Phân tích tâm trạng của Xuân Diệu và Nguyễn Đình thi qua hai bài thơ thu
Đề bài: Trước Cách mạng tháng Tám, Xuân Diệu có bài thơ Đây mùa thu tới. Sau cách mạng, Nguyễn Đình Thì trong bài thơ Đất nước cũng nói đến mùa thu. Anh (chị) hãy so sánh hai trạng thái cảm xúc của thi nhân qua hai cảnh đó. Thu vốn là đề tài lớn của thơ ca Việt Nam. Các thế hệ thi sĩ từ xưa đến nay ...
Đề bài: Trước Cách mạng tháng Tám, Xuân Diệu có bài thơ Đây mùa thu tới. Sau cách mạng, Nguyễn Đình Thì trong bài thơ Đất nước cũng nói đến mùa thu. Anh (chị) hãy so sánh hai trạng thái cảm xúc của thi nhân qua hai cảnh đó. Thu vốn là đề tài lớn của thơ ca Việt Nam. Các thế hệ thi sĩ từ xưa đến nay đều lấy cảm hứng từ mùa thu để dệt lên những bức tranh thu cho đời. Cảm hứng về mùa thu, mùa thu ở Việt Nam, nhất là khi thu vừa chợt đến, thường rất ...
Đề bài: Trước Cách mạng tháng Tám, Xuân Diệu có bài thơ Đây mùa thu tới. Sau cách mạng, Nguyễn Đình Thì trong bài thơ Đất nước cũng nói đến mùa thu. Anh (chị) hãy so sánh hai trạng thái cảm xúc của thi nhân qua hai cảnh đó.
Thu vốn là đề tài lớn của thơ ca Việt Nam. Các thế hệ thi sĩ từ xưa đến nay đều lấy cảm hứng từ mùa thu để dệt lên những bức tranh thu cho đời. Cảm hứng về mùa thu, mùa thu ở Việt Nam, nhất là khi thu vừa chợt đến, thường rất đẹp. Nhưng trong cái đẹp ấy, lại chứa cái buồn hay cái vui, điều ấy là do mỗi thi nhân do không khí của cuộc đời mà có. Nhưng những bài thơ hay về mùa thu cũng không nhiều lắm và vinh dự đó thuộc về nhà thơ lâng mạn Xuân Diệu với bài thơ "Đây mùa thu tới" và Nguyễn Đình Thi với bài "Đất nước”. Cả hai bài thơ đều viết về mùa thu, nhưng có cảm xúc khác và giông nhau. Đó là điều chúng ta cần tìm hiểu.
Thật ra giữa mùa thu trong thơ Xuân Diệu và mùa thu trong thơ Nguyễn Đình Thi có nhiều nét giống nhau. Vì bởi cả hai nhà thơ đều là những nhà thơ Việt Nam, cùng sống dưới bầu trời Việt Nam, những cảnh thu đẹp, những nét thu chung của một miền đất nước. Ta bắt gặp trong hai bài thơ cái se se lạnh của khí trời mới bắt đầu vào thu, những cái vắng vẻ của con đường lúc vào thu. Tuy nhiên sự khác biệt giữa hai thời đại, hai thời kì mà cái mốc phân định rõ là một cuộc đổi đời lớn: cuộc cách mạng tháng Tám và cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.
Trước cách mạng tháng Tám, mọi người dân sống trong cảnh nước mất nhà tan, bao trùm lên tâm trạng của con người lúc này, tự giác hay không tự giác, là tâm trạng của người dân mất nước. Trong nỗi buồn riêng có nỗi buồn mất nước. Huống chi trong nỗi buồn ấy lại có nỗi buồn của trào lưu, trào lưu lãng mạn. Vì vậy người đọc không lạ khi thấy Xuân Diệu nhận ra mùa thu từ nỗi buồn. Đây không phải là nỗi buồn nhè nhẹ, êm êm, lặng lặng, mà đây là nồi buồn thê lương của phong cảnh, sự thê lương của lòng người:
"Rặng liễu dìu hiu đứng chịu tang
Tóc buồn buông xuống lệ ngàn hàng"
Thay vào hình ảnh cây ngô đồng thường thấy xuất hiện trong thơ cổ là hình ảnh "rặng liễu đìu hiu", bao lá cành đều rủ xuống để rơi hàng ngàn giọt lệ.
Không chỉ là một cảnh thu buồn khiến cho con người buồn, mà chính cảnh thu đã thấm đẫm nỗi buồn. Dưới con mắt của Xuân Diệu rặng liễu có dáng đứng như những người phụ nữ chịu tang, bởi lá rủ xuống như tóc xõa, như lệ rơi ngàn hàng. Nỗi buồn của nhà thơ được nhân lên gấp hai lần hóa thân thành nỗi buồn của cảnh vật. Cảnh thu buồn – một nỗi buồn thê lương, nó vở ra thành tiếng khóc và đọng lại thành hàng ngàn giọt lệ. Dấu hiệu của mùa thu còn là màu vàng của lá dệt thành chiếc áo “mờ phai dệt lá vàng" rất điển hình cho mùa thu của đất nước.
Non xa khởi sự nhạt sương mờ
Đã nghe rét mướt luồn trong gió
Đã vắng người sang những chuyến đò
Mây vẩn tầng không chim bay đi
Khí trời u uất hận chia li
Ít nhiều thiếu nữ buồn không nói
Tựa cửa nhìn xa nghĩ ngợi gì”.
Gió thổi mùa thu hương cốm mới"
Những phố dài xao xác hơi may
Người ra đi dầu không ngoảnh lại
Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy".
Tôi đứng vui nghe giữa núi đồi
Gió thổi rừng tre phấp phới
Trời thu thay áo mới
Trong biếc nói cười thiết tha".