Bình luận câu: Nhớ câu kiến ngãi bất vi Làm người thế ấy cũng phi anh hùng
Đề bài: Anh chị hãy viết bài văn Bình luận câu: Nhớ câu kiến ngãi bất vi Làm người thế ấy cũng phi anh hùng trong truyện Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu. Nguyễn Đình Chiểu không chỉ để lại cho chúng ta những bài văn tế ý nghĩa sâu sắc và tự hào về những người nông dân anh hùng mà còn để lại cho ...
Đề bài: Anh chị hãy viết bài văn Bình luận câu: Nhớ câu kiến ngãi bất vi Làm người thế ấy cũng phi anh hùng trong truyện Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu. Nguyễn Đình Chiểu không chỉ để lại cho chúng ta những bài văn tế ý nghĩa sâu sắc và tự hào về những người nông dân anh hùng mà còn để lại cho chúng ta những bài học tư tưởng đạo lý qua truyện thơ Lục Vân Tiên. Có thể nói những câu thơ trong truyện thơ này có rất nhiều câu mang ý nghĩa sâu sắc về những đạo lý ở ...
Đề bài: Anh chị hãy viết bài văn trong truyện Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu.
Nguyễn Đình Chiểu không chỉ để lại cho chúng ta những bài văn tế ý nghĩa sâu sắc và tự hào về những người nông dân anh hùng mà còn để lại cho chúng ta những bài học tư tưởng đạo lý qua truyện thơ Lục Vân Tiên. Có thể nói những câu thơ trong truyện thơ này có rất nhiều câu mang ý nghĩa sâu sắc về những đạo lý ở đời. Nếu như câu thơ “ Làm ơn há để trông người trả ơn” nói lên sự hành hiệp trượng nghĩa, sự giúp đỡ những người nghèo khó gặp cảnh nguy nan thì hai câu thơ sau cũng có những ý nghĩa nhất định về tư tưởng đạo lý con người:
“ Nhớ câu kiến ngãi bất vi
Làm người thế ấy cũng phi anh hùng”
Cụm từ “kiến ngãi bất vi” được hiểu là thấy việc nghĩa mà không làm, còn cụm từ “ phi anh hùng” có nghĩa là không phải là anh hùng. Vậy hai câu thơ này nói lên ý nghĩa là thấy việc làm có nghĩa mà không làm, thấy người ta nghèo khổ bị bắt nạt mà không giúp đỡ thì đó không phải là một người anh hùng, mà thậm chí còn là một kẻ tầm thường. Từ việc phủ định việc làm ấy tác giả đi đến khẳng định một phẩm chất tốt đẹp, một bài học đạo lí cần học đó là tinh thần nghĩa hiệp, hành động hướng tới nhân nghĩa; coi việc nghĩa ở đời là trách nhiệm cao cả thiêng liêng.
Vậy anh hùng thì phải như thế nào? Anh hùng thì chúng ta phải hành hiệp trượng nghĩa cứu người thoát khỏi những khó khăn và nguy hiểm. như thế mới đáng mặt anh hùng. Những việc cần ta giúp đỡ đó là khi người ta gặp nạn bị cướp bóc giữa đường hay là họ gặp phải những bất bình trong cuộc sống, bị những kẻ có thế lực hơn chèn ép thì khi ấy là một người anh hùng thì nhất định bạn sẽ không do dự gì mà tìm cách cứu người ta.
Trước hết anh hùng trong thời trung đại, thời của Lục Vân Tiên, chàng là một người đại diện cho anh hùng thời bấy giờ. Khi Kiều Nguyệt Nga bị cướp giữa đường anh đã xông đến đánh tan chúng một cách không do dự gì. Đó là biểu hiện của một người anh hùng chứ còn gì nữa. lục Vân Tiên thấy cướp bóc lộng hành chàng không biết bên trong xe là ai chỉ cần nhìn thấy thế chàng đã bẻ cây đánh bên tả bên hưu một mình chàng xông vào đánh tan bọn cướp khiến chúng phải từ bỏ ý định cướp. Ngoài Vân Tiên ta còn thấy anh hùng Từ Hải trong truyện Kiều, anh cũng cứu thoát nàng Kiều khỏi cảnh khốn khổ và chấp nhận làm chồng của nàng. Hình ảnh người anh hùng thời trung đại gắn với những con người giỏi võ nghệ, có tài có đức, không sợ gì, hiên ngang đầu đội trời chân đạp đất, chỉ cần thấy bất bình là ra tay cứu giúp người nghèo khó khốn cùng. Hay Nguyễn Công Trứ một vị quan tài giỏi ngất ngưởng trong triều cũng thể hiện phần nào sự anh hùng trong câu thơ:
“Chí làm trai nam bắc đông tây
Cho thỏa sức vẫy vùng trong bốn bể”
Còn anh hùng thời hiện đại thì sao?. Hiện đại ngày nay từ anh hùng người ta hay dành cho những người bộ đội, những anh hải quân quanh năm trên biển giũ gìn giang sơn biển đảo quê nhà. Nhưng có thể nói mỗi con người chúng ta ngày nay đều có thể gọi là anh hùng nếu giúp đỡ người khác.
Nhưng ta không dùng nhiều từ anh hùng mà ta thay thế bằng hai từ người tốt. việc làm tốt thì người đó tốt. Nó đông nghĩa với anh hùng. Đơn giản là khi thấy một bạn bị bắt nạt chúng ta biết được những lỗi sai của người đang bắt nạt họ thì chúng ta có thể đứng ra bênh vực họ. Tuy nhiên ngày nay không phải ai cũng giỏi võ vì thế cho nên chúng ta phải dựa vào lí lẽ và sự ủng hộ của mọi người để bênh vực những người yếu. khi đó chúng ta đã là một anh hùng rồi, nhưng ta biết bất bình mà không giúp thì chúng ta là một người quá tầm thường.
Như vậy có thể thấy câu thơ của Nguyễn Đình Chiểu là một tư tưởng đạo lí lớn mà chúng ta nên học tập và làm theo. Những người thấy bất bình đứng ra bênh vực không những là một người anh hùng mà còn được người khác tin yêu, kính trọng. chính vì thế chúng ta nên xây dựng cho mình một phẩm chất tốt đẹp như thế