhân loại, đồng thời lấy đó làm mục đích sống. Phải có tinh thần khoa học để góp phần cải tạo đời sống, đổi mới bộ mặt xã hội, xây dựng và phát triển đất nước ngày càng giàu mạnh, làm cho đời sống nhân loại ngày càng tốt đẹp hơn.
Đội ngũ các nhà khoa học là lực lượng đi đầu trong những lĩnh vực khoa học mới. Dám nghĩ, dám làm, đột phá vào những lĩnh vực cần thiết đầy khó khăn, nguy hiểm, sẵn sàng đương đầu với mọi cản trở trên bước đường tìm tòi, sáng tạo, bất chấp lời chỉ trích và dư luận xấu của những kẻ bảo thủ, đố kị. Dám cống hiến sức lực, tuổi xuân cho khoa học, chính là dũng khí. Làm việc với nhiệt tình say mê, ý chí bền bỉ, nhẫn nại, phương pháp đúng đắn… chính là tinh thần khoa học. Hai yếu tố này luôn luôn gắn bó với nhau, hỗ trợ cho nhau.
Trong quá trình tìm tòi, nghiên cứu, các nhà khoa học thường gặp không ít khó khăn trở ngại về nhiều mặt. Điều kiện vật chất thiếu thốn, sự bất đồng về quan điểm, về phương pháp làm việc… Những lúc đó, càng cần đến tinh thần khoa học, đến dũng khí xông vào khó khăn, nguy hiểm để tìm ra chân lí, bảo vệ cái đúng, bảo vệ chân lí khách quan. Bên cạnh đó, người làm khoa học cần có thái độ cầu tiến và tinh thần trách nhiệm cao. Vì mục đích đúng đắn, người làm khoa học dám quyết tâm theo đuổi công việc đến cùng; chấp nhận tranh luận, trao đổi để làm sáng tỏ quan điểm khoa học của mình. Người làm khoa học phải làm việc bền bỉ, kiên trì với tinh thần thắng không kiêu, bại không nản để có được những phát minh, sáng kiến mang lại lợi ích thiết thực cho xã hội.
Ở nước ta, mức độ phát triển của khoa học kĩ thuật còn thấp so với các quốc gia tiên tiến trên thế giới. Do đó mà Nhà nước đã mạnh dạn đầu tư cho lĩnh vực nghiên cứu khoa học, nhất là đối với những đề tài cấp thiết như: tìm ra những giống cây, giống lúa thích hợp cho năng suất cao; ngăn chặn và giải quyết nạn lụt ở vùng đồng bằng Bắc Bộ, đồng bằng sông Cửu Long; thiết kế và thi công nhà ở cho dân nghèo ở thành phố; làm sạch và bảo vệ môi trường sống…
Bên cạnh đó, chính sách đãi ngộ, động viên thỏa đáng đối với đội ngũ làm công tác khoa học cũng đã được quan tâm. Nhà nước coi trọng chất xám, coi trọng những công hiến của họ và tạo mọi điều kiện thuận lợi để họ phát huy hết tài năng của mình, góp phần tích cực vào công cuộc đổi mới toàn diện của đất nước.
Để có được một đội ngũ cán bộ khoa học kĩ thuật tài giỏi, Đảng và Chính phủ đã có tầm nhìn chiến lược lâu dài. Đào tạo trong nước, ngoài nước, thường xuyên bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn bằng mọi hình thức… nhằm mục đích có được những nhà khoa học thực sự tài năng để nghiên cứu…