05/06/2017, 00:05
Bình giảng “Tống biệt hành” của Thâm Tâm (Bài 2)
Bài thơ mở đầu bằng câu hỏi như tiếng thì thầm, băn khoăn ngạc nhiên nhưng kì thực là tâm trạng buồn tê tái của người đưa tiễn:Đưa người ta không đưa qua sông,Sao có tiếng sóng ở trong lòng?Bóng chiều không thắm, không vàng vọt,Sao đầy hoàng hôn trong mắt trong? Câu thơ đầu toàn thanh bằng trầm ...
Bài thơ mở đầu bằng câu hỏi như tiếng thì thầm, băn khoăn ngạc nhiên nhưng kì thực là tâm trạng buồn tê tái của người đưa tiễn:Đưa người ta không đưa qua sông,Sao có tiếng sóng ở trong lòng?Bóng chiều không thắm, không vàng vọt,Sao đầy hoàng hôn trong mắt trong?
Câu thơ đầu toàn thanh bằng trầm lắng như tiếng lòng của người đưa tiễn. Không gian ở đây không lặp lại như trong thơ cổ thường dùng dòng sông như một hình ảnh biểu tượng cho sự chia li. Và thời gian cũng không phải là cảnh hoàng hôn gợi lên một nỗi buồn mênh mông như trong thơ cổ. Tả không gian và thời gian trong thơ xưa đều bị phủ định bằng hàng loạt những từ không: không có bến sông, bóng chiều không thắm, không vàng vọt. Nói nhiều cái không để tô đậm, làm nổi bật lên một cái có thực là tâm trạng tê tái của con người.
Không cần mượn cảnh để tả tình nữa. Thâm Tâm đã trực tiếp miêu tả tâm trạng của con người. Tâm trạng ở đây được cụ thể hóa bằng một ấn tượng như “có tiếng sóng ở trong lòng” được tạo nên bằng những, những nỗi niềm bâng khuâng xao xuyến. Tâm trạng của con người còn được cụ thể hóa bằng một cảm nhận trong mắt như chất chứa một mối sầu chia li, một nỗi nhớ thương mênh mang, vời vợi: “Sao có tiếng sóng ở trong lòng”. Mặt khác, chính là nhờ phủ định hàng loạt những thi liệu quen thuộc trong thơ cổ (không qua sông, bóng chiều không thắm, không vàng vọt). Thâm Tâm đã tạo ra sự hiện diện của những cái không có, nối liền cảnh chia li hiện tại với cảnh cũ người xưa, tạo nên sự giao thoa, cộng hưởng, làm cho câu thơ có sức lay động, dư ba. Bốn câu thơ mở đầu này, với hàng loạt những điệp từ (đưa người - không đưa, sao có — sao đầy, không thắm — không vàng vọt) và hai câu hỏi tu từ đã tạo nên một giai điệu đặc biệt, một giọng điệu vừa rắn rỏi, gân guốc vừa sâu lắng, thiết tha. Giọng điệu ấy của đoạn thơ cũng chi phối toàn bộ bài thơ.
Trong tống biệt hành, gương mặt tinh thần của người ra đi:
Đưa người, ta chỉ đưa người ấy
Một giã gia đình, một dửng dưng...
Li khách! Li khách! Con đường nhỏ
Chí lớn chưa về bàn tay không?
Thì không bao giờ nói trở lại
Ba năm, mẹ già cũng đừng mong
Hình ảnh người ra đi hiện lên trong tâm tư, trong kí ức. Người ở lại như một nhân vật lãng mạn có dáng dấp của một đấng trượng phu. Nhân vật này được vẽ bằng một nét bút cường điệu nhằm làm nổi bật cái “chí lớn”, một ý chí sắt đá quyết tâm ra đi không gì lay chuyển nổi (Một giã gia đình, một dửng dưng), một thái độ sống chết vì nghĩa lớn (Chí lớn chưa về bàn tay không). Hình ảnh li khách làm gợi lên trong tâm trí người đọc hình ảnh của một trang nghĩa sĩ thuở xưa “dứt áo ra đi”, “một đi không trở về”. Trong hoàn cảnh cụ thể của đất nước lúc bấy giờ, thái độ kiên quyết, dứt khoát, gạt tình riêng để ra đi của li khách là một thái độ, một tư thế mang đậm màu sắc của cái cao cả, có sức hấp dẫn mạnh mẽ mạnh mẽ người đọc.
Đoạn thơ này có sự đan cài, xen kẽ, hòa quyện giữa hai giọng điệu của người đưa tiễn và li khách, tạo nên tính chất phức điệu (poly- phone) của ngôn ngữ.
Những hình ảnh của li khách hiện ra không chỉ có thái độ dứt khoát, “dửng dưng” với tất cả. Trong tâm tâm tư sâu kín của anh vẫn còn chất chứa biết bao tình cảm dành cho những người thân yêu, ruột thịt. Thâm Tâm đã phát hiện ra thể hiện thật sâu sắc, thấm thìa những nét đối lập mà thống nhất trong con người li khách. Ra đi một giã gia đình, một dửng dưng” mà trong đôi mắt u ẩn vẫn chất chứa nỗi sầu li biệt “Đầy hoàng hôn trong mắt trong”. Muốn vượt lên, nỗ lực thoát khỏi những trường lực của tình cảm thường tình để đi theo tiếng gọi của cái cao cả “Chí lớn chưa về bàn tay không” mà vẫn chồng chất, dằng dặc những buồn thương:
... Ta biết người buồn chiều hôm trước.:.
... Ta biết người buồn sáng hôm nay...
Té ra, người ra đi không hề “dửng dưng”! Đằng sau cái bề ngoài có vẻ dửng dứng ấy là cả một thế giới nội tâm chất đầy những day dứt, dằn vặt ở bên trong, là sự dằn lòng đến đau đớn của li khách. Người ra đi bị níu lòng từ nhiều phía: Mẹ già, những người chị và đứa em nhỏ “Ngây thơ đôi mắt biếc, Gói tròn thương tiếc chiếc khăn tay”. Thâm Tâm đã cực tả tình cảm thương tiếc, níu kéo của người thân của li khách. Những người chị tàn tạ như sen cuối hạ đã khóc nhiều, khóc đến những giọt nước mắt cuối cùng để khuyên can, van nài người em ở lại: “Một chị, hai chị cũng như sen - Khuyên nốt em trai dòng lệ sót”. Cực tả tình cảm của những người thân cũng là để tô đậm thêm cái ý chí của người ra đi. Song, dẫu tình cảm gia đình vô cùng quyến luyến vẫn không lay chuyển được chí lớn của li khách:
Người đi? ừ nhỉ, người đi thực!
Mẹ thà coi như chiếc lá bay,
Chị thà coi như là hạt bụi
Em thà coi như hơi rượu say.
Li khách đã đi rồi mà người đưa tiễn còn ngơ ngác như không tin đó là sự thật. Và khi chợt nhận ra li khách đã “đi thực” thì bàng hoàng sực tỉnh, bâng khuâng, buồn man mác. Ba câu cuối cùng vẫn là lời của người đưa tiễn nhưng lại được diễn tả bằng ngữ điệu và ý thức của người ra di, nhấn mạnh một lần nữa cái chí lớn (Chí lớn chưa về bàn tay không) của li khách. Giọng thơ có vẻ dứt khoát, nhưng vẫn không dấu nỗi sự đau đớn, như dằn lòng mà dứt áo ra đi.
Bài thơ đã tạo nên một chất lượng thẩm mĩ mới với thi liệu cũ. Đó là cái cao cả với thế giới nội tâm sâu kín, toàn vẹn chân thật của con người đầy nhân tính, nhân đạo. Nó là cái nhìn nhiều chiều và sâu sắc về con người.
Không cần mượn cảnh để tả tình nữa. Thâm Tâm đã trực tiếp miêu tả tâm trạng của con người. Tâm trạng ở đây được cụ thể hóa bằng một ấn tượng như “có tiếng sóng ở trong lòng” được tạo nên bằng những, những nỗi niềm bâng khuâng xao xuyến. Tâm trạng của con người còn được cụ thể hóa bằng một cảm nhận trong mắt như chất chứa một mối sầu chia li, một nỗi nhớ thương mênh mang, vời vợi: “Sao có tiếng sóng ở trong lòng”. Mặt khác, chính là nhờ phủ định hàng loạt những thi liệu quen thuộc trong thơ cổ (không qua sông, bóng chiều không thắm, không vàng vọt). Thâm Tâm đã tạo ra sự hiện diện của những cái không có, nối liền cảnh chia li hiện tại với cảnh cũ người xưa, tạo nên sự giao thoa, cộng hưởng, làm cho câu thơ có sức lay động, dư ba. Bốn câu thơ mở đầu này, với hàng loạt những điệp từ (đưa người - không đưa, sao có — sao đầy, không thắm — không vàng vọt) và hai câu hỏi tu từ đã tạo nên một giai điệu đặc biệt, một giọng điệu vừa rắn rỏi, gân guốc vừa sâu lắng, thiết tha. Giọng điệu ấy của đoạn thơ cũng chi phối toàn bộ bài thơ.
Trong tống biệt hành, gương mặt tinh thần của người ra đi:
Đưa người, ta chỉ đưa người ấy
Một giã gia đình, một dửng dưng...
Li khách! Li khách! Con đường nhỏ
Chí lớn chưa về bàn tay không?
Thì không bao giờ nói trở lại
Ba năm, mẹ già cũng đừng mong
Hình ảnh người ra đi hiện lên trong tâm tư, trong kí ức. Người ở lại như một nhân vật lãng mạn có dáng dấp của một đấng trượng phu. Nhân vật này được vẽ bằng một nét bút cường điệu nhằm làm nổi bật cái “chí lớn”, một ý chí sắt đá quyết tâm ra đi không gì lay chuyển nổi (Một giã gia đình, một dửng dưng), một thái độ sống chết vì nghĩa lớn (Chí lớn chưa về bàn tay không). Hình ảnh li khách làm gợi lên trong tâm trí người đọc hình ảnh của một trang nghĩa sĩ thuở xưa “dứt áo ra đi”, “một đi không trở về”. Trong hoàn cảnh cụ thể của đất nước lúc bấy giờ, thái độ kiên quyết, dứt khoát, gạt tình riêng để ra đi của li khách là một thái độ, một tư thế mang đậm màu sắc của cái cao cả, có sức hấp dẫn mạnh mẽ mạnh mẽ người đọc.
Những hình ảnh của li khách hiện ra không chỉ có thái độ dứt khoát, “dửng dưng” với tất cả. Trong tâm tâm tư sâu kín của anh vẫn còn chất chứa biết bao tình cảm dành cho những người thân yêu, ruột thịt. Thâm Tâm đã phát hiện ra thể hiện thật sâu sắc, thấm thìa những nét đối lập mà thống nhất trong con người li khách. Ra đi một giã gia đình, một dửng dưng” mà trong đôi mắt u ẩn vẫn chất chứa nỗi sầu li biệt “Đầy hoàng hôn trong mắt trong”. Muốn vượt lên, nỗ lực thoát khỏi những trường lực của tình cảm thường tình để đi theo tiếng gọi của cái cao cả “Chí lớn chưa về bàn tay không” mà vẫn chồng chất, dằng dặc những buồn thương:
... Ta biết người buồn chiều hôm trước.:.
... Ta biết người buồn sáng hôm nay...
Té ra, người ra đi không hề “dửng dưng”! Đằng sau cái bề ngoài có vẻ dửng dứng ấy là cả một thế giới nội tâm chất đầy những day dứt, dằn vặt ở bên trong, là sự dằn lòng đến đau đớn của li khách. Người ra đi bị níu lòng từ nhiều phía: Mẹ già, những người chị và đứa em nhỏ “Ngây thơ đôi mắt biếc, Gói tròn thương tiếc chiếc khăn tay”. Thâm Tâm đã cực tả tình cảm thương tiếc, níu kéo của người thân của li khách. Những người chị tàn tạ như sen cuối hạ đã khóc nhiều, khóc đến những giọt nước mắt cuối cùng để khuyên can, van nài người em ở lại: “Một chị, hai chị cũng như sen - Khuyên nốt em trai dòng lệ sót”. Cực tả tình cảm của những người thân cũng là để tô đậm thêm cái ý chí của người ra đi. Song, dẫu tình cảm gia đình vô cùng quyến luyến vẫn không lay chuyển được chí lớn của li khách:
Người đi? ừ nhỉ, người đi thực!
Mẹ thà coi như chiếc lá bay,
Chị thà coi như là hạt bụi
Em thà coi như hơi rượu say.
Li khách đã đi rồi mà người đưa tiễn còn ngơ ngác như không tin đó là sự thật. Và khi chợt nhận ra li khách đã “đi thực” thì bàng hoàng sực tỉnh, bâng khuâng, buồn man mác. Ba câu cuối cùng vẫn là lời của người đưa tiễn nhưng lại được diễn tả bằng ngữ điệu và ý thức của người ra di, nhấn mạnh một lần nữa cái chí lớn (Chí lớn chưa về bàn tay không) của li khách. Giọng thơ có vẻ dứt khoát, nhưng vẫn không dấu nỗi sự đau đớn, như dằn lòng mà dứt áo ra đi.
Bài thơ đã tạo nên một chất lượng thẩm mĩ mới với thi liệu cũ. Đó là cái cao cả với thế giới nội tâm sâu kín, toàn vẹn chân thật của con người đầy nhân tính, nhân đạo. Nó là cái nhìn nhiều chiều và sâu sắc về con người.